Việc xúc tiến xây dựng các tổ chức hỗ trợ quản lý cạnh tranh là yêu cầu cần thiết để góp phần tạo hiệu quả hoạt động quản lý cạnh tranh. Bởi vì quản lý cạnh tranh là phạm trù rộng bao hàm nhiều nội dung cho nên cần sự phối kết hợp của nhiều yếu tố như cơ quan quản lý, cơ quan xử lý vi phạm, tính răn đe của các chế tài, từ người tiêu dùng, các doanh nghiệp, các tổ chức hỗ trợ quản lý cạnh tranh. Trước khi khung pháp lý điều chỉnh cạnh tranh ra đời, Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ kỹ thuật từ nhiều tổ chức quốc tế và các nước có kinh nghiệm về pháp luật cạnh tranh trên toàn thế giới. Và cho đến thời điểm này, chúng ta vẫn đang có sự phối hợp với các quốc gia ấy để hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về cạnh tranh cũng như quản lý cạnh tranh.
Để đáp ứng với yêu cầu của thời cuộc và khẳng định được vị thế của mình, hơn bao giờ hết chúng ta phải xây dựng được nền tảng vững chắc từ chính bên trong nền luật pháp của chúng ta. Bên cạnh nâng cao vai trò và năng lực của các thiết chế quản lý cạnh tranh, chúng ta cần chú trọng vào việc xây dựng các tổ chức hỗ trợ quản lý cạnh tranh. Thực tế pháp luật cạnh tranh của chúng ta hiện nay là thiếu một tổ chức là cầu nối giữa chính sách của nhà nước với người dân, trong khi đó chính sách pháp luật cạnh tranh có tầm quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ đời sống kinh tế đất nước. Kinh nghiệm về vấn đề này chúng ta nên nghiên cứu đối với đất nước Hà Lan, nơi có Tổ chức hỗ trợ kỹ thuật (viết tắt là PUM) hoạt động rất hiệu quả.
Các tổ chức hỗ trợ quản lý cạnh tranh sẽ góp phần chun mơn hóa việc triển khai chính sách, pháp luật về cạnh tranh của nhà nước và có điều kiện để thực hiện cơng việc với tính chất vừa rộng, vừa sâu. Hơn nữa, hoạt động của các tổ chức này còn giúp cho các cơ quan nhà nước thu thập, xử lý
và cung cấp thông tin về diễn biến của thị trường cạnh tranh. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu suất làm việc của chính các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong công việc vận động xây dựng các tổ chức hỗ trợ quản lý cạnh tranh phải có sự tham gia trước hết và tích cực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tập hợp lực lượng thì mới đem lại hiệu quả.
Những phương hướng xây dựng các tổ chức hỗ trợ cạnh tranh:
- Các Hiệp hội doanh nghiệp: Các Hiệp hội cần đóng vai trị là người hỗ trợ đắc lực nhất cho các thành viên của mình thơng qua các hoạt động như: cung cấp thông tin kinh tế, trợ giúp tư vấn kiến thức pháp lý, tổ chức các khóa đào tạo tập huấn nâng cao năng lực về cạnh tranh.
- Thành lập một trung tâm hỗ trợ cạnh tranh trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh. Trung tâm này sẽ hỗ trợ cho cơ quan quản lý cạnh tranh thực hiện nhiệm vụ được chủ động (nhất là trong việc phát hiện vi phạm hành vi cạnh tranh bất hợp pháp). Bên cạnh đó, hỗ trợ cho các doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ) để cung cấp thông tin kinh tế, tạo diễn đàn cho doanh nghiệp trao đổi kiến thức, kinh nghiệm cạnh tranh, kết nối doanh nghiệp với thị trường khu vực và thế giới.