2.2. Việc tiếp thu các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong
2.2.5. Về nguyên tắc công bố thông tin và tính minh bạch
(i) Nội dung công bố thông tin
Theo Bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD, thông tin mà công ty cổ phần cần phải công bố bao gồm nhưng không giới hạn trong các thơng tin sau:
- Kết quả tài chính và hoạt động của công ty. - Mục tiêu của công ty
- Sở hữu cổ phần đa số và quyền biểu quyết.
- Chính sách thù lao cho thành viên Hội đồng Quản trị và cán bộ quản lý cấp cao, bao gồm trình độ, quy trình tuyển chọn, các vị trí đang nắm giữ tại cơng ty khác và liệu họ có được Hội đồng Quản trị coi là độc lập hay không.
- Các giao dịch với các bên liên quan. - Các yếu tố rủi ro có thể tiên liệu.
- Các vấn đề liên quan đến người lao động và các bên có quyền lợi liên quan khác.
- Cơ cấu và chính sách quản trị, cụ thể là nội dung của bất kỳ quy tắc hoặc chính sách quản trị nào và quy trình thực hiện nó.
Đối với các nội dung thông tin mà công ty cổ phần bắt buộc phải công khai, Luật Doanh nghiệp 1999 chỉ yêu cầu công ty cổ phần gửi báo cáo tài chính đến hàng năm được Đại hội đồng cổ đông thông qua đến cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Trong khi đó, Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp 2014 yêu cầu thực hiện việc trình báo cáo hàng năm đối với những thông tin như:
- Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty; - Báo cáo tài chính; và
- Báo cáo đánh giá cơng tác quản lý, điều hành công ty.
Nội dung của báo cáo tài chính, theo yêu cầu của Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp 2014, đã có nội dung chi tiết về thù lao, tiền lương và các lợi ích khác của các thành viên Hội đồng Quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và những người quản lý khác trong công ty cổ phần .
Bên cạnh các báo cáo, Luật Doanh nghiệp 2005 cũng yêu cầu công ty cổ phần phải cơng khai thơng tin về các lợi ích liên quan của Thành viên Hội đồng Quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty với công ty , bao gồm giao dịch với những doanh nghiệp họ có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần, hoặc những doanh nghiệp mà người liên quan của những đối tượng này mà sở hữu cổ phần hoặc vốn góp trên 35% vốn điều lệ.
Theo quy định hiện hành, đối với vấn đề Công khai các lợi ích liên quan, cơng ty được u cầu phải tập hợp và cập nhật đầy đủ danh sách về các lợi ích liên quan của Thành viên Hội đồng Quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty với công ty , bao gồm giao dịch với những doanh nghiệp họ có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần, hoặc những doanh nghiệp mà người liên quan của những đối tượng này mà sở hữu cổ phần hoặc vốn góp trên 10% vốn điều lệ. Việc kê khai này phải được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày phát sinh lợi ích liên quan.
Ngồi nội dung báo cáo hàng năm, Luật Doanh nghiệp 2005 cịn quy định cơng ty cổ phần có nghĩa vụ phải cơng bố cơng khai thông tin về công ty cổ phần cho cơ quan có thẩm quyền cũng như tất cả các cổ đông trong công ty, hoặc bên thứ ba khác, thơng qua việc u cầu xem báo cáo tài chính của cơng ty cổ phần tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Đối với Luật Doanh nghiệp 2014, những nội dung công ty cổ phần cần cơng khai thơng tin mình (nếu có) bao gồm thêm những thông tin về:
- Điều lệ công ty ;
- Sơ yếu lý lịch và trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm của người quản lý công ty (Thành viên Hội đồng Quản trị; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kiểm soát viên)
- Báo cáo tài chính hàng năm đã được thơng qua;
- Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động hàng năm của Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm sốt;
- Thơng tin về cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài.
