Đánh giá theo tiêu chí quyền cổ đơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quản trị công ty cổ phần việt nam dưới góc nhìn so sánh với các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Trang 70)

2.3. Đánh giá việc thực thi pháp luật Việt Nam về quản trị công ty

2.3.1. Đánh giá theo tiêu chí quyền cổ đơng

Theo Báo cáo và Đánh giá Thẻ điểm quản trị công ty của các Quốc gia ASEAN, khi đánh giá theo tiêu chí thứ nhất về quyền cổ đơng, khung pháp lý về quyền cổ đông ở Việt Nam đã tương đối hoàn thiện theo những yêu cầu của những nguyên tắc quốc tế và những thông lệ tốt trên thế giới về quản trị công ty. Cụ thể, pháp luật về quản trị cơng ty Việt Nam có u cầu các công ty phải bảo vệ và hỗ trợ việc thực thi tất cả các quyền của cổ đông, bao gồm những quyền như được cung cấp đầy đủ thông tin, được tham gia hiệu quả và được thực hiện quyền biểu quyết trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định đầy đủ những quyền của cổ đông theo từng loại cổ phần và có chú trọng đến các cổ đơng thiểu số.

Tuy vậy, việc thực hiện những quy định này vẫn cần phải được cải thiện. Báo cáo và Đánh giá Thẻ điểm quản trị công ty của các Quốc gia ASEAN chỉ ra rằng theo số liệu khảo sát, hầu hết các thông báo về cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đều không được chuyển tới cho cổ đơng trước ít nhất 21 ngày trước khi diễn ra cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, các thông tin này cần phải được chuyển trước tới cho các cổ đơng trong vịng 10 ngày trước khi diễn ra cuộc họp. Tuy nhiên, đối với những công ty cổ phần thông thường, thời hạn này không được đảm bảo tuân thủ đầy đủ.

Đồng thời, những thông tin cụ thể và những giải thích chi tiết cho chương trình cuộc họp cũng khơng được cung cấp đầy đủ cho cổ đông đối với những vấn đề cần được sự chấp thuận của cổ đơng.

Ngồi ra, việc công bố biên bản họp Đại hội đồng cổ đông cũng không thường xuyên được công bố, mặc dù những thông tin trong biên bản họp chứa

đựng rất nhiều những thơng tin quan trọng và có giá trị về trình tự và hiệu quả của cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Điều này dẫn đến việc thiếu những căn cứ và thông tin cần thiết cho cổ đông công ty đưa ra những câu hỏi thiết yếu, giúp làm rõ những vấn đề cổ đông đang quan tâm, hoặc để kịp thời phát hiện ra những sai phạm của bộ máy điều hành công ty để ngăn chặn kịp thời.

2.3.2. Đánh giá theo tiêu chí đối xử cơng bằng giữa các cổ đơng

Về tiêu chí này, Báo cáo và Đánh giá Thẻ điểm quản trị công ty của các Quốc gia ASEAN của ADB tập trung đánh giá việc đối xử với cổ đông thiểu số và cổ đơng nước ngồi. Hiện tại, hầu hết những cơng ty niêm yết có một loại cổ phần phổ thông. Việc đối xử công bằng với các cổ đông được đánh giá là có cải thiện, do việc các thơng báo liên quan đến họp Đại hội đồng cổ đông đã được chú trọng chuyển ngữ sang tiếng Anh, tạo điều kiện thuận lợi cho các cổ đơng là nhà đầu tư nước ngồi tiếp cận với những thông tin cần thiết liên quan đến những nội dung trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đơng, ví dụ như thơng tin của những ứng viên vào hội đồng quản trị, quy chế trả cổ tức và những nghị quyết được trình bày thành những mục riêng biệt chứ không bị gộp chung.

Bên cạnh những điểm cải thiện, điểm số tổng hợp và trung bình của các cơng ty đại chúng niêm yết của Việt Nam vẫn giữ ở mức thấp so với những nước khác trong khối ASEAN do thông báo họp Đại hội đồng cổ đông bằng tiếng Anh vẫn chiếm tỉ lệ thấp, không công bố đầy đủ lý lịch của những thành viên hội đồng quản trị cho việc bổ nhiệm hoặc tái bổ nhiệm và việc công bố thông tin liên quan đến sự lãnh đạo của các cơng ty vẫn cịn ít.

