hội, ổn định nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Thực hiện pháp luật thi hành án làm cho những phán quyết của Toà án trở thành hiện thực. Nếu khơng được tổ chức thi hành án, thì tồn bộ kết quả của cả q trình tố tụng trước đó trở nên vơ nghĩa, dẫn đến kỷ cương phép nước bị coi thường. Thông qua thực hiện pháp luật thi hành án dân sự, các mối quan hệ xã hội bị xâm hại được khơi phục lại tình trạng ban đầu, trật tự pháp luật được lập lại. Bản án có hiệu lực pháp luật được thi hành một cách triệt để sẽ có tác động đến ý thức chấp hành pháp luật của người được thi hành án, người phải thi hành án nói riêng và nhân dân nói chung, từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, làm cho mọi người hiểu và làm theo pháp luật.
Nội dung của các bản án dân sự là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước của các tổ chức cá nhân vị xâm phạm. Nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ bồi thường tài sản; tài sản có ý nghĩa rất to lớn đối với đời sống, sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của các đương sự do đó q trình giải quyết một vụ án sẽ chỉ được coi là kết thúc khi bản án, quyết định của Toà án được thực thi đầy đủ và kịp thời, đúng như ý kiến của PGS.TS Trần Đình Hảo:
Các đương sự khi tham gia tố tụng kinh tế - dân sự không chỉ quan tâm đến kết quả xét xử là bản án hoặc quyết định của Toà án; ý nguyện và lợi ích hợp pháp của họ được cơng nhận và bảo đảm thi hành trên thực tế bằng sự cưỡng chế của Nhà nước trong trường hợp cần thiết [27, tr.23].
Nếu bản án, quyết định của Toà án chỉ nằm trên giấy khơng được thực thi trên thực tế, thì khơng những thể hiện pháp luật khơng nghiêm, cịn ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân, dẫn đến việc khiếu nại, tố cáo gay gắt, bức xúc kéo dài của đương sự. Vì vậy, việc thực hiện tốt pháp luật thi hành án được góp phẩn bảo đảm trật tự, an tồn xã hội, ổn định nền kinh tế tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.