Ngoài những thơng tin nói trên, đối với cơng ty cổ phần đại chúng, việc cơng bố thơng tin cịn chặt chẽ hơn rất nhiều và thể hiện rõ rệt hơn yêu cầu về tính minh bạch khi cơng bố thơng tin. Cụ thể, Thông tư 121/2012/TT- BTC đã dành hẳn Chương VI để quy định về nghĩa vụ công bố thông tin của các công ty đại chúng, cũng như Điều 9, Thơng tư 155/2015/TT-BTC, “Cơng bố thơng tin bất thường”, có quy định danh sách các thông tin phải được công bố trong thời hạn 24 giờ như sau:
- Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong tỏa hoặc được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa,
- Công ty thay đổi, tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh; bị đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép
- Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hủy niêm yết, công ty phải công bố thông tin về việc hủy niêm yết kèm theo tỷ lệ thông qua của cổ đông không phải là cổ đông lớn;
- Quyết định mua hoặc bán cổ phiếu quỹ; quyết định chào bán chứng khoán ra nước ngoài và các quyết định liên quan đến việc chào bán chứng khoán theo quy định pháp luật về doanh nghiệp;
- Quyết định về mức cổ tức, hình thức trả cổ tức, thời gian trả cổ tức; quyết định tách, gộp cổ phiếu;
- Quyết định về việc tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp), giải thể doanh nghiệp; thay đổi tên công ty, con dấu của công ty; thay đổi địa điểm, thành lập mới hoặc đóng cửa trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch; sửa đổi, bổ sung điều lệ; chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty;
- Quyết định thay đổi kỳ kế tốn, chính sách kế tốn áp dụng (trừ trường hợp thay đổi chính sách kế tốn áp dụng do thay đổi quy định pháp luật); thơng báo doanh nghiệp kiểm tốn đã ký hợp đồng kiểm tốn Báo cáo tài chính năm hoặc thay đổi doanh nghiệp kiểm toán (sau khi đã ký hợp đồng); doanh nghiệp kiểm tốn từ chối kiểm tốn Báo cáo tài chính của cơng ty; kết quả điều chỉnh hồi tố Báo cáo tài chính (nếu có); ý kiến khơng phải là ý kiến chấp nhận tồn phần của kiểm tốn viên đối với Báo cáo tài chính;
- Quyết định tham gia góp vốn thành lập, mua để tăng sở hữu trong một cơng ty dẫn đến cơng ty đó trở thành cơng ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết hoặc bán để giảm sở hữu tại công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết dẫn đến cơng ty đó khơng cịn là cơng ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết hoặc giải thể công ty con, công ty liên doanh, cơng ty liên kết; đóng, mở chi nhánh, nhà máy, văn phòng đại diện;
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua hợp đồng, giao dịch giữa cơng ty với người nội bộ hoặc người có liên quan;
- Quyết định phát hành trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi;
- Khi có sự thay đổi số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành. Thời điểm công bố thông tin thực hiện như sau:
- Trường hợp công ty mua lại cổ phiếu của cán bộ công nhân viên hoặc mua lại cổ phiếu lẻ của công ty thông qua công ty chứng
- Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép hoạt động của công ty được sửa đổi, bổ sung;
- Công ty thay đổi, bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại, bãi nhiệm người nội bộ. Khi nhận được quyết định khởi tố, tạm giam, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người nội bộ của cơng ty;
- Khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến hoạt động của công ty; kết luận của cơ quan thuế về việc công ty vi phạm pháp luật về thuế;
- Quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu dẫn đến tổng giá trị các khoản vay của công ty có giá trị từ 30% vốn chủ sở hữu trở lên tính tại Báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán hoặc Báo cáo tài chính bán niên gần nhất được sốt xét.
- Cơng ty nhận được thơng báo của Tịa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp;
- Khi xảy ra các sự kiện khác có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc tình hình quản trị của cơng ty. (…)
Như vậy có thể thấy, có rất nhiều thơng tin của cơng ty cần được công bố. Những thông tin này đều rất cần thiết đối với cổ đơng và những người có quyền và lợi ích liên quan tới cơng ty cổ phần niêm yết hoặc đại chúng. Tuy nhiên, với mức độ của một công ty cổ phần thông thường và cơ cấu đơn giản thì những thơng tin này chưa thực sự được chú trọng.
