2.2. Việc tiếp thu các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong
2.2.6. Về nguyên tắc trách nhiệm của Hội đồng Quản trị
Theo Bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD, các chức năng chủ yếu của Hội đồng Quản trị phải bao gồm:
- Xem xét và định hướng chiến lược hoạt động cho công ty.
- Giám sát hiệu quả thực tiễn quản trị công ty và thực hiện các thay đổi khi cần thiết.
- Lựa chọn, trả lương, giám sát và thay thế các cán bộ quản lý chủ chốt khi cần thiết và giám sát kế hoạch chọn người kế nhiệm.
- Gắn mức thù lao của cán bộ quản lý cấp cao và Hội đồng Quản trị với lợi ích lâu dài của cơng ty và cổ đơng.
- Đảm bảo sự nghiêm túc và minh bạch của quy trình đề cử và bầu chọn Hội đồng Quản trị.
- Giám sát và xử lý các xung đột lợi ích tiềm ẩn của Ban Giám đốc, Hội đồng Quản trị và cổ đông, bao gồm việc sử dụng tài sản cơng ty sai mục đích và lợi dụng các giao dịch với bên có liên quan.
- Đảm bảo tính trung thực của hệ thống báo cáo kế tốn và tài chính của cơng ty, kể cả báo cáo kiểm tốn độc lập, và bảo đảm rằng các hệ thống kiểm sốt phù hợp ln hoạt động, đặc biệt là các hệ thống quản lý rủi ro, kiểm sốt tài chính và hoạt động, tuân thủ theo pháp luật và các tiêu chuẩn liên quan.
- Giám sát quy trình cơng bố thơng tin và truyền đạt thơng tin. (i) Yêu cầu đối với thành viên Hội đồng Quản trị
Luật Doanh nghiệp 1999 không đặt ra bất cứ yêu cầu nào đối với thành viên Hội đồng Quản trị mà chỉ đặt trách nhiệm của thành viên Hội đồng Quản trị với trách nhiệm chung đối với người quản lý doanh nghiệp. Những trách
nhiệm đó bao gồm trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách trung thực, mẫn cán, vì lợi ích của cơng ty và cổ đông công ty; không lạm dụng địa vị và quyền hạn, không sử dụng tài sản công ty để thu lợi riêng, khơng tiết lộ bí mật cơng ty . Ngồi ra, người quản lý cơng ty , bao gồm cả thành viên Hội đồng Quản trị phải thơng báo tình hình tài chính của cơng ty cho tất cả các chủ nợ khi cơng ty khơng thanh tốn đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.
Nghiên cứu quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, có thể thấy rằng, Luật Doanh nghiệp 2005 đã đặt ra những tiêu chuẩn và điều kiện khá chi tiết và cụ thể đối với việc bầu thành viêm Hội đồng Quản trị, trong đó có các tiêu chuẩn bị năng lực hành vi dân sự, là cổ đơng nắm giữ ít nhất 5% hoặc có trình độ chun mơn trong việc quản lý kinh doanh trong ngành nghề kinh doanh của công ty .
Sang nội dung tại Luật Doanh nghiệp 2014, ta có thể thấy sự xuất hiện của thành viên Hội đồng Quản trị độc lập, và trong trường hợp công ty cổ phần khơng thành lập Ban Kiểm sốt thì phải có thành viên Hội đồng Quản trị độc lập trong cơ cấu Hội đồng Quản trị. Theo quy định Luật Doanh nghiệp 2014, những yêu cầu tương tự với thành viên Hội đồng Quản trị trong Luật Doanh nghiệp 2005 cơ bản vẫn được kế thừa, ngoại trừ yêu cầu về điều kiện số lượng cổ phần nắm giữ đã bị bãi bỏ. Đối với thành viên Hội đồng Quản trị độc lập, để đáp ứng những yêu cầu để bảo đảm tính độc lập của thành viên này, Luật Doanh nghiệp 2014 yêu cầu những thành viên này không được phép là nhân viên đã hoặc đang làm việc cho công ty hoặc công ty con của công ty cổ phần , không phải người đang hưởng bất cứ lợi ích gì từ cơng ty , cũng như khơng phải là người liên quan của cổ đông lớn hoặc người quản lý của công ty cổ phần hoặc công ty con, khơng phải cổ đơng nắm giữ ít nhất 1% cổ phần biểu quyết của công ty cổ phần , và không phải người đã từng làm thành
viên Hội đồng Quản trị hoặc Ban Kiểm sốt của cơng ty cổ phần đó ít nhất 5 năm liền trước đó.
