Bổ sung các quy định nhằm tăng cường vai trò của các bên liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quản trị công ty cổ phần việt nam dưới góc nhìn so sánh với các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Trang 77 - 78)

quan đến quản trị công ty cổ phần

Đối với vai trị của các bên có liên quan, pháp luật Việt Nam cho phép người lao động được tham gia việc phân chia lợi nhuận của công ty thông qua chính sách trả thưởng bằng cổ phiếu, cổ phần quyền chọn hoặc các chính sách phân chia lợi nhuận. Khi giải thể phá sản, quyền lợi của người lao động cũng được đặt ở vị trí thứ hai, sau khi hoàn tất các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Người lao động cũng có quyền tiếp cận những cơ chế khiếu nại tố cáo khi quyền lợi của họ bị xâm phạm. Tuy nhiên, chưa có quy định hay khung pháp lý nào được đặt ra nhằm bảo vệ cho những người dám tố cáo những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của họ thơng qua việc quản trị công ty. Do vậy, làm giảm đi hiệu quả của vai trị kiểm sốt của những đối tượng này đối với việc phát hiện sai phạm và báo cáo hành vi sai phạm trong quản trị cơng ty. Chính vì vậy, những quy định nhằm bảo vệ người lao động khi tố cáo hành vi sai phạm hoặc đưa ra ý kiến về việc quản trị công ty là vơ cùng cần thiết. Rất nhiều doanh nghiệp nước ngồi tự xây dựng cho mình Bộ nguyên tắc ứng xử và đều có nêu việc khuyến khích hành động của những “whistle blower” (người thổi cịi) và đều có những quy định thêm bảo vệ quyền lợi cũng như khen thưởng họ. Pháp luật Việt Nam có thể điều chỉnh và bổ sung những quy định theo hướng đó, để có thể luật hóa những cơ chế bảo vệ này.

Đối với chủ nợ, cơ chế duy nhất để bảo vệ chủ nợ là Luật Phá sản, chủ yếu chỉ liên quan tới việc thanh lý các tài sản nhằm thu hồi lại vốn cho chủ nợ. Trong khi đó, các nước khác trong châu Á có những quy định mạnh mẽ hơn để bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, ví dụ như đối với quy định tại Trung Quốc, các bên lừa đảo trong quan hệ làm ăn hồn tồn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải chịu hình phạt. Tương tự đối với Pakistan, Phillipines và Singapore. Thậm chí, đối với quy định tại Malaysia,

khi công ty lâm vào phá sản, thành viên Hội đồng Quản trị hoặc giám đốc điều hành có thể sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các khoản nợ của công ty . Pháp luật Việt Nam cũng nên xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự của các hành vi vi phạm nghiêm trọng những nguyên tắc quản trị doanh nghiệp dẫn đến hành vi sai trái vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến các bên thứ ba, nhằm nâng cao ý thức của người điều hành công ty trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quản trị công ty cổ phần việt nam dưới góc nhìn so sánh với các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)