2.2. Việc tiếp thu các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong
2.2.4. Về nguyên tắc vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản
cụ thể trong những quy định đó, dựa vào những quy định cụ thể đáp ứng được yêu cầu bảo đảm lợi ích của cổ đông và giúp cho các cổ đông có sự công bằng khi tham gia vào việc quản trị công ty.
2.2.4. Về nguyên tắc vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty quản trị công ty
Hiện tại, rất nhiều công ty vẫn đang tiếp nhận mô hình phát triển bền vững từ những công ty đa quốc gia đầu tư tại Việt Nam và áp dụng mô hình phát triển bền vững gắn với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trong những mô hình phát triển bền vững gắn với trách nhiệm xã hội này có nêu lên sự kết hợp hài hòa giữa các bên có quyền lợi liên quan, các vấn đề về môi trường (khí thải, năng lượng, nguyên vật liệu, nguồn nước, v.v…) và vấn đề về quản trị (việc làm, mối quan hệ giữa cấp nhân sự và quản lý, sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, đào tạo và giáo dục, tính đa dạng và bình đẳng, quyền con người, chống phân biệt đối xử, lao động trẻ em, v.v…), vấn đề về cộng đồng (cộng đồng địa phương, chống tham nhũng, v.v…) và các vấn đề về tuân thủ có liên quan. Tuy nhiên, bên cạnh những quy định rời rạc về bảo vệ lợi ích người lao động trong Luật Lao động thông qua đại diện tập thể người lao động, hay những trách nhiệm về bảo vệ môi trường, hay bảo vệ chủ nợ theo Luật Phá sản, chưa có quy định rõ ràng liên quan đến những vấn đề này và gắn với việc trách nhiệm của người quản lý công ty .
Một số quy định trong Luật doanh nghiệp có nhắc đến người lao động và chủ nợ trong trường hợp có thay đổi về hình thức doanh nghiệp như chia tách, sáp nhập hay giải thể, phá sản. Tuy nhiên, những đối tượng như người lao động và chủ nợ chỉ được thông báo chứ không hề có vai trò gì trong việc kiểm soát hoạt động hoặc quản trị công ty.
Trước đây, trong Luật doanh nghiệp 1999, có một quy định có thể coi là biểu hiện của việc chú trọng đến quyền lợi của bên có quyền và lợi ích của bên có quyền và lợi ích liên quan khi ràng buộc trách nhiệm của người quản lý công ty khi công ty không thể thanh toán được nợ phải thông báo tình hình tài chính công ty đến cho tất cả các chủ nợ, và người quản lý có thể bị sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại với chủ nợ khi không thự hiện việc thông báo này. Tuy nhiên, quy định này đến Luật doanh nghiệp 2005 và Luật doanh nghiệp 2014 đã bị bãi bỏ, do việc không phù hợp với vai trò, vị trí của thành viên Hội đồng Quản trị, do Hội đồng Quản trị là cơ quan đại diện cho Đại hội đồng cổ đông, tức là chủ sở hữu công ty , chứ không nhân danh công ty, và không có nghĩa vụ phải thông báo những thông tin của công ty đối với các bên khác.
Về mặt pháp lý, mối quan hệ giữa người lao động và chủ nợ đối với công ty hoàn toàn độc lập với mối quan hệ giữa công ty và các cổ đông. Các chủ nợ có thể có quyền can thiệp vào việc hoạt động của công ty trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp, theo đó chủ nợ có thể được phép quyết định đồng ý với việc tiếp tục hoạt động hoặc thanh lý các tài sản, hoặc cân nhắc việc trở thành cổ đông của doanh nghiệp. Còn đối với người lao động, với sự bảo hộ của Luật Lao động, người lao động có thể tác động tới những quyết định của công ty liên quan đến lợi ích của người lao động thông qua thỏa ước lao động tập thể hoặc sử dụng quy chế dân chủ.
trí có ảnh hưởng đến việc quản trị công ty, có thể thấy rằng ở đây không thể quy định khiên cưỡng ép buộc các công ty đặt cho người lao động và chủ nợ một ghế trong Hội đồng quản trị hoặc tham dự Đại hội đồng cổ đông.