đường lối, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp và đổi mới tăng cường công tác thi hành án dân sự
Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 với mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và nhiệm vụ đặt ra là phải xây dựng, hồn thiện chính sách pháp luật, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy cơ quan tư pháp; hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp; hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp trong sạch, vững mạnh; hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với các cơ quan tư pháp; tăng cường hợp tác quốc tế về tư pháp; đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp; hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác tư pháp.
Chiến lược cải cách tư pháp nói chung và nhiệm vụ đổi mới công tác thi hành án dân sự nói riêng đã được Đảng tư đề ra nhiều chủ trương, chính sách mới như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (1995), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (1997), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố IX (2004) là nhất là trong Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Để tiếp tục thể chế hố chủ trương, đường lối của Đảng về cơng tác thi hành án dân sự, ngày 14/11/2008, Quốc hội khoá XII tại kỳ họp thứ tư đã thông qua Luật Thi hành án dân sự nhằm hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục thi hành án, củng cố kiện toàn cơ quan thi hành án, tạo chuyển biến cơ bản trong lĩnh vực quan trọng, nhưng còn nhiều bất cập, hạn chế, yếu kém này.