Pháp luật Việt Nam quy định về cơ quan xử lý vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm:
- Cơ quan quản lý cạnh tranh và Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh được quy định tại Điều 42 Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác [8]. Với chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định, hiện nay Cục Quản lý cạnh tranh đang có những hoạt động phối hợp với các cơ quan quản lý ngành để nhận diện, rà sốt các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh (nếu có). Từ đó, sẽ tổng hợp trình Chính phủ ban hành văn bản quy định phù hợp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý cạnh tranh nói chung được thống nhất.
Pháp luật cạnh tranh bao gồm cả mảng luật công và luật tư, bởi vậy các chế tài áp dụng cũng đa dạng. Do đó, việc áp dụng các chế tài phạt thuộc thẩm quyền của Cục Quản lý cạnh tranh không chỉ đơn thuần là phạt hành chính thơng thường mà có sự kết hợp với các biện pháp của dân sự, kinh tế
Đối chiếu với các quy định pháp luật hiện nay ở Việt Nam đã có một số lĩnh vực như Sở hữu trí tuệ thì "tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật về cạnh tranh" (khoản 3 Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009) [27]. Như vậy, Cục Quản lý cạnh tranh hồn tồn có thẩm quyền áp dụng các quy định của Luật Cạnh tranh để xử lý các vi phạm cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực này. Thẩm quyền của các cơ quan khác đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Các cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt với vi phạm cạnh tranh trong phạm vi nội bộ quản lý ngành như: Điện lực (theo Luật Điện lực 2005), Viễn thông (theo Luật Viễn thông 2009), Ngân hàng … Những ngành kinh tế này đã có cơ sở pháp lý cho những quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm liên quan đến vấn đề cạnh tranh của ngành.
- Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) theo quy định tại khoản 2 Điều 107 Luật Cạnh tranh, có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh của cơ quan quản lý cạnh tranh. Khi giải quyết khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Thương mại có các quyền tương tự như quyền của Hội đồng cạnh tranh, bao gồm: giữ nguyên quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong trường hợp xét thấy việc khiếu nại khơng đủ căn cứ; sửa một phần hoặc tồn bộ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh nếu quyết định này không đúng pháp luật; hủy quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và chuyển hồ sơ cho vụ việc cạnh tranh cho Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh giải quyết lại trong các trường chứng cứ chưa được thu thập và xác minh đầy đủ, thành phần của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh không đúng quy định của Luật hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về tố tụng cạnh tranh (Điều 112 Luật Cạnh tranh).
Nếu đương sự khơng nhất trí với quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại thì có quyền khởi kiện ra Tịa hành chính để giải quyết.
- Tịa án: Tịa hành chính Tịa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện đối với quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc giải quyết khiếu nại quyết định của Cơ quan quản lý cạnh tranh trong vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh, theo thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
- Hội đồng cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh được quy định tại Điều 43 Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh [8]. - Một số vụ việc do Cục Quản lý cạnh tranh xử lý (theo Hồ sơ một số vụ việc cạnh tranh không lành mạnh của Cục Quản lý cạnh tranh):
Từ khi được thành lập đến nay, Cục Quản lý cạnh tranh đã vào cuộc điều tra và xử nhiều vụ việc liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh.
+ Vụ việc Cơng ty Cổ phần Liên kết trí thức in tờ rơi có nội dung sai lệch về sản phẩm bán hàng đa cấp:
Thời gian: tháng 8 đến tháng 11/2007.
Nội dung: Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội chuyển hồ sơ và biên bản ghi nhận Công ty ty Cổ phần Liên kết trí thức in tờ rơi có nội dung sai lệch về sản phẩm bán hàng đa cấp.
Hành vi: Bán hàng đa cấp bất chính
Xử lý: Điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh Kết quả: Quyết định phạt tiền 85 triệu đồng.
+ Vụ việc Công ty Trung Thông khiếu nại Công ty Gas Petrolimex Đà Nẵng:
Thời gian: tháng 11/2007
Nội dung: Công ty TNHH Trung Thông khiếu nại Công ty Gas Petrolimex Đà Nẵng có hành vi gièm pha doanh nghiệp khác liên quan đến kinh doanh gas.
Xử lý: Điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh
Kết quả: Kết thúc q trình điều tra sơ bộ khơng phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh.
+ Vụ việc Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật và quản lý môi trường khiếu nại Cơng ty TNHH Tồn Cầu.
Thời gian: tháng 4 đến tháng 9/2008
Nội dung: Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật và quản lý môi trường khiếu nại về hành vi sao chép bao bì sản phẩm của Cơng ty TNHH Tồn Cầu.
Hành vi: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn
Xử lý: Điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh
Kết quả: Quyết định phạt 15 triệu đồng, Quyết định số 189/QĐ - QLCT ngày 30/10/2008.
- Ví dụ một số vụ do Hội đồng cạnh tranh xử lý:
+ Vụ việc liên quan đến tranh chấp phí cung ứng của Hợp đồng dịch
vụ tra nạp nhiên liệu máy bay [2] Jet A1 giữa Công ty Xăng dầu Hàng không
(Vinapco) và hãng Hàng không cổ phần Jestar Pacific (JPA) xảy ra vào tháng 4/2008. Ngày 14/4/2009, Hội đồng Cạnh tranh đã ra Quyết định số 11/QĐ-HĐXL xử phạt hành chính Công ty Vinapco bằng tiền với mức phạt 3,37 tỷ đồng; kiến nghị tách Vinapco ra khỏi Công ty mẹ Vietnam Airlines. Hội đồng Cạnh tranh xác định rằng Vinapco đã hai hành vi hạn chế cạnh tranh theo khoản 2, khoản 3 Điều 14 Luật Cạnh tranh là áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng và lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay điỉu hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết khơng có lý do chính đáng.
+ Vụ việc xử phạt 19 doanh nghiệp bảo hiểm: Ngày 29/7/2010, sau 3
ngày điều trần, Hội đồng Cạnh tranh đã ra phán quyết về mức phạt 19 doanh nghiệp bảo hiểm đã bị Cục Quản lý cạnh tranh điều tra năm 2008 với mức 0,025% tổng doanh thu năm 2007 (tổng số tiền phạt là 1 tỷ 708 triệu đồng).
Hành vi vi phạm của 19 doanh nghiệp bảo hiểm này là: ký thỏa thuận ấn định giá hàng hóa dịch vụ, vi phạm khoản 2 Điều 9 Luật Cạnh tranh về "các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm", bao gồm: thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng. Các thỏa thuận này bị cấm khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên.
Tháng 9 năm 2008, đại diện của 16 doanh nghiệp bảo hiểm đã đồng ý ký kết một điều khoản thống nhất khơng hạ mức phí bảo hiểm và nâng mức phí thời điểm đó từ 1,3 lên 1,56% chưa tính thuế VAT 10%. Sau đó có thêm 3 doanh nghiệp bảo hiểm nữa đồng ý tham gia điều khoản này thành 19 doanh nghiệp. Tháng 11/2008, Cục Quản lý cạnh tranh đã lập tức vào cuộc điều tra về vụ việc này và chuyển hồ sơ cho Hội đồng cạnh tranh xử lý.