Về nguyên tắc quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quản trị công ty cổ phần việt nam dưới góc nhìn so sánh với các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Trang 45)

2.2. Việc tiếp thu các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong

2.2.2. Về nguyên tắc quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản

Nhận định chung, Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật doanh nghiệp 2014 đã dần dần từng bước phát triển và bổ sung những quyền lợi cơ bản của cổ đông trong công ty cổ phần , từ chỗ thiếu hụt những quyền cơ bản, cho đến tiệm cận với tiêu chuẩn về việc bảo đảm quyền lợi cho cổ đơng trong cơng ty .

Các nhóm quyền cơ bản của cổ đông bao gồm những quyền sau đây: (i) Quyền sở hữu, định đoạt đối với cổ phần của mình

Cổ đơng phải có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình và phải được bảo đảm việc đăng ký quyền sở hữu đối với cổ phần của mình.

Liên quan đến phương thức đăng ký sở hữu đối với cổ đông, pháp luật về doanh nghiệp của Việt Nam, từ Luật doanh nghiệp 1999 đến Luật doanh nghiệp 2014 đều yêu cầu công ty phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông, cũng như việc phát hành cổ phiếu để xác nhận quyền sở hữu của cổ đông.

Theo Luật doanh nghiệp 2005, cổ đông sở hữu 5% cổ phần trở lên phải được đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, khi cổ phiếu bị sai thông tin hoặc bị mất, rách,… thì cổ đơng được cấp lại cổ phiếu đó [14]. Đối với Luật doanh nghiệp 2014, quy định bắt buộc đăng ký cổ đông sở hữu 5% cổ phần trở lên với cơ quan đăng ký kinh doanh đã bị bãi bỏ, đồng thời quy định về cổ phiếu của cổ đơng vẫn được duy trì [15].

Trong Luật Doanh nghiệp 1999, chưa thấy nhắc đến quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của cổ đông. Cho đến khi Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời, quyền này mới được bổ sung vào quyền của các cổ đông phổ thông. cổ đông phổ thông lúc này đã được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đơng khác và cho người không phải cổ đông, trừ trường hợp áp dụng với cổ đông sáng lập.

Tuy nhiên, bên cạnh việc quy định quyền tự do chuyển nhượng cổ phần, pháp luật vẫn quy định thêm về những hạn chế đối với cổ đông sáng lập, cũng như những cổ đông nắm cổ phần ưu đãi. Cụ thể, cổ đông sáng lập không được phép chuyển nhượng cổ phần của mình trong vịng 3 năm kể từ ngày thành lập cho người không phải cổ đông công ty .

Đối với những cổ đông nắm cổ phần ưu đãi, những cổ phần này cũng không được phép chuyển nhượng cho người khác. Tuy vậy, những cổ phần này có thể được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông để có thể được tự do chuyển nhượng.

(ii) Quyền tham gia vào việc quyết định và giám sát hoạt động của công ty

Việc tham gia vào việc quyết định và giám sát hoạt động của công ty cổ phần của cổ đông được thực hiện qua Đại hội đồng cổ đông, cơ quan quyền lực tối cao trong công ty cổ phần . Thông qua Đại hội đồng cổ đơng, cổ đơng có thể thực hiện quyền quyết định của mình trong những vấn đề sau:

- Các vấn đề liên quan đến chiến lược, kế hoạch đầu tư, định hướng phát triển công ty cổ phần ;

- Sửa đổi bổ sung Điều lệ; - Thơng qua báo cáo tài chính;

- Đánh giá hiệu quả hoạt động của những người quản lý công ty ;

- Xem xét và chấp thuận những giao dịch với các bên liên quan, hoặc tài sản có giá trị lớn;

- Quyết định tổ chức lại, hay giải thể công ty .

