Đánh giá theo tiêu chí trách nhiệm của Hội đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quản trị công ty cổ phần việt nam dưới góc nhìn so sánh với các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Trang 73 - 76)

2.3. Đánh giá việc thực thi pháp luật Việt Nam về quản trị công ty

2.3.5. Đánh giá theo tiêu chí trách nhiệm của Hội đồng

Đánh giá theo tiêu chí này, hầu hết các cơng ty đại chúng niêm yết đều chỉ có những cải thiện rất nhỏ trong việc bảo đảm các trách nhiệm của thành viên hội đồng trong việc kiểm sốt hoạt động của cơng ty theo các chiến lược đã được định sẵn.

Rất nhiều cơng ty khơng có hoặc khơng cơng bố những chính sách về quản trị cơng ty, bộ quy tắc ứng xử hoặc quy tắc đạo đức, điều lệ hội đồng quản trị, những quy định về vai trò và trách nhiệm của thành viên Hội đồng. Mặc dù một nửa trong số các cơng ty có hệ thống kiểm sốt nội bộ và quản lý rủi ro, tuy nhiên có rất ít ảnh hưởng đối với việc kiểm tra lại hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro. Rất nhiều công ty không công bố những tiêu chí lựa chọn thành viên Hội đồng quản trị và khơng có chính sách thay đổi ln phiên hội đồng và công bố rất hạn chế những thông tin về kế hoạch kế nhiệm, chương trình định hướng và những hoạt động đào tạo đối với người điều hành mới.

Việc công bố vấn đề lương thưởng đối với thành viên Hội đồng cũng là một vấn đề cần được nhấn mạnh đối với các công ty đại chúng niêm yết.Hầu hết các công ty đại chúng niêm yết không tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt

Tiểu kết chƣơng 2

Thơng qua những phân tích về ảnh hưởng của Bộ nguyên tắc quản trị công ty cổ phần của OECD đối với pháp luật Việt Nam, có thể thấy được rằng, pháp luật Việt Nam đã có nhiều bước phát triển phù hợp với tình hình kinh tế xã hội Việt Nam cũng như dần dần từng bước tiếp thu những kinh nghiệm và thông lệ tốt có được từ việc tham khảo những nguyên tắc quản trị công ty của OECD. Tuy nhiên do một số hạn chế về điều kiện đáp ứng những yêu cầu khi tiếp thu Bộ nguyên tắc quản trị cơng ty như đã nêu ở chương 1, có thể thấy do điều kiện Việt Nam chưa hoàn toàn phù hợp để tiếp thu tồn bộ, do vậy vẫn cịn một số điểm của Bộ nguyên tắc mà pháp luật Việt Nam chưa thể điều chỉnh theo những nguyên tắc đó.

Ngồi ra, có thể thấy, thơng qua việc khảo sát đánh giá nói trên, việc thực thi các quy định về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam chưa thực sự hiệu quả. Những nguyên nhân có thể chỉ ra ở đây bao gồm nguyên nhân về việc chưa hoàn thiện về quy định pháp luật liên quan đến quản trị cơng ty cổ phần, cũng như chưa có đủ những cơ chế giám sát, xử phạt và giải quyết tranh chấp thực sự hiệu quả để tạo được áp lực cho công ty cổ phần nói riêng, doanh nghiệp nói chung tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định pháp luật.

Chƣơng 3

CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ

CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM

3.1. Những kiến nghị liên quan đến việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản trị công ty cổ phần tại Việt Nam dựa trên Bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD

3.1.1. Ban hành Quy chế quản trị công ty theo hướng áp dụng nguyên tắc tuân thủ hoặc giải trình

Nhằm hỗ trợ cho các quy định hiện hành về quản trị công ty cổ phần, các công ty cổ phần nên chú trọng việc xây dựng một bộ Quy chế quản trị nội bộ cơng ty cổ phần . Hiện nay, Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ hướng dẫn mẫu Quy chế nội bộ về quản trị công ty để công ty đại chúng tham chiếu xây dựng Quy chế nội bộ về quản trị công ty.

Nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc xây dựng Quy chế nội bộ công ty cổ phần , Quy chế nội bộ mẫu nên có các nội dung định hướng theo thơng lệ tốt về quản trị cơng ty, theo đó, các cơng ty đại chúng có thể tự quy định các nội dung cụ thể phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp mình và tiếp cận với các thơng lệ quốc tế. Đồng thời, tuy giao cho công ty tự quy định nội dung cụ thể, Quy chế nội bộ mẫu cũng nên áp dụng nguyên tắc “tuân thủ hoặc giải trình” theo hướng dẫn của Bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD, nhằm yêu cầu công ty cổ phần phải áp dụng các thông lệ tốt hoặc nếu khơng áp dụng phải giải trình một phương án có hiệu quả tương đương và phù hợp để thay thế những thông lệ được nêu trong Quy chế nội bộ mẫu.

Các nội dung cơ bản của Quy chế nội bộ được xây dựng theo Quy chế nội bộ mẫu và được Đại hội đồng cổ đông thông qua lần đầu và khi sửa đổi

Quy chế nội bộ, Hội đồng quản trị phải báo cáo Đại hội đồng cổ đơng kỳ gần nhất. Do đó, phương án này sẽ khơng phát sinh chi phí đối với doanh nghiệp so với trường hợp lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông thông từng vấn đề liên quan đến Quy chế nội bộ. Tuy nhiên, việc trình Đại hội đồng cổ đơng thơng qua toàn bộ Quy chế nội bộ sẽ hạn chế sự tham gia, góp ý chi tiết của cổ đơng đối với từng nội dung cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quản trị công ty cổ phần việt nam dưới góc nhìn so sánh với các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)