Hầu hết các cơng ty đại chúng niêm yết đều đạt được điểm số rất thấp trong những câu hỏi liên quan đến những giao dịch với các bên liên quan (“related party transaction”) do thiếu những chính sách liên quan đến vài lĩnh vực. Ví dụ như việc khơng có quy định nào u cầu giám đốc phải báo cáo

một chính sách để kiểm sốt những xung đột về lợi ích, cũng như việc xem xét, chấp thuận và thực hiện giao dịch với các bên liên quan hầu như không được tìm thấy trong hoạt động của các cơng ty được khảo sát.

2.3.3. Đánh giá theo tiêu chí về vai trị của các bên liên quan:

Việc tham gia của các bên liên quan trong quản trị doanh nghiệp nhằm mục đích bảo đảm rằng cơng ty bảo vệ quyền lợi của những bên có liên quan, bao gồm người lao động, khách hàng, nhà cung cấp, chủ nợ, nhà nước và cộng đồng để thúc đẩy sự bền vững lâu dài của công ty. Báo cáo và Đánh giá Thẻ điểm quản trị công ty của các Quốc gia ASEAN cho thấy Việt Nam khơng có sự cải thiện nào trong tiêu chí này so với năm 2013.

Có rất ít cơng ty nhắc đến những chính sách và thông lệ liên quan đến sức khỏe và an toàn người tiêu dùng, hay việc lựa chọn nhà cung cấp, chống tham nhũng và quyền của chủ nợ. Những lợi ích lâu dài của người lao động dựa trên thẻ điểm cân bằng và chính sách để người lao động nắm giữ cổ phần rất hiếm khi được quan tâm. Hơn thế nữa, hầu hết các doanh nghiệp không thể cung cấp một kênh thông tin hiệu quả và một đầu mối liên lạc chi tiết để các bên liên quan có thể nêu những khiếu nại và quan ngại của họ.

2.3.4. Đánh giá theo tiêu chí về cơng bố và minh bạch thơng tin

Việc đánh giá và minh bạch thông tin nhận được sự chú ý đặc biệt của tất cả các bên liên quan để bảo đảm rằng thông tin được công bố đầy đủ và nhanh chóng cho cơng chúng, đồng thời cung cấp những bằng chứng quan trọng về những chính sách và thơng lệ tốt của cơng ty.

Nhìn chung, việc cơng bố và minh bạch thông tin của công ty đại chúng niêm yết của Việt Nam có thể được cải thiện hơn nếu các công ty dành nhiều nỗ lực hơn trong việc đưa ra những thông tin quan trọng về doanh nghiệp với một cách thức nhanh chóng và tồn diện hơn.

thành viên hội đồng, và các quản lý cao cấp. Chất lượng của các báo cáo thường niên cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng cho việc các cơng ty nhận điểm thấp cho tiêu chí đánh giá này. Tuy nhiên, phải nhắc tới một số cải thiện trong việc thực hiện một số lĩnh vực cơng bố thơng tin, ví dụ như cơng bố thơng tin danh tính của những chủ sở hữu hoặc cổ đơng lớn và thông tin của công ty mẹ, công ty nắm giữ quyền điều hành, các công ty con, các đơn vị liên kết, hợp danh và những đơn vị có mục đích đặc biệt khác. Phần lớn các cơng ty có trang điện tử và đăng tải những thơng tin liên quan đến việc hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính và những báo cáo thường niên.

2.3.5. Đánh giá theo tiêu chí trách nhiệm của Hội đồng

Đánh giá theo tiêu chí này, hầu hết các cơng ty đại chúng niêm yết đều chỉ có những cải thiện rất nhỏ trong việc bảo đảm các trách nhiệm của thành viên hội đồng trong việc kiểm sốt hoạt động của cơng ty theo các chiến lược đã được định sẵn.