Xem xét quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật doanh nghiệp 2014 có thể thấy rằng, quy định về quyền lợi của cổ đông đã được bổ sung đáng kể và khơng có nhiều sự khác biệt. So với Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật doanh nghiệp 2014 có bổ sung thêm quyền được tham dự và phát biểu trong các buổi họp Đại hội đồng cổ đông và được quyền thực hiện quyền cổ đơng của mình thơng qua các đại diện [14], [15]. Ngồi ra, cổ đơng phổ thơng có quyền tra cứu, xem xét và được trích lục các thơng tin về Danh sách cổ đông, yêu cầu sửa thơng tin khơng chính xác, cũng như được tiếp cận để xem xét và trích lục, sao chụp Điều lệ cơng ty , biên bản họp và các Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đơng.

Đối với nhóm cổ đông sở hữu từ 10% cổ phần liên tục trở lên, Luật Doanh nghiệp 2005 và 2014 bổ sung thêm một quyền đối với cổ đơng, đó là quyền được u cầu Ban Kiểm sốt kiểm tra hoạt động quản lý điều hành của công ty khi thấy cần thiết. Quyền này không chỉ là một công cụ nhằm thực hiện quyền kiểm sốt của cổ đơng đối việc hoạt động của công ty, đồng thời còn giúp sử dụng hiệu quả hơn chức năng vai trị của Ban Kiểm sốt trong việc hỗ trợ cổ đơng thực hiện quyền của mình.

Khi phát sinh những vấn đề thay đổi quan trọng đối với công ty như sửa đổi điều lệ, phát hành thêm cổ phần, giao dịch với tài sản có giá trị lớn

của công ty ..v.v.. đều thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đơng, thì cổ đơng hồn tồn được quyền tham gia vào việc quyết định những thông thay đổi này. Để bảo đảm cho cổ đông quyền được cung cấp thông tin để đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến hoạt động của công ty , Luật Doanh nghiệp 1999 đã yêu cầu trong quy trình mời họp Đại hội đồng cổ đông, người triệu tập phải gửi giấy mời kèm theo những thông tin, tài liệu thảo luận cho các cổ đơng trước ít nhất 07 ngày trước ngày khai mạc cuộc họp. Việc cung cấp thông tin cho cổ đông trước khi dự họp là vô cùng quan trọng, giúp cho c có đầy đủ thơng tin để đưa ra quyết định của mình khi diễn ra buổi họp, cũng như giúp cổ đơng nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

(iii) Quyền đề cử người vào Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm sốt

Cổ đơng, nhóm cổ đơng sở hữu liên tục 10% cổ phần trở lên có thể đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban Kiểm sốt. Chỉ đối với cổ đơng nhóm cổ đơng sở hữu trên 10% cổ phần phổ thông, Luật Doanh nghiệp 1999 mới quy định thêm một số quyền hạn chế, bao gồm đề cử người vào Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát, cũng như xem và nhận bản sao hoặc trích lục danh sách cổ đơng có quyền dự họ. Có thể thấy rằng những quyền lợi cơ bản của cổ đông chưa được bảo đảm trong Luật Doanh nghiệp 1999. Tuy nhiên, khi sửa đổi Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định cụ thể hơn thông qua quy định về bầu dồn phiếu để cho cổ đơng có thể thấy rõ hơn việc cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng có thể đề cử nhiều hơn 1 ứng cử viên. Quy định này tiếp tục được kế thừa tại Luật Doanh nghiệp 2014, tuy nhiên khơng cịn là quy định bắt buộc.

(iv) Quyền hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp 2005, trong vòng 90 ngày kể từ ngày thông qua Nghị quyết Đại hội đồng cổ

đơng, cổ đơng có quyền u cầu Tịa án xem xét và hủy bỏ quyết định sai trái của Đại hội đồng cổ đông.

Đối với Luật Doanh nghiệp 2014, quy định này được thay đổi một chút và ràng buộc thêm điều kiện để yêu cầu hủy bỏ là cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng đó phải nắm giữ từ 10% cổ phần liên tục trong vòng 6 tháng. Việc thay đổi như vậy của Luật Doanh nghiệp 2014 phải chăng nhằm mục đích hạn chế những trường hợp lợi dụng quyền cổ đơng để gây khó dễ cho hoạt động của cơng ty . Nếu những cổ đông nhỏ lẻ và nắm giữ cổ phần trong thời gian ngắn liên tục yêu cầu hủy bỏ Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đơng sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn và mất ổn định đối với hoạt động công ty và dẫn đến việc bế tắc trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của công ty khi Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông liên tục phải xem xét lại và không thể thông qua.

