pháp luật về thi hành án dân sự ở thành phố Hà Nội
Thứ nhất, có sự lãnh đạo kịp thời, đúng đắn của Trung ương Đảng,
Quốc Hội và Chính Phủ trong cơng tác thi hành án dân sự và sự quan tâm của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương trong việc đề ra được nhiều chủ trương biện pháp cụ thể, thiết thực đối với việc thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự. Sự lãnh đạo của Đảng, của Quốc Hội, sự điều hành của chính phủ biểu hiện trong thời gian ngắn, đó là Bộ Chính Trị đã ban hành Nghị quyết 08/NQTW ngày 02 tháng 01 năm 2002 về những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư tưởng trong thời gian tới; Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 quyết định nhiều chủ trương lớn về cơng tác tư pháp trong đó có cơng tác thi hành án dân sự. Ủy ban thường vụ quốc hội đã thông qua hiến Pháp lệnh Thi hành án dân sự sửa đổi năm 2004 và hiện nay Quốc Hội đã ban hành các chính sách và Chỉ thị về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự chỉ đạo các cấp các ngành triển khai thực hiện.
Hoạt động thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự đã được coi là một trong các nhiệm vụ chính trị quan trọng, được các cấp ủy đảng và chính
quyền thành phố Hà Nội quan tâm chỉ đạo. Sự quan tâm này được thể hiện trong sự giúp đỡ từ việc củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan thi hành án hoạt động cũng như việc chỉ đạo công tác thi hành án, làm đầu mối phối hợp tổ chức thi hành án; bồi dưỡng về chính trị, chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thi hành án và cán bộ quản lý thi hành án, làm cho cơng tác thi hành án có những chuyển biến căn bản trong thời gian qua.
Vai trò chỉ đạo tổ chức thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự của các cấp chính quyền địa phương ngày được tăng cường, thống nhất và đồng bộ ở cả 3 cấp (thành phố, quận huyện, xã). Ban chỉ đạo thi hành án dân sự bước đầu hoạt động có hiệu quả. Một số địa phương còn thành lập ban vận động công tác thi hành án, Tổ công tác thi hành án ở cấp xã với nhiệm vụ giúp cơ quan thi hành án trong việc phối hợp với các tổ chức, đoàn thể quần chúng ở cơ sở nhằm động viên, giáo dục, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án, hoặc phối hợp triển khai kế hoạch cưỡng chế thi hành án. Nhiều bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật tồn đọng từ nhiều năm nay đã được Ban Chỉ đạo công tác thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự cùng các ngành chức năng giải quyết dứt điểm góp phần bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tập thể và cơng dân, góp phần ổn định và giữ vững tình hình an ninh, chính trị trật tự an tồn xã hội ở địa phương. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương đối với cơng tác thi hành án dân sự bước đầu đã sâu sát, kịp thời hơn. Đạt hiệu quả cao hơn, nhất là đối với các việc phức tạp, có ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội của địa phương. Nhiều quận huyện trong thành phố đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong quá trình triển khai thi hành án, nhất là trong việc triển khai chủ trương chuyển giao số án có giá trị từ 500.000 trở xuống cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trực tiếp đôn đốc thi hành.
Thứ hai: Sự nỗ lực, quyết tâm phấn đấu của các đơn vị thi hành án và
Hệ thống cơ quan thi hành án dân sự ngày càng được kiện toàn, đội ngũ cán bộ ngày được bổ sung về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng và năng lực nghiệp vụ. Cơ sở vật chất, tráng thiết bị phục vụ cho công tác thi hành án dân sự từng bước được tăng cường. Các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân các cấp từng bước được cơ quan thi hành án đưa ra thi hành một cách nghiêm chỉnh đúng quy định của pháp luật thi hành án, giữ vững pháp chế xã hội chủ nghĩa trong công tác thi hành án dân sự. Các cơ quan thi hành án đã tích cực tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các biện pháp có hiệu quả để giải quyết tồn đọng, ln ln coi trọng cơng tác chính trị, tư tưởng, trau dồi đạo đức, phẩm chất đội ngũ chấp hành viên, cán bộ thi hành án, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm. Chú trọng công tác kiểm tra và kiểm tra chéo trong các cơ quan thi hành án. Ở một số địa phương, chính quyền và các ban, các ngành, đoàn thể đã thực sự quan tâm đến việc thực hiện pháp luật thi hành án dân sự. Nhiều nơi, cơ quan thi hành án làm tốt công tác phân loại tồn đọng, triển khai thi hành án xuống cơ sở, đặc biệt chú trọng vai trị của chính quyền cơ sở và các thiết chế cơ sở như tổ hòa giải, tổ an ninh, tổ dân phố….
Thứ ba: Các cơ quan,tổ chức và nhân dân đã có sự phối hợp với cơ
quan thi hành án trong việc thực hiện pháp luật thi hành án dân sự.
