Đƣơng sự chỉ có thể bảo vệ đƣợc quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi thực hiện đƣợc các quyền, nghĩa vụ TTDS của họ. Quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự là một trong những quyền dân sự của công dân đƣợc xác định thành một nguyên tắc cơ bản trong pháp luật TTDS. Vì vậy, pháp luật TTDS quy định một trong những nguyên tắc cơ bản của BLTTDS đó là nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS. Đƣơng sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sƣ hoặc ngƣời khác có đủ điều kiện theo quy định pháp luật TTDS để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc pháp luật cơng nhận quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự thể hiện sự bình đẳng giữa các đƣơng sự khi tham gia TTDS.
Khi đƣơng sự có quyền, lợi ích hợp pháp về dân sự bị vi phạm hay tranh chấp thì họ có quyền tự bảo vệ mình hoặc nhờ ngƣời khác bảo vệ mình. Bảo đảm cho đƣơng sự thực hiện đƣợc việc ủy quyền hoặc nhờ ngƣời khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, đây là một trong những khía cạnh của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Nguyên tắc này đã đƣợc ghi nhận tại khoản 7, Điều
103 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 nhƣ sau: “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo,
quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm”.[36]
Một vấn đề rất quan trọng của quyền bảo vệ của đƣơng sự là quyền này gắn liền với các bảo đảm thực hiện quyền đó. Tịa án phải có trách nhiệm bảo đảm cho đƣơng sự thực hiện quyền bảo vệ của họ. Trong bất cứ trƣờng hợp nào thì Tịa án cũng khơng đƣợc cản trở, can thiệp hay gây khó khăn trong việc đƣơng sự mời luật sƣ hay ngƣời khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
Sự tham gia của luật sƣ đảm bảo thực hiện nguyên tắc “Bảo đảm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS”, một nguyên tắc cơ bản của
TTDS. Luật sƣ đƣợc đƣơng sự yêu cầu tham gia tố tụng với nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Vì vậy, họ có nghĩa vụ phải trợ giúp cho đƣơng sự về mọi mặt trong các vấn đề về pháp luật. Những vấn đề này có thể là luật sƣ giải thích cho đƣơng sự về các quyền và nghĩa vụ của mình, quyền và nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc thực hiện các yêu cầu, nguyện vọng của đƣơng sự nhằm giúp họ cung cấp thêm những tình tiết có liên quan đến vụ án mà có lợi cho họ, bởi với sự hỗ trợ giúp đỡ của luật sƣ, đƣơng sự sẽ bảo vệ hiệu quả hơn quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Các đƣơng sự có cơ hội đƣợc thực hiện đầy đủ các quyền và làm tròn nghĩa vụ trong TTDS, đồng thời, điều này đảm bảo cho các chủ thể tham gia tố tụng có quyền bình đẳng trƣớc pháp luật. Bởi lẽ, khi tham gia tố tụng, khơng phải đƣơng sự nào cũng có sự am hiểu về pháp luật để có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Họ thƣờng gặp khó khăn trong việc nhận thức quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời các quy định của pháp luật cũng khá phức tạp, dẫn đến khi thực hiện các hoạt động tố tụng, đƣơng sự không khỏi gặp phải những rắc rối, khó khăn trong việc đảm bảo quyền lợi của mình. Do đó, khi có sự tham gia của luật sƣ, họ sẽ không chỉ hỗ trợ cho đƣơng sự về mặt nội dung chun mơn mà cịn hỗ trợ về thủ tục tố tụng cho đƣơng sự.
Mặt khác, đối với mỗi ngƣời dân nói chung, việc xác định đúng vị trí, vai trị của ngƣời luật sƣ trong TTDS sẽ giúp họ biết đƣợc ngoài cách thức tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì cịn có thể nhờ luật sƣ hỗ trợ các vấn đề pháp lý. Từ đó, ngƣời dân biết tìm đến luật sƣ khi cần thiết và biết tin tƣởng vào pháp luật và hiệu quả hoạt động của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS.