Nội dung cơ bản các nguyên tắc quản trị công ty của OECD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quản trị công ty cổ phần việt nam dưới góc nhìn so sánh với các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Trang 25 - 36)

1.3. Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD

1.3.3. Nội dung cơ bản các nguyên tắc quản trị công ty của OECD

Khi nhắc đến nguyên tắc quản trị công ty, đặc biệt là quản trị cơng ty cổ phần , thì một nguồn tham khảo quan trọng khơng thể bỏ qua là Bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD, do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (tiếng Anh: Organization for Economic Co-operation and Development; viết tắt: OECD, tiếng Pháp: Organisation de coopération et de développement économiques, OCDE) ban hành để làm tài liệu hướng dẫn cho các thành viên trong tổ chức, hiện là chính phủ của 34 nước kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới.

Bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD ra đời vào năm 1999 dựa trên yêu cầu của việc có một bộ nguyên tắc chung làm định hướng cho việc quản trị công ty của các nước thành viên OECD. Yêu cầu đầu tiên được đặt ra tại Hội nghị cấp Bộ trưởng OECD ngày 27-28 tháng 4 năm 1998. Hội nghị đã đặt ra một nhu cầu phát triển một bộ tiêu chuẩn và hướng dẫn chung về quản trị công ty cùng các chính phủ, tổ chức quốc tế và các tổ chức tư nhân. Năm 2002, Hội nghị cấp Bộ trưởng đã đặt ra nhiệm vụ tiến hành khảo việc thực thi Bộ nguyên tắc quản trị công ty và đồng thời đánh giá tác động của Bộ nguyên tắc đối với việc quản trị công ty của các nước. Sau đó, vào năm 2004, Bộ nguyên tắc được sửa đổi và ban hành chính thức cùng với bản giải thích hướng dẫn cụ thể đi kèm [12].

Mục tiêu của Bộ nguyên tắc nhằm củng cố niềm tin của Nhà đầu tư vào việc họ có thể tin tưởng vốn đầu tư của họ được sử dụng hợp lý hiệu quả để sinh lời, Bộ nguyên tắc quản trị cơng ty của OECD cố gắng đưa lợi ích tối đa cho các cổ đông, trao cho họ quyền được biết các thông tin cần thiết và được tham gia vào quá trình đưa ra quyết định trong các hoạt động của công ty .

Bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD được xây dựng nhằm áp dụng cho rất nhiều đối tượng doanh nghiệp, không chỉ những công ty đại chúng trong lĩnh vực tài chính mới được khuyến nghị việc áp dụng những nguyên tắc quản trị này mà kể cả những cơng ty phi tài chính và không phải công ty đại chúng, công ty không niêm yết.

Khơng chỉ có vậy, Bộ ngun tắc quản trị cơng ty của OECD cịn được sử dụng làm nguồn tham khảo vô cùng quý giá cho các cơ quan lập pháp của các nước để soạn thảo quy định pháp luật cho riêng từng nước nhằm xây dựng một khung pháp lý phù hợp với tình hình của từng quốc gia. Bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD đề ra những thông lệ tốt cũng như những yêu cầu để bảo đảm những vấn đề chính trong việc quản trị cơng ty cổ phần được đảm

bảo, đồng thời đưa ra những gợi ý để các quốc gia thành viên có thể sử dụng hoặc áp dụng những phương thức khác tương tự, tùy theo yêu cầu thực tiễn và pháp luật của từng nước.

Bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD bao gồm 06 nguyên tắc cơ bản và một số tiểu nguyên tắc bổ trợ. Nhằm phục vụ cho việc hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các nguyên tắc, OECD xây dựng phần hai của Bộ nguyên tắc là những nội dung hướng dẫn chi tiết, bổ sung phần dẫn giải các Nguyên tắc, nhằm giúp người đọc hiểu được cơ sở của các Nguyên tắc, đồng thời mô tả những xu hướng quan trọng. Trong trường hợp khó áp dụng, phần hướng dẫn cũng giúp đưa ra những phương pháp thực hiện thay thế và các ví dụ hữu ích để người đọc dễ hình dung hơn về việc áp dụng các Nguyên tắc sẽ như thế nào.

1.3.3.1. Bảo đảm cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả

Bộ ngun tắc có đề ra rằng, một khn khổ quản trị cơng ty hiệu quả phải là một khuôn khổ được phát triển và xây dựng nhằm hướng tới mục đích tạo ra hiệu quả kinh tế, phù hợp với các chuẩn mực của thị trường và giúp cho các bên tham gia thị trường được dễ dàng và phát triển thị trường minh bạch hiệu quả. Ngoài việc hướng tới hiệu quả trong kinh doanh và phát triển thị trường, khn khổ này cịn phải tn thủ theo các quy định pháp lý hiện hành và phải khả thi trên thực tế.

Khuôn khổ quản trị cơng ty hiệu quả cịn bao gồm việc quy định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan nhà nước có tham gia vào việc đưa ra các quy định pháp luật và chính sách hợp lý, tránh chồng chéo và cân bằng giữa thực thi của nhà nước và doanh nghiệp, nhằm phục vụ mục đích của cơng chúng.

Thêm vào đó, khơng chỉ các cơ quan lập pháp, cịn cần có các cơ quan bổ trợ khác như cơ quan giám sát, quản lý và thực thi những quy định được đặt ra nhằm bảo đảm việc hệ thống quản trị công ty chuẩn mực cho các nhà

1.3.3.2. Quyền cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản

Bộ nguyên tắc cũng nhấn mạnh rằng khuôn khổ quản trị công ty cần chú trọng đến việc bảo vệ và tạo điều kiện cho các cổ đơng được thực hiện quyền của mình trong việc kiểm sốt và quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của cơng ty, cũng như có cơ hội được khiếu nại, tố cáo những sự việc được cho là xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Nội dung này là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin của cổ đông vào việc ra quyết định đầu tư vào việc kinh doanh hay không. Một khi quyền lợi của mình khơng được bảo đảm và khơng được thực thi đầy đủ, rủi ro đến với các cổ đông là rất lớn, và khơng thể kiểm sốt được. Do vậy, đảm bảo quyền lợi cơ bản của cổ đông nên được đặt lên hàng đầu.

Theo Bộ nguyên tắc , những quyền cơ bản của cổ đông bao gồm: 1) Đảm bảo các phương thức đăng ký quyền sở hữu;

2) Chuyển nhượng cổ phần;

3) Tiếp cận các thông tin liên quan và quan trọng về công ty một cách kịp thời và thường xuyên;

4) Tham gia và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông; 5) Bầu và bãi miễn các thành viên Hội đồng Quản trị; 6) Hưởng lợi nhuận của công ty.

Tuy nhiên, do bản chất công ty cổ phần gồm nhiều thành phần và nhiều cổ đông khác nhau, do vậy quyền của cổ đơng này có thể ảnh hưởng tới quyền của cổ đông khác, đặc biệt khi các cổ đơng có sự chênh lệch về số lượng cổ phần nắm giữ quá lớn và khả năng ảnh hưởng của cổ đơng trong cơng ty . Do vậy, ngồi vấn đề bảo đảm những quyền cơ bản của cổ đông, việc các cổ đông được đối xử phù hợp nhằm đạt được mục đích đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông cũng được nhấn mạnh.

Bộ nguyên tắc có đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm việc thực thi quyền lợi chính đáng của cổ đơng như:

- Các cổ đông phải nhận được thơng tin đầy đủ và kịp thời để có thể có đủ thời gian cân nhắc, suy nghĩ, đưa ra quyết định phù hợp

- công ty phải tạo mọi điều kiện cho cổ đông tham gia vào việc ra các quyết định quan trọng liên quan đến hoạt động của công ty, trong đó bao gồm cả việc tham gia của cổ đơng nước ngồi – vốn gặp khó khăn do khác biệt về ngôn ngữ. Đây nên được coi là một nghĩa vụ của Hội đồng Quản trị - cơ quan thay mặt Đại hội đồng cổ đông thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đơng.

- Các quy trình thủ tục thực hiện quyền lợi của cổ đông phải được quy định rõ ràng, minh bạch, áp dụng công bằng đối với tất cả các cổ đơng, khơng được gây khó dễ hoặc gây phát sinh chi phí khơng cần thiết dẫn đến việc hạn chế cổ đơng thực hiện quyền của mình.

- Các cổ đông được quyền trao đổi ý kiến với nhau về các vấn đề liên quan tới quyền cổ đơng cơ bản.

1.3.3.3. Đối xử bình đẳng với cổ đơng

Theo Bộ nguyên tắc, mọi cổ đông sở hữu cổ phần cùng loại phải được đối xử như nhau. Các cổ đơng thiểu số phải có được cơ hội thực hiện quyền của mình tương đương như những cổ đông khác, đặc biệt là thể hiện quyền kiểm sốt hoạt động của cơng ty và cần có phương tiện khiếu nại hiệu quả. Những công ty cổ phần thường có các cổ đơng lớn và cổ đơng thiểu số. Việc định đoạt trong công ty cổ phần thường nằm trong sự kiểm sốt của các cổ đơng lớn, do vậy những cổ đơng nhỏ dường như có quyền nhưng khơng thể thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả những quyền đó. Do vậy, các cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số cần phải được chú trọng.

Bộ nguyên tắc cũng đưa ra một số biện pháp nhằm bảo vệ cổ đông thiểu số, ví dụ như trao cho cổ đơng thiểu số quyền mua trước cổ phiếu, bầu dồn phiếu, hoặc một số quyền biểu quyết khác. Trong trường hợp cổ đơng lớn muốn bán lại cổ phần thì lợi ích của cổ đơng thiểu số có thể được bảo vệ bằng việc định giá cổ phần bằng cơ quan định giá độc lập. Khi cổ đông ủy thác cho tổ chức lưu ký, thì những tổ chức này cũng khơng được phép quyết định và bỏ phiếu thay cho cổ đông mà phải biểu quyết theo cách cổ đông thỏa thuận.

Bộ nguyên tắc cũng nhắc đến vấn đề khó khăn của cổ đơng nước ngồi khi biểu quyết khi mà những cổ đông này ở nước ngồi và khác biệt về ngơn ngữ. Việc những cổ đông này ở nước ngoài và việc liên lạc, gửi tài liệu mất thời gian khiến rút ngắn thời gian cho các cổ đơng này suy nghĩ quyết định. Bộ ngun tắc có gợi ý một vài phương pháp giải quyết vấn đề này bằng cách yêu cầu cơng ty có quy chế để kiểm sốt phiếu bầu từ nước ngoài và mở ra khả năng đơn giản hóa thủ tục hoặc sử dụng phương tiện công nghệ hiện đại.

Các thủ tục trình tự đối với Đại hội đồng cổ đơng cũng phải bảo đảm sự công bằng và không gây thêm khó khăn cho các cổ đơng và khơng phát sinh thêm chi phí khiến ngăn cản cổ đơng thực hiện quyền biểu quyết của mình.

Đồng thời, các giao dịch tư lợi cũng được Bộ nguyên tắc nhắc đến yêu cầu ngăn cấm những loại giao dịch này. Thậm chí, những hành vi này có thể bị xử lý hình sự.

1.3.3.4. Vai trị các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị cơng ty

Theo Bộ nguyên tắc, khuôn khổ quản trị công ty phải công nhận quyền của các bên có quyền lợi liên quan đã được pháp luật hay quan hệ hợp đồng quy định và phải khuyến khích sự hợp tác tích cực giữa cơng ty và các bên có quyền lợi liên quan trong việc tạo dựng tài sản, việc làm và sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp vững mạnh về tài chính.

cổ đơng, nhà đầu tư, mà cịn là người lao động, chủ nợ, khách hàng, nhà cung cấp, và các bên khác có lợi ích liên quan đến cơng ty, có mối quan hệ được xác lập bởi hợp đồng hoặc theo quy định pháp luật. Bộ nguyên tắc hoàn toàn khẳng định rằng những quyền lợi của các bên này phải được tôn trọng. Để thực hiện điều này, Bộ nguyên tắc có nêu yêu cầu cho phép những bên có quyền lợi liên quan được tiếp cận thông tin một cách phù hợp, đầy đủ và chính xác, đồng thời cần có cơ chế hiệu quả để những người này có thể khiếu nại khi thấy quyền lợi của họ bị xâm phạm. Đặc biệt, đối với người lao động trong công ty, Bộ nguyên tắc nhấn mạnh phải đưa ra cơ chế phù hợp để người lao động được tham gia vào quản trị công ty. Liên quan đến các chủ nợ của cơng ty, Bộ ngun tắc cũng có đề cập việc khn khổ pháp luật rõ ràng minh bạch và hiệu quả về phá sản là cần thiết để bảo đảm quyền lợi cho chủ nợ, người sở hữu trái phiếu của công ty .