(ii) Đối tượng được tiếp cận thông tin
Theo Luật Doanh nghiệp 1999, cơng ty cổ phần chỉ có nghĩa vụ thơng qua báo cáo tài chính trước Đại hội đồng cổ đông, đồng thời thông báo tóm tắt nội dung báo cáo tài chính đến tất cả các cổ đơng. Ngồi ra các đối tượng khác muốn xem thông tin phải liên hệ với cơ quan đăng ký kinh doanh và
Tuy nhiên, việc công bố thông tin như vậy rất hạn chế đối với cổ đông vắng mặt tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đơng, cũng như gây khó khăn cho các bên thứ ba khác trong việc tiếp cận thông tin liên quan đến công ty cổ phần khi yêu cầu trả phí và phải làm việc với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Do vậy, Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp 2014 đã khắc phục những hạn chế này bằng cách yêu cầu việc chuẩn bị báo cáo và tài liệu phải được chuẩn bị và cung cấp tại công ty chậm nhất 7 ngày (theo Luật Doanh nghiệp 2005) hoặc 10 ngày (theo Luật Doanh nghiệp 2014) tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty trước khi khai mạc cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông. Các cổ đông sở hữu cổ phần liên tục ít nhất 1 năm sẽ được quyền xem xét các báo cáo này.
Ngoài ra, các báo cáo này cũng phải được gửi đến Ban Kiểm sốt ít nhất 30 ngày trước ngày khai mạc cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đơng để Ban Kiểm sốt thực hiện việc kiểm tra.
Ngoài ra, nhắc đến đối tượng được tiếp nhận thông tin, Luật doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc bảo đảm việc công bố thông tin sẽ được cung cấp đến những cổ đông nước ngồi sử dụng ngơn ngữ chính khơng phải tiếng Việt trong khi đó, những quy định về cơng bố thơng tin bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt là quy định bắt buộc với một số công ty niêm yết. Điều 3 của Thông tư 155/2015/TT-BTC cũng quy định về nguyên tắc công bố thơng tin có nói rằng: Việc công bố thông tin bằng tiếng Việt và tiếng Anh được áp dụng đối với Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Các đối tượng khác được khuyến khích cơng bố thông tin bằng tiếng Anh theo hướng dẫn tại Quy chế của Sở giao dịch chứng khoán, Ủy ban Chứng khốn Nhà nước. Trường hợp cơng bố thơng tin bằng tiếng Việt và tiếng Anh thì nội dung thơng tin công bố bằng
(iii) Cách thức công bố thông tin
Đối với Luật Doanh nghiệp 2005, các công ty cổ phần phải công bố thông tin bằng cách gửi trực tiếp (cho Ban Kiểm sốt), niêm yết cơng khai và lưu giữ tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty , đồng thời thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Đối với Luật doanh nghiệp 2014, cơng ty cổ phần cịn phải niêm yết công khai những thông tin về công ty cổ phần như nội dung đã nêu ở phần trên trên trang điện tử của cơng ty để nhiều người có thể tiếp cận thông tin hơn.
Đối với các đối tượng như cơng ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngồi, các tổ chức tín dụng, Ngân hàng và Quỹ hỗ trợ phát triển, hoặc tổ chức tài chính và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, việc kiểm toán là bắt buộc thực hiện.
Như vậy có thể thấy, qua quá trình phát triển, pháp luật Việt Nam về cơng bố thơng tin đã có nhiều sự thay đổi hướng tới việc công khai rộng rãi thông tin về công ty cổ phần cũng như những kết quả trong hoạt động kinh doanh và quản trị công ty. Tuy nhiên, nếu đối chiếu với những nội dung mà nguyên tắc về công bố thông tin của Bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD đã nêu ra, có thể thấy một số nội dung thơng tin vẫn chưa được chú trọng, đặc biệt là các thơng tin liên quan đến chính sách, chiến lược của cơng ty cổ phần , cũng như những thông tin về rủi ro tiềm ẩn, và đối với các thông tin về người lao động và các bên có quyền lợi liên quan của cơng ty cổ phần .
(iv) Các yêu cầu đối với việc Công bố thông tin
Theo yêu cầu của Bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD, việc công bố thông tin phải được diễn ra một cách công khai, minh bạch, kịp thời dễ dàng tiếp cận, và gây tạo thêm chi phí cho những người muốn tiếp cận những thông tin này. Những thông tin này cần được Hội đồng Quản trị kiểm tra và kiểm soát chặt chẽ, nhằm bảo đảm thông tin được công bố là chính xác, kịp thời và đầy đủ.
Ngồi việc cơng bố công khai những thông tin như được pháp luật yêu cầu, Hội đồng Quản trị khi công bố thông tin cần phải nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo mật những thông tin quan trọng của công ty cổ phần .