Thời đại tồn cầu hóa với xu thế nhập kinh tế quốc tế hiện nay khiến cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, kinh tế buộc phải mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế để theo kịp với thời đại. Phát triển đất nước theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta ngày càng nhận thấy rõ hơn sự cần thiết phải tham gia vào q trình tồn cầu hóa kinh tế và cạnh tranh quốc tế. Đối với Việt Nam, pháp luật quản lý cạnh tranh là mới nhưng với các nước khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đan Mạch, Pháp, Đức.... lại có nhiều kinh nghiệm. Giao lưu về cạnh tranh quốc tế là hoạt động tất yếu, quan trọng để cơ quan cạnh tranh Việt Nam có cơ hội trao đổi và học hỏi kiến thức để áp dụng trong việc xây dựng và thực hiện chính sách cạnh tranh nói chung của quốc gia. Từ
đó, góp phần vào sự phát triển văn minh của mơi trường cạnh tranh khu vực và quốc tế. Bộ Công thương cần có nhiều hơn nữa các chương trình hợp tác nghiên cứu, học tập trao đổi kinh nghiệm với các nước có bề dày trong lĩnh vực pháp luật cạnh tranh để tạo điều kiện thuận lợi cho Cục quản lý cạnh tranh Việt Nam cùng với các cán bộ của Cục có thêm kiến thức, năng lực và trình độ để xử lý đối với cá vấn đề mà thực tiễn nước ta đặt ra.
- Tăng cường và xúc tiến chương trình hợp tác với các nước có chính sách và pháp luật quản lý cạnh tranh hiệu quả: Pháp, Nhật, Hoa Kỳ, Canađa... Cục Quản lý cạnh tranh đã có hoạt động ký kết biên bản ghi nhớ với Tổng cục Cạnh tranh, Tiêu dùng và Trấn áp gian lận thuộc Bộ Kinh tế, Tài chính và Cơng nghiệp của Cộng hịa Pháp, cơ quan cạnh tranh của Liên bang Nga... nhằm thắt chặt hợp tác, giúp cho chúng ta tăng cường năng lực thực thi Luật Cạnh tranh, tăng cường khả năng hội nhập kinh tế quốc tế. Trong khi đó Hội đồng cạnh tranh của Việt Nam cũng đã ký biên bản hợp tác với Hội đồng cạnh tranh của Pháp.
- Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh của Việt Nam đã và đang tích cực tham gia các Hội nghị, diễn đàn của khu vực và thế giới về lĩnh vực cạnh tranh:
+ Mạng lưới cạnh tranh quốc tế (có tên gọi viết tắt là ICN) là mạng lưới của hơn 100 cơ quan cạnh tranh trên thế giới với sự tham gia của hầu hết các nước phát triển và đang phát triển. Mục đích hoạt động là nhằm phổ biến và trao đổi kinh nghiệm trong thực thi pháp luật cạnh tranh và là diễn đàn để cho các thành viên tăng cường đối thoại, gặp gỡ và thúc đẩy hợp tác lẫn nhau.
Từ khi được thành lập, Hội đồng cạnh tranh của nước ta đã tham dự nhiều diễn đàn của ICN [3]. Ngày 10/02/2009, đề nghị gia nhập Mạng lưới cạnh tranh quốc tế của Hội đồng cạnh tranh Việt Nam đã được chấp thuận nâng số thành viên của ICN lên tới 140 cơ quan từ 93 nước, vùng lãnh thổ.
Cục Quản lý cạnh tranh trên cương vị là cơ quan cạnh tranh cũng đã đăng ký tham gia trở thành thành viên của ICN.
Trở thành thành viên của ICN có ý nghĩa quan trọng đối với cơ quan cạnh tranh lĩnh vực cạnh tranh. Hoạt động trong Mạng lưới cạnh tranh quốc tế sẽ giúp cho Cơ quan cạnh tranh có những kinh nghiệm từ các cơ quan cạnh tranh khác từ các nước trên thế giới đặc biệt là những nước có chính sách pháp luật cạnh tranh ưu việt (cụ thể về: kinh nghiệm xét xử, tiền lệ án, tập quán pháp). Với việc thường xuyên tham gia các diễn đàn, hội nghị quốc tế về cạnh tranh sẽ có nhiều cơ hội với cơ quan cạnh tranh của các nước, từ đó thúc đẩy tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế.
