PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CẠNH TRANH
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CẠNH TRANH ĐỘNG QUẢN LÝ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh trên cơ sở thực trạng quy định pháp luật và thực trạng thực thi tranh trên cơ sở thực trạng quy định pháp luật và thực trạng thực thi pháp luật quản lý cạnh tranh ở Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh trên cơ sở thực trạng quy định pháp luật quản lý cạnh tranh:
Pháp luật quản lý cạnh tranh Việt Nam hiện nay đã được xây dựng khá hoàn chỉnh về hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung các văn bản đã bao quát đầy đủ để điều chỉnh hai nhóm hành vi là hạn chế cạnh tranh (bao gồm: những hành vi bị cấm, bị hạn chế hoặc chịu sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện M&A - sáp nhập và mua lại) và cạnh tranh không lành mạnh. Với tư cách là lĩnh vực còn mới và phức tạp bởi sự chi phối của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nên quy định của pháp luật quản lý cạnh tranh không tránh khỏi những bất cập.
Pháp luật quản lý cạnh tranh còn thiếu phạm vi điều chỉnh đối với quản lý cạnh tranh có yếu tố "ngồi nước". Trên thị trường kinh doanh dược phẩm hiện nay có nhiều trường hợp các tập đoàn nước ngoài câu kết với nhau (tại ngoài lãnh thổ Việt Nam) bán sản phẩm vào thị trường Việt Nam (như bán các thiết bị y tế, dược phẩm, máy móc, thiết bị chuyên dùng) với giá cao ảnh hưởng đến mặt bằng giá chung trong khi khung pháp lý về cạnh tranh chưa điều chỉnh vấn đề này.