Thực hiện pháp luật dân sự là một lĩnh vực của thực hiện pháp luật nói chung nhằm góp phần quan trọng trong việc tăng cường

Một phần của tài liệu Ths- Luật Học-Thực hiệnpháp luật về thi hành án dân sự ở thành phố Hà Nội hiện nay” (Trang 29 - 32)

pháp luật nói chung nhằm góp phần quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Thực tiễn cho thấy có rất nhiều văn bản pháp luật phát huy tác dụng tốt, đem lại hiệu quả thiết thực trong cơng tác quản lý, nhưng vẫn cịn khơng ít văn bản pháp luật chưa phát huy được hiệu lực thi hành, khơng mang lại hiệu

quả như mong muốn. Vì vậy, thực hiện pháp luật có vai trị to lớn trong việc chuyển văn bản pháp luật của Nhà nước được thực thi trong đời sống thực tiễn.

Như vậy có thể khẳng định rằng, thực hiện pháp luật có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong toàn bộ các hoạt động về pháp luật. Thực hiện pháp luật là hoạt động đưa pháp luật vào cuộc sống, biến những quy phạm pháp luật thành những hành vi, chuẩn mực xử sự thực tế, hợp pháp của cá nhân, tập thể trong thực tiễn xã hội. Nếu không tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật thì ý chí của Nhà nước sẽ khơng đi vào đời sống thực tiễn, pháp luật sẽ không phát huy được hiệu lực, sẽ không đạt hiệu quả trong điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Nguyên tắc pháp chế là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối với thực hiện pháp luật thi hành án nói chung, thi hành án dân sự nói riêng, Điều 136 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: “Các bản án, quyết định của Tồ án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng, những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh thi hành”; Điều 3 Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004 quy định cụ thể: “Bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật phải được người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án (gọi chung là đương sự) nghiêm chỉnh thi hành và được các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân tôn trọng”. Như vậy, việc thực hiện pháp luật thi hành án dân sự khơng những bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật mà còn tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Vị trí, vai trị của thực hiện pháp luật khơng chỉ thể hiện trong toàn bộ các hoạt động về pháp luật (xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật, bảo vệ

pháp luật) mà nó cịn là “một mặt quan trọng của nền pháp chế” [51, tr. 515]. Kết quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật là một trong những tiêu chuẩn để xác định tính chất của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bởi vì pháp chế là một phạm trù thể hiện những yêu cầu và sự đòi hỏi đối với các chủ thể pháp luật phải tôn trọng và triệt để thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội. Sự thực hiện pháp luật là trung tâm pháp chế.

Xét trong mối quan hệ giữa pháp luật và thực hiện pháp luật, Lênin cho rằng dù pháp luật có tốt đến đâu thì đó cũng chỉ là khả năng quản lý, khả năng đấu trang. Để biến khả năng đó thành hiện thực cuộc sống nhất thiết phải biết sử dụng khả năng đó như là phương tiện tổ chức quần chúng thì mới thắng được trật tự xã hội cũng như mọi biểu hiện vơ chính phủ. Pháp luật Xơ - Viết rất tốt vì những pháp luật này đã đem lại cho mọi người cái khả năng chống bệnh quan liêu và lề mề… Thế nhưng có ai sử dụng khả năng đó khơng? Hầu như khơng có một ai! Khơng những nơng dân, chính cả một số rất lớn đảng viên cộng sản cũng không biết dùng pháp luật Xô - viết để đấu tranh chống bệnh lề mề và bệnh quan liêu… [37, tr.214].

Thật vậy, nếu như khơng có sự tơn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác của các chủ thể pháp luật thì sẽ khơng có pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là một trong những điều kiện đảm bảo sự thành cơng của sự nghiệp đổi mới, bởi vì việc u cầu tơn trọng tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật, việc thực hiện nghiêm chỉnh những quy định Hiến pháp và pháp luật của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi công dân là yêu cầu bắt buộc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Nhận thức vấn đề này, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc làn thứ IX xác định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, mọi cơ quan, tổchức, cán bộ, cơng

chức, mọi cơng dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật” [20, tr.132]. Quan điểm, tư tưởng trên của Đảng ta đã được thể chế hoá trong Hiến pháp năm 1992 và được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 năm 2001 của Quốc hội. Điều 12 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật [41, tr.17].

Vai trò thực hiện pháp luật thi hành án dân sự thể hiện như sau:

Một phần của tài liệu Ths- Luật Học-Thực hiệnpháp luật về thi hành án dân sự ở thành phố Hà Nội hiện nay” (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w