Có thể nói, thực hiện pháp luật thi hành án dấn sự ở thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Bước đầu hình thành cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan ở địa phương về thi hành án dân sự. Cơ quan thi hành án dân sự đã có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện pháp luật thi hành án dân sự. Bên cạnh đó, tình hình khiếu nại, tố cáo về thi hành án có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây nhưng đã được liên ngành tư pháp của thành phố chỉ đạo cơ quan thi hành án hai cấp phối hợp với các ngành chức năng của huyện của thành phố đã giải quyết cơ bản xong các vụ việc khiếu nại tồn đọng trong thời
gian dài, một số vụ việc phức tạp đang được tập chung giải quyết. Ý thức chấp hành pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng và công dân đối với công tác thi hành án dân sự đang từng bước được nâng lên. Thông qua hoạt động giám sát thường xuyên của Đoàn đại biểu Quốc Hội thành phố và Hội đồng nhân dân các cấp cũng như công tác kiểm sát thi hành án của cơ quan Kiểm sát đã cho thấy trình độ ngiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án dân sự trong toàn thành phố đã được nâng lên rõ rệt.
Thứ tư, nhờ có sự giám sát của đồn đại biểu Quốc hội và Hội đồng
nhân dân các cấp và sự kiểm sát hoạt động thi hành án của Viện kiểm sát nhân dân các cấp ở Hà Nội.
- Đối với Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc các cấp trong công tác giám sát thi hành án dân sự: Cơng tác giám sát
của Đồn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc và đồn thể các cấp đã có tác dụng vơ cùng quan trọng trong việc làm cho các cơ quan thi hành án, Chấp hành viên chấp hành tốt pháp luật thi hành án, giải quyết thi hành án chính xác, dứt điểm nhất là đối với những vụ việc khó khăn, tồn đọng, kéo dài, giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan thi hành án dân sự. Nội dung giám sát bao gồm các hoạt động nghiệp vụ như kết quả thi hành án, miễn giảm thi hành án, hỗ trợ tài chính thi hành án, cơng tác kho quỹ, kế tốn thống kê thi hành án, cơng tác tổ chức, xây dựng ngành, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Từ năm 2005 - 2009, Hội đồng nhân dân thành phố và Hội đồng nhân dân các quận huyện đã tiến hành hàng trăm lượt giám sát tại các đơn vị thi hành án. Những kiến nghị qua công tác giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp đã được Cơ quan thi hành án 2 cấp tiếp thu sửa chữa kịp thời.
- Đối với Viện kiểm sát nhân dân: Viện Kiểm sát nhân dân là cơ quan
động tư pháp. Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, Viện Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm việc thực hiện pháp luật của các cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, các tổ chức cá nhân liên quan. Việc đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực này là trách nhiệm rất lớn của ngành Kiểm sát. Từ năm 2005 đến 2009, Viện kiểm sát thành phố Hà Nội thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm sát các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm trong công tác thi hành án, phát hiện và kịp thời ngăn chặn các vi phạm đồng thời yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục các vi phạm trong công tác này. Hằng năm, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố hướng dẫn cấp huyện xây dựng chương trình cơng tác kiểm sát thi hành án để có kế hoạch tổ chức thực hiện, ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, báo cáo thống kê, kiểm sát thi hành án, hướng dẫn về việc xét miễn giảm tiền phạt và án phí thi hành án dân sự. Tích cực kiểm sát trực tiếp tại các cơ quan thi hành án đối với các vụ việc đã có hiệu lực pháp luật thi hành, cưỡng chế thi hành án, tiêu huỷ, định giá, bán đấu giá tài sản, kiểm sát trực tiếp tại các xã, phường đối với những vụ việc chuyển giao cho Uỷ ban nhân dân xã, phường đôn đốc thi hành. Trên cơ sở đó, chỉ đạo các đơn vị cấp huyện trong việc kháng nghị, kiến nghị. Nội dung kiểm sát gồm: trình tự, thủ tục thi hành án, việc phân loại án, xác minh điều kiện thi hành án, kết quả thi hành án, miễn giảm thi hành án, hỗ trợ tài chính thi hành án, cơng tác kho quỹ, kế tốn thống kê thi hành án, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Dó đó, số kháng nghị, kiến nghị yêu cầu tăng lên và có chất lượng hơn trong những năm gần đây. Viện Kiểm sát 2 cấp đã chú trọng kiểm sát các trường hợp có điều kiện và cả các trường hợp khơng có điều kiện thi hành; đồng thời tăng cường kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động cưỡng chế thi hành án, cho hoãn thi hành án, thu chi thi hành án.
Tóm lại, Bên cạnh những thuận lợi nhất định và những kết quả đạt
được đáng phấn khởi nói trên, việc thực hiện pháp luật về thi hành án ở thành phố Hà Nội trong thời gian qua cịn gặp khơng ít khó khăn, trở ngại do sự tác
động của nhiều yếu tố như diều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế chính trị - xã hội và các yếu tố khác đem lại, đã làm hạn chế hiệu quả của công việc thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự. Nhưng dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý của chính quyền địa phương sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong thành phố cùng với sự quyết tâm của đội ngũ cán bộ thi hành án nên công tác thi hành án dân sự ở thành phố Hà Nội đã vượt qua những khó khăn, trở ngại ban đầu, đang tích cực tìm ra những giải pháp, phương thức thích hợp để hồn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình, bảo đảm pháp luật vể thi hành án dân sự được thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội.