Hoàn thiện các quy định của pháp luật về sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 75 - 77)

LUẬT SƢ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự tố tụng dân sự

Bên cạnh những điểm đáng ghi nhận thì BLTTDS 2015 vẫn còn chƣa thực sự hoàn thiện khi chƣa giải quyết những vấn đề bất cập tồn tại trên thực tế. Do vậy cần phải hoàn thiện hơn nữa các quy định của BLTTDS 2015.

Thứ nhất, bổ sung quy định về hình thức uỷ quyền

Để đảm bảo sự rõ ràng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời đại diện và ngƣời đƣợc đại diện thì hợp đồng ủy quyền đại diện phải đƣợc lập thành văn bản và quy định văn bản đó phải đƣợc cơng chứng, chứng thực. Về nội dung ủy quyền đại diện cần phải quy định rõ thời hạn ủy quyền, phạm vi ủy quyền xác định rõ quyền và nghĩa vụ của ngƣời đại diện từ đó tránh tình trạng vƣợt q phạm vi ủy quyền, lạm quyền gây bất lợi cho đƣơng sự đồng thời để cơ quan tiến hành TTDS nắm đƣợc rõ những quyền, nghĩa vụ của ngƣời đại diện theo ủy quyền.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung quy định về uỷ quyền khởi kiện và ký đơn khởi kiện

Ngƣời đƣợc ủy quyền là ngƣời đại diện cho ngƣời ủy quyền theo thỏa thuận giữa các bên và họ thực hiện công việc uỷ quyền nhân danh cho ngƣời đã uỷ quyền. Nghĩa là, ngƣời đƣợc uỷ quyền sẽ “nhập vai” nhƣ chính ngƣời uỷ quyền, họ thực hiện tất cả các nhiệm vụ đƣợc uỷ quyền thì việc họ ký tên thay ngƣời uỷ quyền vào đơn khởi kiện là điều bình thƣờng và hoàn toàn phù hợp với qui định của pháp luật.

Nhƣ vậy, cần bổ sung quy định về việc ngƣời khởi kiện đƣợc uỷ quyền khởi kiện và ngƣời đại diện theo uỷ quyền có quyền ký vào đơn khởi kiện khi đƣợc uỷ quyền khởi kiện để phù hợp với quy định của pháp luật về ủy quyền và sẽ tạo công bằng cho tất cả các chủ thể có quyền khởi kiện khi tham gia vào q trình tố tụng tại Tòa án.

Thứ ba, bổ sung các quy định về trình tự, thu thập thực hiện các biện pháp thu thập chứng cứ tại khoản 1 Điều 97 BLTTDS năm 2015, đặc biệt quy định riêng biệt về trình tự, thu thập chứng cứ điện tử

Chứng cứ phải đƣợc cung cấp, thu thập, đánh giá, bảo quản, bảo vệ theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Tuy nhiên, nhƣ đã phân tích ở mục 2.1. thì BLTTDS năm 2015 chƣa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp thu thập chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức đặc biệt đối với các chứng cứ điện tử. Do đó, để các tài liệu, chứng cứ và tình tiết, sự kiện đƣợc lƣu giữ trong thông điệp dữ liệu điện tử do cá nhân, cơ quan, tổ chức thu thập có giá trị chứng minh và đƣợc Tòa án sử dụng làm chứng cứ cho việc giải quyết vụ án dân sự nói chung và tranh chấp hợp đồng nói riêng thì các nhà làm luật cần bổ sung trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức đặc biệt là trình tự, thủ tục thu thập thông điệp dữ liệu điện tử.

Thứ tư, cần quy định các chế tài đối với việc cản trở hoạt động thu thập chứng cứ của đương sự, người đại diện và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Pháp luật TTDS cần quy định cụ thể hơn biện pháp chế tài đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lƣu giữ hoặc quản lí chứng cứ cố tình khơng cung cấp chứng cứ cho đƣơng sự, ngƣời đại diện, ngƣời bảo vệ hoặc các cơ quan có thẩm quyền cần phải hƣớng dẫn cụ thể các biện pháp xử lý các hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của đƣơng sự, ngƣời đại diện, ngƣời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự giống nhƣ đối với các hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của Tịa án, Viện kiểm sát. Theo đó, trong trƣờng hợp các cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lƣu giữ chứng cứ hoặc quản lý chứng cứ từ chối cung cấp chứng cứ mà khơng có lý do chính đáng; cung cấp không đầy đủ, kịp thời; cung cấp tài liệu, chứng cứ khơng chính xác theo yêu cầu của đƣơng sự thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật nhƣ phạt cảnh cáo, phạt tiền, cƣỡng chế thi hành, xử lý kỷ luật hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Quy định này sẽ nhằm bảo đảm cho đƣơng sự, ngƣời đại diện và ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự thực hiện quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ.

Thứ năm, cần bổ sung quy định về trường hợp những người không được tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo uỷ quyền

Để thực hiện tốt trách nhiệm đại diện cho đƣơng sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đƣơng sự cũng nhƣ đảm bảo tính khách quan và công bằng giữa các đƣơng sự thì pháp luật TTDS cần bổ sung quy định một ngƣời chỉ có thể tham gia tố tụng với một tƣ cách hoặc là ngƣời đại diện do đƣơng sự ủy quyền hoặc là ngƣời bảo vệ quyền lợi cho đƣơng sự, chứ không đƣợc tham gia tố tụng cùng một lúc với hai tƣ cách vừa là ngƣời đại diện do đƣơng sự ủy quyền vừa là ngƣời bảo vệ quyền lợi cho đƣơng sự khi quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự khơng đối lập nhau để có thể thống nhất việc triển khai thực hiện các quy định đảm bảo sự tuân thủ pháp luật, chặt chẽ trong quy trình và phù hợp với thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)