Thực trạg phối hợp giữa cơ quan thi hành án với Tòa án nhân dân, Công an nhân dân và các cơ quan có liên quan trong việc thực

Một phần của tài liệu Ths- Luật Học-Thực hiệnpháp luật về thi hành án dân sự ở thành phố Hà Nội hiện nay” (Trang 54 - 60)

nhân dân, Công an nhân dân và các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện pháp luật thi hành án dân sự

- Đối với Toà án nhân dân: Toà án nhân dân là cơ quan xét xử, tuyên án

nhân danh Nhà nước, đảm bảo các bản án, quyết định đã tuyên đúng pháp luật, khách quan, chính xác; đồng thời có trách nhiệm giao các bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án, người được thi hành án nghiêm chỉnh. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, đa số Tồ án nhân dân 2 cấp đã phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự, đã chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án, Viện kiểm sát, người được thi hành án, người phải thi hành án. Các bản án, quyết định nhìn chung đảm bảo về mặt nội dung, hình thức văn bản, thời hạn chuyển giao bản án, quyết định thi hành án kịp thời. Để đảm bảo cho công tác thi hành án dân sự được nhanh chóng, Tồ án nhân dân hai cấp đều bố trí cán bộ Tồ án kiêm nhiệm hoặc chuyên trách công tác thi hành án dân sự, bàn giao bản án, quyết định đầy đủ cho các đối tượng được nhận, vào sổ theo dõi đối chiếu với cơ quan thi hành án. Kịp thời giải thích những điểm án tun chưa rõ khi có u cầu của Thủ trưởng cơ quan thi hành án.

- Đối với cơ quan Công an: Ngay từ giai đoạn điều tra, cơ quan cơng

an đã thể hiện vai trị quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thi hành án. Cơ quan Cơng an có nhiệm vụ giữ gìn trật tự, kịp thời ngăn chặn những hành vi cản trở, chống đối việc thi hành án. Trong trường hợp cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thì cơ quan cơng an và các cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ phối hợp thực hiện theo yêu cầu của Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án hoặc Chấp hành viên. Thực tế cho thấy, vai trị của cơ quan cơng an rất quan trọng đối với công tác thi hành án. Trong 5 năm

2005- 2009, Công an thành phố đã phối hợp với Thi hành án thành phố đảm bảo an ninh trật tự cho hàng trăm cuộc cưỡng chế được thành công.

- Sự phối hợp giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan, tổ chức khác:

Công tác phối hợp về công tác thi hành án dân sự được đổi mới tồn diện, tính hiệu quả được nâng lên rõ rệt. Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự các cấp đã nâng cao vai trò chỉ đạo các ban ngành phối hợp với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp trong việc giải quyết án tồn đọng, khó khăn, phức tạp. Trong 5 năm 2005- 2009 có tới hàng trăm việc thi hành án khó khăn, phức tạp phải giải quyết, các đơn vị Thi hành án thành phố đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể để giải quyết dứt điểm và kết quả đã giải quyết tốt. Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội cũng rất coi trọng trong việc phối hợp với Viện Kiểm sát, Tài chính và các cơ quan chun mơn có liên quan xử lý kịp thời đối với tang vật, tài sản thi hành án. Trong 5 năm, phối hợp với Viện Kiểm sát thành phố, Cơng an và các ngành, tổ chức có liên quan tiêu huỷ hàng chục kg ma tuý. Thường xuyên phối hợp với Viện Kiểm sát nắm số liệu công tác báo cáo thống kê, nhằm đưa công tác thống kê vào nề nếp, đảm bảo tính chính xác và khoa học. Phối hợp với Viện Kiểm sát, Toà án xem xét việc giảm hoặc miễn việc thi hành án đối với những trường hợp người phải thi hành án thực sự khơng có khả năng thi hành. Thi hành án tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị tập trung rà soát, phân loại và thiết lập hồ sơ chuyển Tồ án xét miễn, giảm án phí, tiền phạt theo Điều 32 Pháp lệnh Thi hành án dân sự, và tiếp tục rà soát hồ sơ đề nghị miễn giảm theo luật thi hành án .

Phối hợp với các ngân hàng, kho bạc, bảo hiểm xã hội khấu trừ tiền, tài sản, phong toả tài khoản đối với đương sự phải thi hành án, tạo thuận lợi cho việc thi hành án.

Tóm lại: Từ các hoạt động thực hiện pháp luật thi hành án dân sự đã

trình bày ở các mục trên (2.3.1.1, 2.3.1.2, 2.3.1.3), kết quả đạt được thể hiện bằng con số thống kê tại bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1: Kết quả của việc thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự

Của thành phố Hà Nội từ năm 2005 - 2009 Kết quả thi hành án về việc (theo năm) Tổng số thụ lý (việc) Số việc có điều kiện thi

hành Số việc chưa có điều kiện thi hành Số việc giải quyết xong Đạt tỷ lệ % trên tổng số có điều kiện thi hành 2005 26,234 việc (năm trước chuyển qua: 13,536 việc; thụ lý mới: 12,698 việc) 18,252 việc 7,982 việc 12,172 việc (gồm thi hành xong, ủy thác, trả đơn) 66,7% 2006 27,785 việc (năm trước chuyển qua: 12,961 việc; thụ lý mới: 14,824 việc) 16,264 việc 11,521 việc 12,668 việc (gồm thi hành xong, ủy thác, trả đơn) 77,9% 2007 28,816 việc (năm trước chuyển qua: 15,473 việc; thụ lý mới: 13,343 việc)

15,884 việc 12,932 việc 12,294 việc 77%

2008

37,734 việc (năm trước chuyển qua: 18,172 việc; thụ lý mới: 19,562 việc)

24,274 việc 13,460 việc 19,032 việc 78%

2009

37,154 việc (năm trước chuyển qua: 16,228 việc; thụ lý mới: 20,926 việc)

25,624 việc 11,530 việc 20,706 việc 80,8%

Nguồn: Báo cáo Thi hành án thành phố Hà Nội năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009.

Bảng 2.2: Kết quả thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự

(giá trị bằng tiền) từ năm 2005 - 2009

Đơn vị tính: 1000 đồng Kết quả thi hành án tiền (theo năm) Tổng số tiền phải thi hành (đồng) Số có điều kiện thi hành (đồng) Kết quả đã giải quyết được Tỷ lệ giải quyết đạt % trên số tiền có điều kiện thi hành 2005 647,660,673 387,655,979 126,959,046 32,7% 2006 1,013,555,361 665,940,222 389,205,735 58,4% 2007 1,278,641,384 659,013,397 455,378,545 67,5% 2008 1,412,171,269 699,408,570 486,963,476 69,6% 2009 1,883,639,448 900,547,293 685,497,728 76%

Nguồn: Báo cáo Thi hành án thành phố Hà Nội năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009.

Nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng lâu năm đã được tổ chức thi hành dứt điển hình trong năm 2008 trong tổng số 37,820 việc thụ lý, đã thi hành xong 20,037 việc đạt tỷ lệ 82% trên số việc có điều kiện thi hành. Tổng số tiền và giá trị hiện vật đã giải quyết là trên 437 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 61% trên số có điều kiện giải quyết. Đặc biệt năm 2009 là năm đầu tiên sáp nhập địa giới hành chính kết quả của Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội đã đạt cao nhất từ trước tới nay. Tổng số việc thụ lý 37,153 việc, đã thi hành xong 22,242 việc đạt tỷ lệ 87% trên số có điều kiện thi hành. So với năm 2008 tỷ lệ về việc thi hành xong tăng 5%.