Rất nhiều cơng ty khơng có hoặc khơng cơng bố những chính sách về quản trị cơng ty, bộ quy tắc ứng xử hoặc quy tắc đạo đức, điều lệ hội đồng quản trị, những quy định về vai trò và trách nhiệm của thành viên Hội đồng. Mặc dù một nửa trong số các cơng ty có hệ thống kiểm sốt nội bộ và quản lý rủi ro, tuy nhiên có rất ít ảnh hưởng đối với việc kiểm tra lại hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro. Rất nhiều công ty không công bố những tiêu chí lựa chọn thành viên Hội đồng quản trị và khơng có chính sách thay đổi ln phiên hội đồng và công bố rất hạn chế những thông tin về kế hoạch kế nhiệm, chương trình định hướng và những hoạt động đào tạo đối với người điều hành mới.

Việc công bố vấn đề lương thưởng đối với thành viên Hội đồng cũng là một vấn đề cần được nhấn mạnh đối với các công ty đại chúng niêm yết.Hầu hết các công ty đại chúng niêm yết không tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt

Tiểu kết chƣơng 2

Thơng qua những phân tích về ảnh hưởng của Bộ nguyên tắc quản trị công ty cổ phần của OECD đối với pháp luật Việt Nam, có thể thấy được rằng, pháp luật Việt Nam đã có nhiều bước phát triển phù hợp với tình hình kinh tế xã hội Việt Nam cũng như dần dần từng bước tiếp thu những kinh nghiệm và thông lệ tốt có được từ việc tham khảo những nguyên tắc quản trị công ty của OECD. Tuy nhiên do một số hạn chế về điều kiện đáp ứng những yêu cầu khi tiếp thu Bộ nguyên tắc quản trị cơng ty như đã nêu ở chương 1, có thể thấy do điều kiện Việt Nam chưa hoàn toàn phù hợp để tiếp thu tồn bộ, do vậy vẫn cịn một số điểm của Bộ nguyên tắc mà pháp luật Việt Nam chưa thể điều chỉnh theo những nguyên tắc đó.

Ngồi ra, có thể thấy, thơng qua việc khảo sát đánh giá nói trên, việc thực thi các quy định về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam chưa thực sự hiệu quả. Những nguyên nhân có thể chỉ ra ở đây bao gồm nguyên nhân về việc chưa hoàn thiện về quy định pháp luật liên quan đến quản trị cơng ty cổ phần, cũng như chưa có đủ những cơ chế giám sát, xử phạt và giải quyết tranh chấp thực sự hiệu quả để tạo được áp lực cho công ty cổ phần nói riêng, doanh nghiệp nói chung tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định pháp luật.

Chƣơng 3

CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ

CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM

3.1. Những kiến nghị liên quan đến việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản trị công ty cổ phần tại Việt Nam dựa trên Bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD

3.1.1. Ban hành Quy chế quản trị công ty theo hướng áp dụng nguyên tắc tuân thủ hoặc giải trình

Nhằm hỗ trợ cho các quy định hiện hành về quản trị công ty cổ phần, các công ty cổ phần nên chú trọng việc xây dựng một bộ Quy chế quản trị nội bộ cơng ty cổ phần . Hiện nay, Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ hướng dẫn mẫu Quy chế nội bộ về quản trị công ty để công ty đại chúng tham chiếu xây dựng Quy chế nội bộ về quản trị công ty.

Nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc xây dựng Quy chế nội bộ công ty cổ phần , Quy chế nội bộ mẫu nên có các nội dung định hướng theo thơng lệ tốt về quản trị cơng ty, theo đó, các cơng ty đại chúng có thể tự quy định các nội dung cụ thể phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp mình và tiếp cận với các thơng lệ quốc tế. Đồng thời, tuy giao cho công ty tự quy định nội dung cụ thể, Quy chế nội bộ mẫu cũng nên áp dụng nguyên tắc “tuân thủ hoặc giải trình” theo hướng dẫn của Bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD, nhằm yêu cầu công ty cổ phần phải áp dụng các thông lệ tốt hoặc nếu khơng áp dụng phải giải trình một phương án có hiệu quả tương đương và phù hợp để thay thế những thông lệ được nêu trong Quy chế nội bộ mẫu.

Các nội dung cơ bản của Quy chế nội bộ được xây dựng theo Quy chế nội bộ mẫu và được Đại hội đồng cổ đông thông qua lần đầu và khi sửa đổi

Quy chế nội bộ, Hội đồng quản trị phải báo cáo Đại hội đồng cổ đơng kỳ gần nhất. Do đó, phương án này sẽ khơng phát sinh chi phí đối với doanh nghiệp so với trường hợp lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông thông từng vấn đề liên quan đến Quy chế nội bộ. Tuy nhiên, việc trình Đại hội đồng cổ đơng thơng qua toàn bộ Quy chế nội bộ sẽ hạn chế sự tham gia, góp ý chi tiết của cổ đơng đối với từng nội dung cụ thể.

