Những hạn chế, vướng mắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 70 - 75)

Trên thực tế việc thực hiện các quy định của pháp luật về ngƣời đại diện và ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự vẫn còn nhiều vƣớng mắc, bất cập, cụ thể:

Thứ nhất, số lượng luật sư tham gia TTDS đã được gia tăng đáng kể cả về chất và lượng nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu trên thực tế.

Số lƣợng luật sƣ hiện có so với dân số cịn rất thấp. Theo chiến lƣợc phát triển nghề Luật sƣ thì đến năm 2020, nƣớc ta sẽ có khoảng 18.000 - 20.000 Luật sƣ. Tỷ lệ luật sƣ nƣớc ta hiện nay trung bình là 1 luật sƣ/15.088 ngƣời dân, trong khi đó tỷ lệ này ở Thái Lan là 1/1526, Singapore là 1/1.000, Nhật Bản là 1/ 4.546, Pháp là 1/1.000, Mỹ là 1/250. Mặt khác, số lƣợng luật sƣ phát triển chƣa cân đối giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, trung du. luật sƣ chủ yếu tập trung ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh [47]. Sở dĩ có sự phân bổ nhƣ vậy xuất phát từ việc dân số tập trung không đồng đều trên cả nƣớc. Tại khu vực thành thị, dân số đông đúc hơn, cơ hội phát triển nghề nghiệp cũng nhiều hơn nên thu hút nhiều luật sƣ về hành nghề hơn các khu vực vùng núi.

Bên cạnh đó, chất lƣợng của đội ngũ luật sƣ còn nhiều hạn chế. Hiệu quả tham gia tố tụng của luật sƣ vẫn còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu tranh tụng tại phiên toà theo tinh thần cải cách tƣ pháp. Các luật sƣ vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến quá trình bào chữa, tranh luận, đƣa ra yêu cầu, kiến nghị tại phiên tồ. Một số luật sƣ cịn có thái độ ứng xử nghề nghiệp chƣa đúng mực trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng và luật sƣ đồng nghiệp, làm ảnh hƣởng đến uy tín của đội ngũ luật sƣ. Hơn nữa, luật sƣ nƣớc ta cịn yếu về trình độ ngoại ngữ cũng nhƣ kiến thức về pháp luật quốc tế. Điều này dẫn đến nguy cơ chúng ta thua ngay trên “sân nhà” trong các vụ tranh chấp liên quan đến việc mâu thuẫn giữa quyền lợi của Nhà nƣớc Việt Nam, các doanh nghiệp, cơng dân Việt Nam với nƣớc ngồi. Trong Đoàn Luật sƣ thành phố Hà Nội - Đoàn luật sƣ đƣợc coi là mạnh nhất nƣớc, trong tổng số khoảng 4.000 luật sƣ và ngƣời tập sự hành nghề luật sƣ thì chỉ có khoảng 400 ngƣời nghe, nói thạo tiếng Anh. Khơng thơng thạo ngoại ngữ, các Luật sƣ sẽ mất những cơ hội trao đổi, tiếp thu kinh nghiệm quý báu của đồng nghiệp khu vực và quốc tế trong hoạt động pháp lý ngày một rộng mở hiện nay. Điều này là do nhiều luật sƣ chƣa đƣợc đào tạo một cách bài bản về kỹ năng hành nghề và trong quản lý hành nghề luật sƣ, vẫn cịn tình trạng thiếu tập trung, thiếu thống nhất… cịn đội ngũ luật sƣ chuyên sâu trong lĩnh vực TTDS vẫn đang trong quá trình hình thành. Hơn nữa, thực tế cho thấy số lƣợng ngƣời Việt Nam giỏi ngoại ngữ ở các lĩnh vực đều vẫn còn hạn chế nên nghề luật sƣ cũng không phải ngoại lệ [42].

Chính vì vậy nên trong thời gian vừa qua, phần lớn các vụ tranh chấp thƣơng mại quốc tế, các cơ quan, tổ chức của Việt Nam khi tham gia TTDS chủ yếu đều phải thuê luật sƣ nƣớc ngoài nhƣ vụ án về tranh chấp tàu biển của Vinalines, cụ thể:

“Vinalines Global là tàu hàng được Tổng công ty Hàng hải cho đối tác Ấn Độ thuê trọn gói theo hợp đồng định hạn. Theo Vinalines, đến cuối tháng 3 năm 2011, đối tác thuê tàu chưa trả tiền cước, do đó chi nhánh Vinalines TP HCM (đơn vị trực tiếp cho thuê tàu) đã ra thông báo giữ hàng lại trên tàu.Tuy nhiên, tồn bộ hàng hóa trên tàu lại thuộc sở hữu của bên thứ 3, là chủ hàng Trung Quốc. Đối tác này đã trả tiền cước cho bên thuê lại tàu trước khi tàu cập cảng. Do đó, tịa án Trung Quốc cho rằng việc Vinalines giữ hàng là sai, phải bồi thường cho chủ hàng. Mức phí được tồn án xác định là 800.000 USD và phía Trung Quốc sẽ giữ tàu trong thời gian chờ đợi Vinalines bồi thường. Trước đó, chủ hàng từng yêu cầu Vinalines bồi thường 1,8 triệu USD.Thời hạn chót để thực hiện là ngày 15/4/2011. Nếu Vinalines không bồi thường và chuyển tiền trong vịng 8 ngày thì tồ án sẽ phát mại tàu.”