Trong tổng số tiền và giá trị hiện vật phải thi hành gần 1,834 tỷ đồng, Hà Nội đã giải quyết gần 993 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 72% trên số có điều kiện giải quyết. So với năm 2008 tỷ lệ về tiền, giá trị hiện vật thi hành xong tăng 11%, vượt tỷ lệ Bộ Tư Pháp giao 17%. Năm 2009 các cơ quan thi hành án trên địa bàn thành phố Hà Nội đã làm giảm 3,624 việc so với số án tồn đọng năm 2008, đạt tỷ lệ 22% vượt chỉ tiêu Bộ Tư Pháp đề ra. Đạt được những thành tích nêu trên là do có sự tổng hợp nhiều biện pháp mạnh trong công tác thi hành án dân sự Hà Nội là một trong những địa phương luôn triển khai rất sớm công tác năm ngay sau khi Bộ Tư Pháp tiến hành tổng kết, kết hợp cùng lúc đó là các đợt tổng rà sốt phân loại hồ sơ thi hành án trên qui mơ tồn thành phố phân loại, xác minh những vụ việc có điều kiện thi hành và chưa có điều kiện thi hành. Với phương châm động viên, thuyết phục là chính nhưng Hà Nội cũng cương quyết với các vụ án tồn đọng lâu ngày, đương sự chây ỳ, chống đối. Tăng cường phối hợp tốt với các ban, nghành có phương án chuẩn bị chu đáo các cuộc cưỡng chế đều diễn ra an toàn bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người dân và bản thân các lực lượng tham gia cưỡng chế. Với một tập thể có tinh thần trách nhiệm cao, đồn kết gắn bó, biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống nhất là từ khi Hà Nội được mở rộng điạ giới hành chính, yếu tố quan trọng đó là một trong những nguyên nhân để Cục thi

hành án dân sự thành phố Hà Nội đạt được những thành tích nổi bật trong nhiều năm.

Từ những năm 2005 đến trước tháng 8 năm 2008 Cơ quan thi hành án thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây đều thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, hàng năm đều được Nhà nước, Chính phủ và Bộ tư pháp, lãnh đạo thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua: Cụ thể năm 2005 được tặng cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua” của chính phủ, năm 2006 được nhà nước tặng “ Huân chương lao động hạng ba” Năm 2007 được Bộ Tư Pháp tặng cờ đơn vị xuất sắc.

Tháng 8 năm 2008 sau khi hợp nhất mặc dù có nhiều khó khăn, thử thách nhưng các cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hà Nội đã cùng nhau đoàn kết nỗ hđược tặng cờ thi đua của Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp, 04 tập thể được tặng bằng khen của Bộ Tư Pháp, 10 tập thể được Bộ Tư Pháp công nhận tập thể lao động xuất sắc. Về cá nhân đồng chí Cục trưởng đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua nghành tư pháp, 17 cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ Tư Pháp, 79 đồng chí chiến sỹ thi đua cơ sở, và nhiều cá nhân được tặng giấy khen.

Năm 2009 Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và 14 tập thể được Bộ Tư Pháp công nhận “Tập thể lao động xuất xắc” trong đó có Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và 03 tập thể được tặng Bằng khen là Chi cục thi hành án dân sự quận Thanh Xuân, Chi cục thi hành án dân sự quận Hà Đông, Chi cục thi hành án dân sự huyện Ứng Hòa, 01 tập thể được tặng cờ “Đơn vị thi đua xuất sắc” của Bộ Tư Pháp đó là Chi cục thi hành án dân sự quận Cầu Giấy, 01 tập thể được đề nghị tặng Bằng khen của Chính Phủ đó là Chi cục thi hành án dân sự huyện Ứng Hịa.

Về cá nhân đồng chí Cục trưởng Cục thi hành án dân sự được tặng thưởng huân chương Lao động hạng 3, đồng chí Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự huyện Mê Linh được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua nghành tư pháp và 32 cá nhân được tặng bằng khen của Bộ Tư Pháp, 84 chiến sỹ thi đua cơ sở.

Qua các số liệu thống kê nêu trên, nhìn thấy một thực tế là cơng tác thi hành án dân sự ở thành phố Hà Nội, trong những năm trở lại đây đã có những bước tiến đáng kể; số lượng án thụ lý mới hàng năm đều tăng, số lượng án giải quyết năm sau đều cao hơn năm trước. Đạt được kết quả đó ngồi sự nỗ lực phấn đấu, cố gắng khắc phục khó khăn của nghành thi hành án thành phố Hà Nội cịn có sự quan tâm kịp thời, hiệu quả của Bộ tư pháp và lãnh đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Sự giúp đỡ, phối hợp tốt của các ngành hữu quan, của chính quyền Ủy ban nhân dân các cấp. Cơng tác thi hành án dân sự cũng đã tác động tới ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành nghĩa vụ của cơng dân góp phần giữ vững kỷ cương, ổn định chính trị của thành phố.

Một phần của tài liệu Ths- Luật Học-Thực hiệnpháp luật về thi hành án dân sự ở thành phố Hà Nội hiện nay” (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w