Cơ chế thực thi việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cạnh tranh trong kinh tế theo pháp luật việt nam (Trang 56 - 59)

Đối với vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, việc xử lý không phải là dễ. Cũng như bất kỳ pháp luật của lĩnh vực nào, pháp luật điều chỉnh việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh cần những cơ chế thực thi. Cơ chế thực thi minh bạch, ổn định và không phân biệt đối xử sẽ nâng cao giá trị của pháp luật cạnh tranh. Từ đó tạo nên nền tảng cho kinh tế thị trường ổn định vững mạnh. Mặc dù số lượng các vụ việc được xử lý vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh chưa nhiều nhưng sự dứt khoát trong các quyết định xử lý đã chứng tỏ quyết tâm của Việt Nam trong việc thực thi Luật Cạnh tranh. Các cơ chế được đề cập ở đây bao gồm: các cơ quan thực thi và cưỡng chế thực thi.

- Về các cơ quan thực thi: Tại khoản 1 Điều 121 Luật Cạnh tranh quy định về việc thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh: "Sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật, nếu bên phải thi hành khơng tự nguyện thi hành, khơng khởi kiện ra Tịa án theo quy định tại Mục 7 Chương V Luật Cạnh tranh thì bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó". Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở đây chính là cơ quan quản lý cạnh tranh, cơ quan đăng ký doanh nghiệp, cơ quan đăng ký hợp đồng... Trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý cạnh tranh của nhà nước cần sự phối hợp của nhiều cơ quan cùng với các cơ quan cạnh tranh ở các giai đoạn khác nhau. Cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh trong sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh. Quy định trên được cụ

thể hóa tại khoản 2 Điều 55 Nghị định 120/2005/NĐ-CP: "Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề do mình đã cấp cho các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo yêu cầu của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh".

- Về cưỡng chế thực thi: Tại khoản 2 Điều 121 Luật Cạnh tranh quy

định: "Trường hợp quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành thì bên được thi hành có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành tổ chức thực hiện quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh". Điều 56 Nghị định 120/2005/NĐ-CP quy định thêm về nội dung cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác trong đó nêu rõ nếu hết thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được giao quyết định xử lý vi phạm tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo thủ tục quy định tại Điều 66, Điều 67 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính [21] và Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Tuy đã có cơ chế để thực thi xử lý vi phạm đối với lĩnh vực cạnh tranh nhưng thực tế pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh cịn thiếu cơ chế. Bên cạnh đó là các cơ quan thực thi hoạt động kém hiệu quả. Sự kém hiệu quả của các cơ quan thực thi thể hiện ở chỗ: thiếu sự phối hợp lẫn nhau; khó khăn chung là các cơ quan này chưa được trang bị đủ năng lực và vị thế; khó khăn riêng là bản thân mỗi cơ quan gặp những trong q trình thực thi. Ví dụ cơ quan thi hành án dân sự có chức năng kiến nghị xử lý với những trường hợp thi hành phần tài sản trong quyết định vụ việc cạnh tranh có đủ điều kiện thi hành nhưng chậm thi hành hoặc không thi hành được phát hiện trong qúa trình kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ để thi hành phần tài sản đó. Khó khăn của cơ

quan thi hành án dân sự thường gặp phải là thái độ thiếu hợp tác của bên phải thi hành. Đây chỉ là một trong những ví dụ một cơ quan trong q trình cưỡng chế thực thi xử lý vi phạm nhưng cũng phản ánh được phần nào những trở ngại trong đảm bảo thực thi xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh ở nước ta. Như vậy, để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống cũng rất là khó khăn vì gặp trở ngại từ nhiều yếu tố liên quan.

Có thể đánh giá như sau: về cơ bản cơ chế thực thi xử lý vi phạm đối với hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh hiện nay là chưa đáp ứng được về hiệu quả như yêu cầu đặt ra. Nguyên nhân của tình trạng này là sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền chưa chặt chẽ, hơn nữa các cơ quan lại gặp những trở ngại riêng trong thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Việc quy định nhiều cơ quan cùng có thẩm quyền để thực thi xử lý vi phạm cạnh tranh cũng dễ tạo ra chồng chéo trách nhiệm. Để việc xử lý các hành vi vi phạm luật cạnh tranh được nghiêm minh và có tác dụng thực thi, các cơ quan thực thi cần được tăng năng lực trong nhiệm vụ được giao phó.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cạnh tranh trong kinh tế theo pháp luật việt nam (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)