Do các tranh chấp liên quan đến tàu biển thƣờng đƣợc quy định hợp đồng sẽ đƣợc giải quyết bằng pháp luật của Singapore, do đó, khi nhận đƣợc thơng báo có liên quan đến tranh chấp tàu biển nêu trên Vinalines đã mời một luật sƣ ngƣời Anh hành nghề tài Singapore để đại diện tham gia giải quyết tranh chấp và cố gắng thƣơng thuyết với chủ hàng Trung Quốc để giảm mức phí bồi thƣờng.

Ngồi ra, vị trí, vai trị của luật sƣ trong xã hội và trong tham gia tố tụng còn hạn chế, chƣa thực sự đƣợc nhìn nhận đúng và đầy đủ theo tinh thần của Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ Chính trị [8]. Nhận thức của xã hội về vị trí, vai trị của luật sƣ trong việc tƣ vấn, giúp đỡ về mặt pháp lý chƣa toàn diện, sâu sắc; nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sƣ cịn ít. Thực tiễn thời gian qua đã cho thấy, do chƣa nhận thức đúng đắn về vai trò hỗ trợ pháp lý của luật sƣ nên các doanh nghiệp đã gặp nhiều bất lợi, thiệt hại trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là khi tham gia các giao dịch thƣơng mại quốc tế. Hoạt động hành nghề của luật sƣ, tổ chức hành nghề luật sƣ chƣa mang tính chuyên nghiệp, số luật sƣ hành nghề kiêm nhiệm các cơng việc khác vẫn cịn khá cao, chiếm trên 20%, số tổ chức hành nghề luật sƣ có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất thiếu thốn, quản lý điều hành kém còn chiếm đa số (chiếm hơn 75%), số tổ chức hành nghề luật sƣ chuyên sâu trong các lĩnh vực, nhất là trong kinh doanh, thƣơng mại còn rất ít. Hoạt động hành nghề của các luật sƣ thời gian qua chủ yếu vẫn là tham gia tố tụng,

nhƣng trên thực tế, chỉ khoảng 20% vụ án hình sự trong cả nƣớc có luật sƣ tham gia. Việc sử dụng dịch vụ tƣ vấn pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vẫn còn thấp so với yêu cầu thực tế, hiện nay mới chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sƣ, trong số đó chỉ có gần 20% doanh nghiệp ký hợp đồng sử dụng dịch vụ thƣờng xuyên, còn lại là hợp đồng theo vụ việc.

Bên cạnh đó, đối tƣợng khách hàng của các luật sƣ, tổ chức hành nghề luật sƣ vẫn chủ yếu tập trung vào khách hàng truyền thống là cá nhân, chiếm 85%. Tỷ lệ khách hàng là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức còn ở mức độ khiêm tốn, khoảng 15%. Trong đó, số lƣợng vụ việc luật sƣ tham gia tƣ vấn pháp luật, giải quyết tranh chấp liên quan đến thƣơng mại quốc tế chiếm tỷ lệ rất thấp. Vai trị tự quản của các Đồn luật sƣ trong việc quản lý luật sƣ và hành nghề luật sƣ còn bộc lộ những hạn chế. Liên đoàn Luật sƣ Việt Nam mới đƣợc thành lập, tuy đã triển khai có kết quả nhiều hoạt động, bƣớc đầu phát huy đƣợc vai trò tự quản, tuy nhiên vẫn cịn trong giai đoạn xây dựng, hồn thiện tổ chức và phƣơng thức hoạt động.Công tác quản lý nhà nƣớc về luật sƣ cịn bất cập, cơ chế quản lý có phần cịn lỏng lẻo chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với tổ chức và hoạt động của tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sƣ cịn có mặt hạn chế.