Bộ nguyên tắc cũng quan tâm đến các vấn đề liên quan đến nhà đầu tư, khi họ tham gia vào việc quản trị công ty cổ phần thông qua việc ủy thác cho một cá nhân hoặc tổ chức khác. Thông thường những cổ đông là tổ chức thường nắm giữ số lượng vốn lớn, tuy nhiên lại thực hiện quyền của mình thơng qua đại diện, do đó việc thực hiện quyền của mình một cách đầy đủ và chính xác của các cổ đơng là việc có thể gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt khi các cổ đơng tổ chức đó là các nhà đầu tư dưới hình thức các quỹ, hoạt động ủy thác, hay các chương trình đầu tư tập thể, là tập hợp của những nhà đầu tư nhỏ lẻ khác, thì việc khơng được thực hiện quyền lợi cổ đông lúc này không chỉ ảnh hưởng tới lợi ích của một cổ đơng, mà cịn ảnh hưởng tới những nhà đầu tư ủy thác đằng sau những cổ đơng tổ chức đó.

Khi các cổ đông ủy thác cho các tổ chức lưu ký chứng khốn, các tổ chức này đóng vai trị đại diện cho khách hàng khi tham gia vào việc quản trị điều hành công ty. Do vậy, Bộ nguyên tắc cũng đã đề ra một số phương thức

nhằm bảo đảm việc các tổ chức trung gian và đại diện của cổ đơng thực hiện chính xác những quyết định theo chỉ định của cổ đơng, ví dụ như yêu cầu các tổ chức trung gian này chỉ được biểu quyết cho cổ đông nếu được chỉ thị cụ thể và cổ đơng là người tự mình ra quyết định hoặc định hướng cho các tổ chức đại diện biểu quyết.

Những xung đột khi sử dụng các tổ chức trung gian và đại diện cũng được nêu ra trong Bộ nguyên tắc để nhấn mạnh việc kiểm soát rủi ro và xung đột lợi ích khi cổ đơng khơng trực tiếp thực hiện quyền cổ đơng của mình. Những rủi ro tiềm ẩn này được giải quyết thông qua việc Bộ nguyên tắc khuyến khích các cơng ty xây dựng khn khổ quản trị cơng ty có sự tham gia cố vấn và phân tích của những chuyên gia trong ngành, nhằm làm giảm thiểu những xung đột lợi ích trong việc đưa ra quyết định của nhà đầu tư.Liên quan đến các thiết chế đại diện và trung gian, các giao dịch nội gián và thao túng thị trường cũng được nhắc đến với quy định cấm và yêu cầu phải có những hành động cưỡng chế thực thi phù hợp.

Thị trường chứng khốn cũng đóng một vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy quản trị công ty một cách hiệu quả hơn, thông qua việc tạo ra một nơi để các cổ đơng có thể có được những thơng tin về tình hình thị trường và so sánh với tình hình cơng ty về triển vọng và hiệu quả hoạt động. Từ đó, các cổ đơng có thể thấy được hoạt động của cơng ty có điều gì bất thường và đưa ra quyết định kịp thời.

1.3.3.5. Công bố và minh bạch thông tin

Đây là một trong những nội dung quan trọng của Bộ nguyên tắc , có vai trò nền tảng để thực hiện những nội dung phía trên. Bộ nguyên tắc đề ra một số yêu cầu đối với việc công bố và minh bạch thông tin trong quản trị công ty cổ phần để tham khảo như yêu cầu công bố thông tin định kỳ với thời gian cách nhau không lớn, từ ba tháng cho đến nửa năm, nhằm bảo đảm những

thay đổi trọng yếu của công ty được công bố kịp thời cho các cổ đông và các bên liên quan được biết. Đồng thời, Bộ nguyên tắc cũng ủng hộ việc các bên liên quan và các nhà đầu tư đều được thông báo đầy đủ đối với những thay đổi quan trọng, để các bên nắm được tình hình và có thể đưa ra quyết định kịp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quản trị công ty cổ phần việt nam dưới góc nhìn so sánh với các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Trang 25 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)