+ Nhóm chuyên gia cạnh tranh ASEAN (AEGC) được thành lập tháng 8 năm 2007 tiền thân là Diễn đàn tư vấn cạnh tranh ASEAN (ASEAN Consulative Forum on Competition - ACFC), được thành lập vào năm 2004. Việt Nam đã được bầu làm Phó Chủ tịch của AEGC năm 2009 và Chủ tịch trong năm 2010. Việt Nam hoạt động trong nhóm về soạn thảo Sổ tay về luật và chính sách cạnh tranh trong khu vực ASEAN cho cộng đồng doanh nghiệp, đã được xuất bản vào tháng 8/2010. Trong các hoạt động của AEGC, các nước thành viên có được cơ hội hợp tác về những vấn đề liên quan đến cạnh tranh như: tổ chức các khóa đào tạo nâng cao năng lực cho cơ quan cạnh tranh, đối thoại về chính sách để trao đổi kinh nghiệm. Đây là những việc làm thiết thực góp phần quan trọng cho q trình xây dựng và thực thi chính sách quản lý cạnh tranh ở các nước thành viên nói riêng và cộng đồng kinh tế ASEAN nói chung.
+ Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương - APEC: Thơng qua Chương trình hành động Osaka 1995 khẳng định khuyến khích các nước thành viên thực thi chính sách cạnh tranh, thực hiện nới lỏng chính sách cạnh tranh trong 15 lĩnh vực cụ thể. Kể từ đó một loạt các hội thảo về chính sách cạnh tranh được tổ chức đã nâng cao hiểu biết về chính sách cạnh tranh.
Nhóm cơng tác về luật và chính sách cạnh tranh - CPLG là tiểu nhóm trực thuộc Ủy ban kinh tế APEC. CPLG được xem là một diễn đàn cho các chuyên gia và cơ quan cạnh tranh của các nước thành viên APEC. Trong hoạt động của diễn đàn này hàng năm có tổ chức các khóa đào tạo về chính sách cạnh tranh nhằm xây dựng năng lực về chính sách cạnh tranh cho các nền kinh tế đang phát triển và chia sẻ kiến thức, thơng tin liên quan đến chính sách cạnh tranh, cải cách thể chế cho các nước thành viên.
- Các doanh nghiệp của Việt Nam cần chủ động tham gia các hoạt động giao lưu tầm khu vực cũng như quốc tế để nâng cao khả năng cạnh tranh bởi nói chung năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn hạn chế, tụt hậu so với trình độ quốc tế.
KẾT LUẬN
Để Luật Cạnh tranh thực sự đi vào cuộc sống của chúng ta sẽ là cả một chặng đường, bởi vậy pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh trong kinh tế để thực sự có hiệu quả cũng cần phải có thời gian dài. Tuy nhiên, các nội dung hoạt động quản lý cạnh tranh ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập và cần được khắc phục nhằm để xây dựng một khuôn khổ pháp lý vững chắc, hợp lý với điều kiện thực tế của nền kinh tế - xã hội đất nước. Để có được kết quả tốt nhất chúng ta cần đề cao hơn nữa vai trị tích cực của cạnh tranh trong nền kinh tế, từ đó đi đến nhất quán trong ban hành chính sách pháp luật và hành động quản lý cụ thể. Sau quá trình tiếp cận và nghiên cứu, tác giả đề tài đưa ra một số kết luận sau đây:
- Cạnh tranh là hiện tượng tất yếu xuất hiện và để nền kinh tế thị trường của đất nước phát triển. Để cạnh tranh diễn ra đúng quy luật và phát huy được sức mạnh, Nhà nước cần có chính sách và pháp luật để quản lý cạnh tranh.
- Pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh chịu sự chi phối của nhiều yếu tố đặc thù và tình hình hội nhập kinh tế quốc tế. Để đạt hiệu quả trong hoạt động quản lý cạnh tranh cần phải có sự phối kết hợp của nhiều nội dung như cách thức quản lý cạnh tranh, cơ quan quản lý quản lý cạnh tranh, phát huy vai trò của các thiết chế, nâng cao hiệu quả trừng trị và răn đe các chế tài áp dụng với những hành vi vi phạm pháp luật.
- Từ thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh ở Việt Nam thời gian qua và yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cần có phương hướng để hồn thiện pháp luật điều chỉnh quản lý cạnh tranh phải trên cơ sở thống nhất với nhiều yếu tố như: đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các ngành luật có liên quan. Bên cạnh đó là những giải pháp đồng bộ để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng của pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh và thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.