Thứ hai, một số hạn chế, vướng mắc về các quy định của pháp luật

Quy định về hình thức uỷ quyền trong TTDS chưa quy định rõ ràng, thống nhất:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 86 BLTTDS 2015: “Người đại diện theo ủy quyền trong TTDS thực hiện các quyền, nghĩa vụ TTDS theo nội dung văn bản ủy quyền”. Nhƣ vậy, có thể hiểu pháp luật quy định hình thức ủy quyền trong TTDS là

văn bản. Ngoài ra, theo khoản 6 Điều 272 BLTTDS 2015 thì việc uỷ quyền ở phúc thẩm phải đƣợc lập thành văn bản có cơng chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trƣờng hợp văn bản uỷ quyền đó đƣợc lập tại Tồ án có sự chứng kiến của thẩm phán hoặc ngƣời đƣợc chánh án Tồ án phân cơng. Nhƣ vậy, nếu đƣơng sự, ngƣời đại diện theo pháp luật uỷ quyền ở giai đoạn sơ thẩm thì văn bản uỷ quyền có cần cơng chứng, chứng thực nhƣng vấn đề này pháp luật chƣa quy định cụ thể.

Quy định về quyền ký đơn của luật sư đại diện theo ủy quyền trong TTDS:

Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 189 BLTTDS 2015 thì cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có thể tự mình hoặc nhờ ngƣời khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 86 BLTTDS 2015 thì ngƣời đại diện theo uỷ

quyền có quyền và nghĩa vụ tố tụng của đƣơng sự trong phạm vi uỷ quyền. Quyền khởi kiện cũng là một quyền của đƣơng sự không bị cấm uỷ quyền nhƣng trên thực tế khơng phải Tồ án nào cũng chấp nhận việc để ngƣời đại diện theo uỷ quyền ký vào đơn khởi kiện thay cho ngƣời khởi kiện.Về vấn đề này, pháp luật TTDS cần có quy định rõ ràng và cụ thể hơn để đảm bảo quyền khởi kiện cho các đƣơng sự.

Quy định về chấm dứt đại diện của đương sự trong TTDS

Mặc dù BLTTDS năm 2015 đã có những điểm mới về việc quy định các căn cứ chấm dứt đại diện một cách đầy đủ và tập trung hơn so với BLTTDS 2005 hay BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 nhƣng vẫn còn điểm hạn chế là mới chỉ ra căn cứ mà chƣa có định hƣớng áp dụng quy định cụ thể về căn cứ đơn phƣơng chấm dứt quan hệ ủy quyền để có nghĩa vụ thơng báo với Tòa án khi chấm dứt quan hệ đại diện theo ủy quyền do đơn phƣơng chấm dứt và nghĩa vụ thông báo cho bên đối phƣơng về việc đơn phƣơng chấm dứt quan hệ đại diện theo ủy quyền để đảm bảo q trình tố tụng khơng bị ngắt quãng đƣợc thực hiện liên tục. Bên cạnh đó cũng chƣa có quy định cụ thể về thời gian hợp lý trƣớc khi đơn phƣơng chấm dứt quan hệ ủy quyền.

Theo đó, pháp luật hiện tại chƣa quy định chế tài đối với trƣờng hợp các cá nhân, cơ quan, tổ chức cố tình khơng cung cấp chứng cứ cho đƣơng sự, ngƣời đại điện và ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Quy định của pháp luật mới dừng chỉ ở mức quy định mà chƣa đề ra chế tài xử lý các hành vi vi phạm, điều này khiến cho việc có quy định nhƣng các bên tham gia TTDS lại không thực hiện đúng nghĩa vụ đề ra và gây khó khăn trong việc giải quyết VADS.

Khơng chỉ vậy pháp luật cịn chƣa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp thu thập chứng cứ tại khoản 1 Điều 97 BLTTDS năm 2015 đặc biệt là trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ điện tử. Chứng cứ điện tử hiện là những chứng cứ thông dụng trong đời sống xã hội, tuy nhiên, do tính chất cũng nhƣ đặc điểm của chứng cứ điện tử hoàn toàn khác biệt so với các chứng cứ đƣợc quy định hiện tại. Do đó, việc thu thập chứng cứ điện tử cần có các quy định riêng để phù hợp và thiết nghĩ cần xây dựng Luật chứng cứ để từ đó đƣa ra các quy định đối với luật sƣ trong quá trình thu thập và giao nộp chứng cứ khi luật sƣ tham gia giải quyết VADS để nâng cao vị thế cũng nhƣ vai trò của luật sƣ trong TTDS.

Cuối cùng, điểm thiếu sót lớn nhất là chƣa có quy định cụ thể về việc luật sƣ có thể đồng thời vừa là ngƣời đại diện theo uỷ quyền, vừa là ngƣời bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của nhiều đƣơng sự trong cùng một vụ án khi mà quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự không đối lập nhau, điều này trực tiếp ảnh hƣởng đến quá trình tham gia giải quyết VADS của luật sƣ trong TTDS. Việc chƣa có quy định cụ thể cũng có thể dẫn đến trong quá trình giải quyết VADS tòa án sẽ lúng túng trong việc giải thích cho đƣơng sự, do đó, học viên thiết nghĩ pháp luật nên có nghiên cứu cụ thể và đƣa ra quy định phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)