(v) Quyền hưởng cổ tức

cổ đơng có quyền nhận được cổ tức như là phần lợi nhuận của mình trong việc đầu tư vào công ty cổ phần . Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp 2014 đều có nhắc đến quyền được nhận cổ tức của cổ đông phổ thơng, tuy nhiên quy trình thơng qua và thực hiện việc chia cổ tức vẫn thuộc quyền tự quyết của doanh nghiệp. Pháp luật không can thiệp vào quyết định của công ty cổ phần về việc chia cổ tức mà để công ty cổ phần cùng các cổ đơng tự có phương án sắp xếp chia cổ tức phù hợp với trình hình thực tế.

(vi) Quyền u cầu cơng ty mua lại cổ phần

Trong trường hợp cổ đơng khơng cịn muốn nắm giữ cổ phần của công ty cổ phần nhưng không thể hoặc không muốn bán cho cổ đông hoặc người khác, cổ đơng hồn tồn có thể u cầu cơng ty mua lại số cổ phần của mình. Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp 2014 đều có quy định về việc cơng ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của

cổ đơng, nhằm bảo đảm lợi ích cho cổ đơng khi khơng cịn muốn tiếp tục là cổ đông công ty .

(vii) Quyền khởi kiện nhân danh công ty

Luật Doanh nghiệp 2014 đã cho phép cổ đông nhân danh công ty để khởi kiện người quản lý của công ty cổ phần khi phát hiện người quản lý công ty cổ phần vi phạm quy định về quản trị công ty cổ phần, hoặc không làm đúng nhiệm vụ dẫn đến thiệt hại cho công ty cổ phần . Trước đây, quy định này chưa được xuất hiện trong Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp 2005.

Tóm lại, theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 1999, cổ đơng phổ thơng có chỉ có một số quyền lợi cơ bản như tham gia vào cuộc họp đại hội đồng cổ đông, nhận cổ tức, ưu tiên mua cổ phần mới và nhận lại phần tài sản cịn lại khi cơng ty giải thể, phá sản.

Về cơ bản, những quyền lợi của cổ đông theo Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật doanh nghiệp 2014 đã khá đầy đủ khi so sánh với những yêu cầu về bảo đảm quyền lợi cơ bản của cổ đông theo Bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD. Với sự hỗ trợ của Ban Kiểm soát hoặc các thành viên Hội đồng Quản trị độc lập, cổ đơng đã có thể thực hiện quyền giám sát của mình một cách hiệu quả hơn.

2.2.3. Về nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đơng

(i) Mức độ bình đẳng về quyền của các cổ đơng theo pháp luật Việt Nam Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 1999, 2005 và 2014, các loại cổ phần khác nhau sẽ được hưởng các quyền và nghĩa vụ khác nhau. Đối với cùng loại cổ phần, khơng có quy định về việc đối xử khác nhau đối với các cổ đông sở hữu cùng loại cổ phiếu. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng nắm giữ số lượng cổ phần khác nhau. Ngoài quyền lợi cơ bản được tăng thêm như đã được nêu ở phần trên đối với nhóm cổ đơng nắm giữ

liên tục từ 10% cổ phần trở nên, khác biệt về quyền lợi thể hiện rõ nhất trong việc đề cử đại diện vào Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát.

