Hoạt động tố tụng dân sựcủa luật sư với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 62 - 67)

và lợi ích hợp pháp của đương sự

Trong TTDS có nhiều giai đoạn tố tụng khác nhau, ở mỗi giai đoạn thì luật sƣbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự cần phải thực hiện các hoạt động tố tụng khác nhau để hỗ trợ đƣơng sự trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng

sự.

Ở giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự, luật sƣ là ngƣời hƣớng dẫn cho

đƣơng sự xác định đúng quan hệ pháp luật nội dung đang tranh chấp để đƣa ra yêu cầu chính xác, hợp pháp. Để đƣợc Tịa án chấp nhận thụ lý giải quyết VADS, luật sƣ cần hƣớng dẫn cho đƣơng sự một số công việc để khởi kiện nhƣ tƣ vấn về trình tự khởi kiện, giúp đƣơng sự soạn thảo đơn khởi kiện, tƣ vấn về việc gửi các chứng cứ, tài liệu nào cùng với đơn khởi kiện đến Tịa án và việc nộp tạm ứng án phí; tƣ vấn về việc xác định thẩm quyền của Tòa án giải quyết; tƣ vấn cho đƣơng sự về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu cần thiết, ... Trên cơ sở các tƣ vấn của luật sƣ thì ngƣời khởi kiện có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng. Nếu Tòa án từ chối thụ lý vụ án do chƣa đủ điều kiện thụ lý thì luật sƣ có trách nhiệm hƣớng dẫn đƣơng sự bổ sung đầy đủ. Nếu nhƣ Tòa án tiếp tục từ chối thụ lý, trả lại đơn khởi kiện thì luật sƣ sẽ hƣớng dẫn đƣơng sự làm đơn khiếu nại đến chủ thể có thẩm quyền giải quyết.

Ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, luật sƣ sẽ hỗ trợ đƣơng sự thu

thập, nghiên cứu, đánh giá các tài liệu, chứng cứ, hỗ trợ đƣơng sự trong việc đƣa ra các yêu cầu Tòa án tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, đƣa ra các yêu cầu phản tố đối với đƣơng sự là bị đơn hay yêu cầu độc lập với đƣơng sự là ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan… Bên cạnh các chứng cứ, tình tiết có liên quan đến vụ án, các tài liệu thu thập đƣợc từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, luật sƣ cần tự mình thu thập tài liệu, tình tiết liên quan đến vụ án, từ đó tìm ra các điểm có lợi để bảo vệ cho đƣơng sự. Hoạt động này sẽ tạo điều kiện cho luật sƣ có cái nhìn khái qt, tổng quan, vừa ở mức độ cụ thể, chuyên sâu hơn đối với VADS mà mình tham gia. Mặt khác, từ những tài liệu có trong hồ sơ vụ án, luật sƣ cần nghiên cứu kĩ để phát hiện những sai lầm, thiếu sót, vi phạm pháp luật trong q trình giải quyết VADS của Tồ án.

Trong việc hòa giải giữa các đƣơng sự trong vụ án dân sự, luật sƣ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự sẽ giúp cho các đƣơng sự hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật, khiến các bên tranh chấp tiếp cận gần hơn đến lợi ích của nhau, nhìn nhận vấn đề tổng quan và sâu sắc hơn, tháo gỡ rắc rối, trên cơ sở đó dễ dàng hơn trong việc đạt đƣợc sự đồng thuận và mục đích của việc hịa giải. Từ đó, giúp q trình tố tụng nhanh chóng kết thúc, đạt hiệu quả cao trong giai đoạn thi hành án.

sự pháp luật quy định khơng đƣợc hịa giải hoặc khơng tiến hành hịa giải đƣợc, Tịa án tiến hành phiên xét xử sơ thẩm vụ án dân sự. Tại phiên tòa sơ thẩm Tòa án sẽ quyết định giải quyết nội dung của vụ án, xác định quyền và nghĩa vụ của các đƣơng sự làm cơ sở cho việc thi hành án. Sau khi chủ tọa phiên tòa giới thiệu họ tên những ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời giám định, luật sƣ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đƣơng sự có thể giúp đƣơng sự yêu cầu thay đổi ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch nếu có căn cứ theo quy định của pháp luật, cung cấp thêm chứng cứ hoặc đề nghị tòa án triệu tập thêm ngƣời làm chứng khi xét thấy cần thiết cho vụ án. Trong thủ tục hỏi của phiên tòa sơ thẩm, luật sƣ trình bày yêu cầu của nguyên đơn và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp nếu là luật sƣ bảo vệ cho nguyên đơn, còn nếu là luật sƣ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn thì trình bày ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn và chứng cứ để chứng minh cho đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp. luật sƣ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan sẽ trình bày ý kiến của ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đối với yêu cầu, đề nghị của nguyên đơn, bị đơn, yêu cầu độc lập, đề nghị của ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và chứng cứ để chứng minh cho đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp.