Cùng với những yêu cầu trên, Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp 2014 cũng đặt ra những yêu cầu về trách nhiệm đối với thành viên Hội đồng Quản trị với tư cách người quản lý công ty . Thành viên Hội đồng Quản trị phải thực hiện các nhiệm vụ được giao với những trách nhiệm bao gồm: tuân thủ theo quy định pháp luật và Điều lệ, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đơng; trung thực, cẩn trọng, bảo đảm lợi ích tối đa cho cơng ty; trung thành với lợi ích của cơng ty và giữ bí mật thơng tin, khơng tư lợi; đồng thời phải thông báo ngay về những thông tin liên quan đến những doanh nghiệp mà thành viên đó làm chủ sở hữu hoặc có phần vốn góp.
(ii) Các quyền và nghĩa vụ của Hội đồng Quản trị
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 1999, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng Quản trị bao gồm những nhóm quyền liên quan tới:
- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty như chiến lược phát triển, phương án đầu tư; quyết định các giao dịch có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% giá trị tổng tài sản ghi trong sổ kế toán; bổ nhiệm miễn nhiệm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc; quyết định cơ cấu tổ chức nội bộ công ty cổ phần ; quyết định mua lại cổ phần đã bán không quá 10%; quyết định giá chào bán cổ phần, trái phiếu, v.v
- Chuẩn bị báo cáo và tài liệu, công bố thông tin,cũng như nội dung họp Đại hội đồng cổ đông
- Kiến nghị với Đại hội đồng cổ đông về loại cổ phần và số lượng cổ phàn chào bán, cũng như tự quyết định chào bán trong phạm vi số cổ phần được chào bán đã được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt;
- Kiến nghị về việc tổ chức hoặc giải thể công ty cổ phần ; - Kiến nghị các vấn đề về trả cổ tức
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, các nhóm quyền vẫn bao gồm những nội dung cơ bản như trên, tuy nhiên đối với thẩm quyền quyết định phương án đầu tư, Hội đồng Quản trị khơng cịn tồn quyền quyết định mà chỉ giới hạn trong những dự án được cho phép. Ngoài ra, việc quyết định các giao dịch có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% giá trị tổng tài sản cơng ty cổ phần trên sổ kế tốn cũng đã được loại trừ các giao dịch với các bên có liên quan [14]. Thêm vào đó, Luật Doanh nghiệp 2005 bổ sung cho Hội đồng Quản trị quyền giám sát, chỉ đạo Tổng Giám đốc và người quản lý khác trong việc điều hành kinh doanh hàng ngày của công ty .
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014, về cơ bản những nhóm quyền được nêu trong Luật Doanh nghiệp 2005 vẫn được giữa nguyên và có sửa đổi một số nội dung chi tiết. Cụ thể như việc thơng qua hợp đồng có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản công ty cổ phần cũng được thay thế bằng một giá trị giao dịch thấp hơn, bằng 35% giá trị tổng tài sản công ty cổ phần trên sổ kế tốn. Ngồi ra, Luật Doanh nghiệp 2014 còn bổ sung thêm quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Giám đốc/ Tổng Giám đốc.
(iii) Trách nhiệm giải trình của Hội đồng Quản trị
Do đặc thù của công ty cổ phần khiến cho việc tất cả các cổ đông tham gia vào việc hoạt động hàng ngày của công ty cổ phần là rất khó, do vậy Hội đồng Quản trị đóng vai trị như thiết chế đại diện cho Đại hội đồng cổ đông thực hiện nhiệm vụ định hướng, quyết định và thực thi những quyết định của Đại hội đồng cổ đông, cũng như giám sát hoạt động hàng ngày của công ty cổ phần .
Do là cơ quan đại diện thay mặt cho Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng Quản trị cũng do Đại hội đồng cổ đông thành lập, do vây, Hội đồng Quản trị có trách nhiệm báo cáo, giải trình và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ
đông. Nếu thành viên Hội đồng Quản trị không đủ điều kiện hoặc vi phạm những quy định, Đại hội đồng cổ đơng có thẩm quyền bãi miễn và bầu mới để lấp vị trí của thành viên Hội đồng Quản trị bị khuyết thiếu.
Luật Doanh nghiệp nói chung yêu cầu Hội đồng Quản trị là cơ quan đề xuất và chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, và yêu cầu Hội đồng Quản trị báo cáo tình hình hoạt động trong buổi họp Đại hội đồng cổ đơng, đồng thời giải trình về những lợi ích liên quan của các cổ đông và nội dung của các giao dịch với các bên liên kết trước khi ký kết Hợp đồng.