3.1.2. Bổ sung các quy định nhằm hỗ trợ cổ đông thực hiện quyền tham gia vào quản trị công ty tham gia vào quản trị công ty

Theo Khảo sát về quản trị công ty cổ phần của OECD năm 2017, thời gian thông báo trước kỳ họp Đại Hội đồng cổ đông đang là 10 ngày, trong khi các nước trong khu vực đều có thời gian thơng báo sớm hơn rất nhiều, ví dụ như Trung Quốc 15 ngày, Malaysia 21 ngày, Singapore 14 ngày. Đồng thời điều kiện triệu tập cuộc họp của nhiều nước khá đơn giản, ví dụ như Hàn Quốc, chỉ cần 1 thành viên u cầu triệu tập thì đã có thể triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.

Đối với các nhà đầu tư tổ chức, pháp luật Việt Nam khơng u cầu cơng bố chính sách bầu cử của các nhà đầu tư tổ chức, đồng thời cũng khơng u cầu có Bộ luật quản trị (Stewardship Code). Pháp luật Việt Nam cũng không yêu cầu công khai những xung đột lợi ích giữa những nhà đầu tư tổ chức có ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền chủ sở hữu, cũng như các đại diện của nhà đầu tư tổ chức hay các chuyên gia tư vấn, môi giới, đại lý hoặc các đối tượng khác.

Do vậy, có thể xem xét điều chỉnh những nội dung này trong dự thảo Bộ Quy chế quản trị công ty mẫu, nhằm làm tăng những điều kiện thuận lợi cho cổ đơng thực hiện quyền của mình, khơng trái với quy định pháp luật hiện hành, nhưng nâng cao hơn những tiêu chuẩn để các công ty có thể xem xét áp dụng.

3.1.3. Bổ sung các quy định nhằm tăng cường vai trò của các bên liên quan đến quản trị công ty cổ phần quan đến quản trị công ty cổ phần

Đối với vai trị của các bên có liên quan, pháp luật Việt Nam cho phép người lao động được tham gia việc phân chia lợi nhuận của cơng ty thơng qua chính sách trả thưởng bằng cổ phiếu, cổ phần quyền chọn hoặc các chính sách phân chia lợi nhuận. Khi giải thể phá sản, quyền lợi của người lao động cũng được đặt ở vị trí thứ hai, sau khi hoàn tất các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Người lao động cũng có quyền tiếp cận những cơ chế khiếu nại tố cáo khi quyền lợi của họ bị xâm phạm. Tuy nhiên, chưa có quy định hay khung pháp lý nào được đặt ra nhằm bảo vệ cho những người dám tố cáo những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của họ thơng qua việc quản trị công ty. Do vậy, làm giảm đi hiệu quả của vai trị kiểm sốt của những đối tượng này đối với việc phát hiện sai phạm và báo cáo hành vi sai phạm trong quản trị cơng ty. Chính vì vậy, những quy định nhằm bảo vệ người lao động khi tố cáo hành vi sai phạm hoặc đưa ra ý kiến về việc quản trị công ty là vô cùng cần thiết. Rất nhiều doanh nghiệp nước ngồi tự xây dựng cho mình Bộ nguyên tắc ứng xử và đều có nêu việc khuyến khích hành động của những “whistle blower” (người thổi cịi) và đều có những quy định thêm bảo vệ quyền lợi cũng như khen thưởng họ. Pháp luật Việt Nam có thể điều chỉnh và bổ sung những quy định theo hướng đó, để có thể luật hóa những cơ chế bảo vệ này.

Đối với chủ nợ, cơ chế duy nhất để bảo vệ chủ nợ là Luật Phá sản, chủ yếu chỉ liên quan tới việc thanh lý các tài sản nhằm thu hồi lại vốn cho chủ nợ. Trong khi đó, các nước khác trong châu Á có những quy định mạnh mẽ hơn để bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, ví dụ như đối với quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quản trị công ty cổ phần việt nam dưới góc nhìn so sánh với các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)