Trong thủ tục tranh luận của phiên tòa sơ thẩm, luật sƣ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự phát biểu ý kiến và đƣơng sự cũng có quyền bổ sung ý kiến cho luật sƣ của mình. Khi tranh luận trình bày quan điểm của mình, luật sƣ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đƣơng sự cần nhận định các tình tiết quan trọng của vụ án, trình bày quá trình đánh giá chứng cứ, khẳng định lại giá trị chứng minh của chứng cứ kết hợp với căn cứ của pháp luật để làm căn cứ pháp lý, luật sƣ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự phải tôn trọng sự điều khiển của chủ toạ và phải tập trung làm sáng tỏ các tình tiết cần chứng minh trên cơ sở đó có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự một cách tốt nhất. Nếu thấy đã tranh luận về các vấn đề nhƣng vẫn chƣa rõ hoặc chƣa khẳng định đƣợc những tình tiết của vụ án thì ngƣời bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đƣơng sự có thể đề nghị Hội đồng xét xử quay lại thủ tục hỏi.

Ở giai đoạn phúc thẩm vụ án dân sự, sau khi Tòa án tiến hành phiên tịa sơ thẩm

thủ tục, thời hạn và tìm các căn cứ giúp cho đƣơng sự kháng cáo nếu cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho đƣơng sự. Nếu sau phiên tòa sơ thẩm, đƣơng sự mới nhờ luật sƣ bảo vệ thì tùy thuộc vào yêu cầu của đƣơng sự và thực tiễn bản án so với các tình tiết khách quan của vụ án mà ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự có thể giúp đƣơng sự chuẩn bị tài liệu, chứng cứ mới để kháng cáo một phần hay tồn bộ bản án, quyết định của Tịa án cấp sơ thẩm. Sau khi yêu cầu kháng cáo đƣợc Toà án cấp phúc thẩm thụ lý, luật sƣ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự cũng tiến hành những hoạt động thu thập các chứng cứ, tài liệu, nghiên cứu hồ sơ vụ án, hỗ trợ cho đƣơng sự trong việc đƣa ra các yêu cầu nhƣ yêu cầu thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, rút đơn khởi kiện, yêu cầu áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, yêu cầu thay đổi ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng… và đặc biệt là hoạt động tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm.

Ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm, luật sƣ bảo vệ quyền lợi cho đƣơng sự cần

tìm các căn cứ trong cả giải quyết vụ án trƣớc đó để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Sau đó, luật sƣ sẽ tƣ vấn và hỗ trợ đƣơng sự trong việc thực hiện quyền khiếu nại đến những ngƣời có thẩm quyền, thu thập và cung cấp chứng cứ cho những ngƣời có thẩm quyền kháng nghị, tiếp tục nghiên cứu hồ sơ và tranh tụng tại phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm để bảo vệ quyền lợi cho đƣơng sự.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2 này đã làm rõ đƣợc các quy định của pháp luật hiện hành về sự tham gia của luật sƣ trong TTDS với cả 2 vai trò là ngƣời đại diện theo uỷ quyền của đƣơng sự và ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự thông qua việc nghiên cứu, phân tích các điều kiện tham gia của luật sƣ, các căn cứ phát sinh, căn cứ chấm dứt, các quyền, nghĩa vụ của luật sƣ và tham vi, hình thức tham gia, cũng nhƣ các hoạt động của luật sƣ trong các giai đoạn tố tụng đối với từng vai trị. Thơng qua đó luận văn đƣa ra những hạn chế trong các quy định hiện hành hay những khó khăn mà luật sƣ gặp phải khi tham gia TTDS.

Từ những phân tích, nghiên cứu trong chƣơng 2, có thể thấy đã có sự thay đổi, bổ sung về việc quy định sự tham gia của luật sƣ trong TTDS ở cả hai tƣ cách là ngƣời đại diện theo uỷ quyền của đƣơng sự và ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong BLDS 2015 và BLTTDS 2015. Những sửa đổi, bổ sung này đã đem đến những thuận lợi hơn cho đƣơng sự, cho cơ quan tiến hành TTDS trong quá trình tố tụng. Từ đó sẽ đảm bảo tốt hơn các quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)