- Quy định pháp luật:
+ Cách thức này được tiếp cận chủ yếu ở các hình thức tập trung kinh tế [19] trong nội dung về kiểm soát hạn chế cạnh tranh của Luật Cạnh tranh qua thủ tục: Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Quy định này nhằm giúp cơ quan quản lý cạnh tranh kiểm soát được hoạt động cạnh tranh bởi vì pháp luật cấm tập trung kinh tế khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia chiếm trên 50% thị phần.
Doanh nghiệp có nghĩa vụ thơng báo trước khi sáp nhập hoặc mua lại cổ phần trong các vụ tập trung kinh tế (quy định chi tiết ở khoản 1 Điều 20 Luật Cạnh tranh).
+ Ngồi ra, sử dụng chế độ thơng báo cịn phản ánh tính khách quan trong hoạt động quản lý cạnh tranh từ phía cơ quan có thẩm quyền:
Cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thơng báo cơng khai quyết định cho hưởng miễn trừ theo quy định của Chính phủ (khoản 2 Điều 35 Luật Cạnh tranh).
Cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thông báo cho bên khiếu nại về việc thụ lý hồ sơ trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ theo khoản 2 Điều 59 Luật Cạnh tranh [26].
Điều tra viên phải thông báo tới các bên liên quan trong việc gia hạn thời hạn điều tra theo quy định tại khoản 3 Điều 90 Luật Cạnh tranh [26].
Thông báo bằng niêm yết công khai và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng văn bản tố tụng cạnh tranh theo Điều 71, Điều 72 Nghị định 116/2005/NĐ-CP [7].
Thông báo kết quả việc cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, thông báo kết quả việc tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh theo Điều 73 Nghị định 116/2005/NĐ-CP [7].
- Đánh giá quy định:
Chế độ thơng báo ở đây hình thức công khai đối với các vấn đề liên quan tới vụ việc cạnh tranh: thông báo từ cơ quan quản lý, thơng báo từ doanh nghiệp. Qua đó, cơ quan quản lý cạnh tranh có thể kiểm sốt được các vấn đề hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp. Hình thức thơng báo trong nội dung tập trung kinh tế của pháp luật cạnh tranh được xem như một loại cảnh báo đối với một doanh nghiệp có thị phần dưới 50% trên thị trường liên quan [16] (vì Luật cấm các doanh nghiệp tập trung kinh tế nếu các doanh nghiệp đó có thị phần kết hợp từ 50% trở lên trên thị trường liên quan).
Chế độ thơng báo có những ưu điểm là nhanh chóng trong truyền tải tin tức, là cơ sở để cơ quan quản lý nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp và các nội dung của vụ việc cạnh tranh. Đối với một số điểm còn bất cập trong thực hiện việc đăng ký (như quy định đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp) thì sử dụng chế độ thơng báo là lựa chọn hợp lý - xem đây như một loại giấy phép cho doanh nghiệp kinh doanh; doanh nghiệp sẽ phải chấp hành đúng quy định thông báo và chịu trách nhiệm về tính trung thực trong nội dung thơng báo của mình. Sự thay thế của chế độ thông báo cho chế độ đăng
ký trong những trường hợp cần thiết sẽ tạo điều kiện cho có thẩm quyền thực hiện chức năng nhiệm vụ được tốt hơn, giảm bớt thủ tục không cần thiết, không phù hợp với nội dung cần quản lý.
Tuy nhiên, thực tế pháp luật của chúng ta vẫn chưa nhấn mạnh vai trị của chế độ thơng báo. Cùng với chế độ báo cáo, chế độ thông báo cần được cụ thể hơn trong luật, từ đó cần được thực hiện đầy đủ theo định kỳ từ phía doanh nghiệp đối với yêu cầu cơ quan có thẩm quyền.