Theo Luật Doanh nghiệp 1999, chỉ có nhóm cổ đơng nắm giữ liên tục trên 10% cổ phần trở lên mới được quyền đề cử người vào Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát. Điều này tương tự với quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 và 2014. Tuy nhiên, đối với quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, do yêu cầu bắt buộc phải dùng hình thức bầu dồn phiếu khi bầu thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát, Luật Doanh nghiệp 2005 được hướng dẫn cụ thể hơn quyền của cổ đơng, nhóm cổ đơng trong Nghị định 102/2010/NĐ-CP như sau:

- Sở hữu từ 10% đến dưới 20% tổng số cổ phần: đề cử tối đa 1 ứng cử viên - Sở hữu từ 20% đến dưới 30% tổng số cổ phần: đề cử tối đa 2 ứng cử viên - Sở hữu từ 30% đến dưới 40% tổng số cổ phần: đề cử tối đa 3 ứng cử viên - Sở hữu từ 40% đến dưới 50% tổng số cổ phần: đề cử tối đa 4 ứng cử viên - Sở hữu từ 50% đến dưới 60% tổng số cổ phần: đề cử tối đa 5 ứng cử viên - Sở hữu từ 60% đến dưới 70% tổng số cổ phần: đề cử tối đa 6 ứng cử viên - Sở hữu từ 70% đến dưới 80% tổng số cổ phần: đề cử tối đa 7 ứng cử viên - Sở hữu từ 80% đến dưới 90% tổng số cổ phần: đề cử tối đa 8 ứng cử viên Đối với Luật doanh nghiệp 2014, việc bắt buộc bầu dồn phiếu khi tổ chức bầu thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát đã bị bãi bỏ, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn có thể áp dụng nếu cảm thấy phù hợp.

Như vậy, có thể thấy, cổ đơng, nhóm cổ đơng sở hữu càng nhiều cổ phần càng có nhiều quyền kiểm sốt cơng ty , thơng qua việc bầu thành viên Hội đồng Quản trị, cũng như thông qua biểu quyết các vấn đề tại Đại hội đồng cổ đông, sẽ vô cùng dễ dàng đối với cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng nắm giữ từ 65% cổ phần trở lên trong việc quyết định hầu hết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đơng có tỷ lệ biểu quyết thơng qua là 65%,

và cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng nắm giữ 75% cổ phần có thể quyết định tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông, kể cả đối với việc thông qua các giao dịch đối với các bên có liên quan.

(ii) Cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số

Để bảo vệ các cổ đông thiểu số, Luật doanh nghiệp đã đưa ra những cơ chế để bảo đảm rằng những cổ đơng này có thể được thực hiện quyền Giám sát của mình. Những cơ chế đó bao gồm:

+ Bầu dồn phiếu:

Khái niệm bầu dồn phiếu được đưa ra trong Luật doanh nghiệp 2005, mang ý nghĩa giúp cổ đơng thiểu số có thể đề cử được đại diện của mình vào Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát. Như đã nêu ở phần trên, tương ứng với số cổ phần mà cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng nắm giữ, cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng đó có thể tương ứng đề cử từ 1 cho đến 8 ứng cử viên vào Hội đồng Quản trị hoặc Ban Kiểm soát. Bầu dồn phiếu có nghĩa là “mỗi cổ đơng có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng Quản trị hoặc Ban Kiểm sốt và cổ đơng có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên”. Như vậy, với việc dồn hết số phiếu bầu của mình nhân với số thành viên được bầu, cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng thiểu số có nhiều cơ hội hơn để đưa đại diện của mình vào Hội đồng Quản trị hoặc Ban Kiểm soát, dựa trên việc dồn hết phiếu bầu vào một ứng cử viên của mình.

+ Yêu cầu hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông:

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 1999 và quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, cổ đơng có quyền u cầu Tịa án hoặc trọng tài xem xét hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đơng liên quan đến các vi phạm về trình tự và thủ tục ra quyết định, cũng như nội dung quyết định vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ. Đối với Luật Doanh nghiệp 2014, Điều 147 Luật Doanh nghiệp 2014

cịn quy định rõ rằng nhóm cổ đơng nắm giữ liên tục từ 10% cổ phần trở lên có quyền yêu cầu xem xét hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

+ Khởi kiện người quản lý

Theo quy định tại Điều 161 Luật Doanh nghiệp, cổ đơng hoặc nhóm cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quản trị công ty cổ phần việt nam dưới góc nhìn so sánh với các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)