Kiến nghị về việc nâng cao hiệu quả thực hiện quy định pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quản trị công ty cổ phần việt nam dưới góc nhìn so sánh với các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Trang 78 - 80)

luật về quản trị công ty cổ phần tại Việt Nam

3.2.1. Tạo khung pháp lý cho những báo cáo khảo sát đánh giá tổng quan và công khai kết quả quan và công khai kết quả

Hiện nay có rất nhiều các tiêu chí cũng như chỉ số, thẻ điểm để đánh giá hiệu quả của tình hình quản trị cơng ty cổ phần. Sau khi các Quy chế quản trị nội bộ của các doanh nghiệp được ban hành, các chỉ số, thẻ điểm này, thay

vì để đánh giá mức mức độ tuân thủ của quốc gia, có thể được sử dụng để đánh giá những quy chế quản trị nội bộ. Việc đánh giá này nên được công bố kết quả công khai và thực hiện thường xuyên. Đồng thời, pháp luật nên quy định việc đánh giá theo những tiêu chí cụ thể trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các công ty cổ phần và ràng buộc nghĩa vụ của các công ty cổ phần phải hợp tác và có trách nhiệm cung cấp những thơng tin cần thiết cho việc đánh giá. Quy định này cũng sẽ góp phần tăng việc cơng khai minh bạch các hoạt động quản trị của cơng ty và góp phần tăng trách nhiệm cho công ty cổ phần trong việc tuân thủ các quy định.

3.2.2. Nâng cao hiệu quả của việc giám sát, xử phạt và giải quyết những tranh chấp liên quan đến quản trị công ty cổ phần những tranh chấp liên quan đến quản trị công ty cổ phần

Nhằm nâng cao hiệu quả của việc thi hành quy định về quản trị công ty, pháp luật Việt Nam cần đặt ra những giải pháp cho việc xử lý những vi phạm trong vấn đề quản trị công ty cổ phần. Hiện tại, chưa có nhiều cơ chế xử phạt cho những hành vi vi phạm này, việc chịu trách nhiệm cá nhân đối với những vi phạm này cũng chưa được chú trọng, do vậy dẫn đến việc không ngăn ngừa được những sai phạm đến từ những người quản lý công ty .

Hiện nay, pháp luật đã tạo ra cơ chế cho việc cổ đơng có thể khởi kiện người quản lý công ty cổ phần khi phát hiện có vi phạm những quy định về quản trị công ty cổ phần. Tuy nhiên, do thủ tục khởi kiện và quá trình xử lý những tranh chấp này kéo dài, cũng như không được sự hỗ trợ nhiều từ phía các cơ quan tư pháp, đồng thời cũng chưa có nhiều án lệ khi xử lý những tranh chấp này, do vậy cổ đơng và những bên có quyền lợi liên quan cũng khá e dè trong việc sử dụng cơ chế bảo quyền và lợi ích của mình. Do vậy, vấn đề cần đặt ra là chú trọng xây dựng những quy định riêng về xử lý tranh chấp quản trị cơng ty cổ phần nói riêng, doanh nghiệp nói chung, nhằm tạo thêm niềm tin cho các cổ đông trong việc thực thi quyền của mình.

Những đề xuất có thể được cân nhắc bao gồm thành lập một ủy ban chuyên trách về xử lý vi phạm về quản trị công ty cổ phần, hoặc xây dựng một bộ phận trong Sở Kế hoạch Đầu tư các tỉnh thành phố. Đồng thời, hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến việc xử lý các vi phạm về quản trị cơng ty cổ phần, có các chế tài cụ thể cũng như xây dựng một hệ thống quy định để xử lý hậu quả do các sai phạm trong quản trị công ty cổ phần để cân bằng lợi ích giữa cơng ty cổ phần và những đối tượng bị ảnh hưởng, không chỉ cổ đơng mà cịn các bên có quyền và lợi ích khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quản trị công ty cổ phần việt nam dưới góc nhìn so sánh với các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)