Chế độ cung cấp thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cạnh tranh trong kinh tế theo pháp luật việt nam (Trang 26 - 29)

Là một cách thức quản lý cần thiết và quan trọng. Thông tin được cung cấp có thể bằng lời nói, cử chỉ, văn bản, bản vẽ, files máy tính… hay bằng con đường trực tuyến thông qua trang web.

- Quy định pháp luật:

Chế độ này thường được thể hiện qua việc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu các chủ thể liên quan cung cấp thông tin để phục vụ cho hoạt động quản lý cạnh tranh, bao gồm:

+ Cung cấp thông tin từ các bên liên quan về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế đang được cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý theo Điều 32 Luật Cạnh tranh [26].

+ Trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng, kế tốn, kiểm tốn và các tổ chức cá nhân khác cho cơ quan cạnh tranh theo Điều 3 Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh [7].

+ Cơ quan quản lý cạnh tranh có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ của mình theo khoản 9 Điều 2 Nghị định 06/2006/NĐ-CP [10].

+ Hội đồng cạnh tranh có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng theo Điều 3 Nghị định 05/2006/NĐ-CP [9].

+ Để xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo Điều 11 Luật Cạnh tranh: phải căn cứ vào thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định dựa vào tỷ lệ phần trăm giữa doanh bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh thu mua vào của tất cả doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan. Việc doanh nghiệp phải cung cấp thông tin về thị phần của mình trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm là nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp.

+ Cục Quản lý cạnh tranh đã xây dựng một chuyên mục về cung cấp thông tin trực tuyến trên website riêng của mình. Khi cho rằng lợi ích của mình bị ảnh hưởng bởi hành vi hạn chế cạnh tranh, hoặc khi phát hiện thấy dấu hiệu về hành vi hạn chế cạnh tranh trái pháp luật, doanh nghiệp có thể trình báo lên Cục Quản lý cạnh tranh thơng qua hình thức cung cấp thơng tin trực tuyến này (tuy nhiên đây được coi là thông tin tham khảo).

+ Bên bị điều tra, bên khiếu nại có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời những chứng cứ cần thiết liên quan đến kiến nghị, yêu cầu của mình để cơ quan cạnh tranh thực hiện chức năng nhiệm vụ trong

giải quyết vụ việc cạnh tranh (quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 66 Luật Cạnh tranh) [26].

+ Chế độ cung cấp thơng tin cịn thể hiện ở quy định cấm các doanh nghiệp cung cấp thơng tin khơng chính xác về các yếu tố liên quan đến hoạt động hay sản phẩm của mình (quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh tranh) [26].

- Đánh giá quy định:

Việc cung cấp thơng tin từ phía các doanh nghiệp, người tiêu dùng qua nhiều kênh thơng tin đáp ứng được đúng những địi hỏi quan trọng của quản lý hoạt động cạnh tranh là nhanh chóng, kịp thời, quan trọng; phản ánh được tính khách quan của sự việc. Chế độ cung cấp thông tin là cầu nối nhanh nhất giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp, người tiêu dùng. Việc cung cấp thơng tin cho cơ quan điều tra chính là cách để doanh nghiệp tự chủ động bảo vệ mình trong trường hợp bị thiệt hại. Tuy nhiên, phía cơ quan có thẩm quyền cần có khả năng tốt trong tiếp thu và đặc biệt là khâu phân tích thơng tin bởi thơng tin thường cũng mang tính đa chiều, khơng phải bao giờ thơng tin được cung cấp cũng hồn tồn chính xác.

Khung pháp lý ở Việt Nam để xử lý đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh khơng lành mạnh trên thị trường đã có bằng sự ra đời của Luật Cạnh tranh 2004 và các văn bản hướng dẫn, cụ thể hoá luật. Thế nhưng đến thời điểm tháng 9/2009 - 4 năm sau khi Luật Cạnh tranh có hiệu lực mới có hơn 30 vụ kiện liên quan đến cạnh tranh (trong đó vụ việc về hạn chế cạnh tranh rất ít) [32]. Số vụ việc mà Cục Quản lý cạnh tranh trực tiếp điều tra, xử lý là chưa phản ảnh đúng với tình hình thực tế vi phạm Luật Cạnh tranh đang diễn ra. Vai trò của các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong cung cấp thông tin đối với những dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh là vô cùng quan trọng. Từ những thông tin được phản ánh, cơ quan điều tra mới có thể tiến hành vào cuộc để xử lý các hành vi trái pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cạnh tranh trong kinh tế theo pháp luật việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)