Các quy phạm pháp luật rất phong phú, đồng thời chúng cũng xác định, nghĩa vụ thực hiện đối với các chủ thể khác nhau, vì thế hình thức thực hiện chúng cũng rất đa dạng. Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện luật, mà các nhà khoa học pháp lý cho rằng, có bốn hình thức thực hiện pháp luật nhằm mục đích chuyển tải các quy phạm pháp luật vào đời sống xã hội, đó là:
Tuân theo (tuân thủ) pháp luật Thi hành án dân sự
Tuân thủ pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tự kiềm chế mình để khơng tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm. Những quy định pháp luật ngăn cấm không được thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm đến lợi ích tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được quy định trong luật hình sự và pháp luật hành chính, khơng vi phạm những quy định trên thể hiện sự tuân thủ pháp luật.
Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, tuân thủ pháp luật là việc bên có nghĩa vụ thi hành các bản án và quyết định đã có hiệu lực của Tịa án mặc dù họ không mong muốn. Tuân thủ pháp luật thi hành án còn là các cơ quan thi hành án và chấp hành viên chỉ được tổ chức cho các bên đương sự thực hiện nội dung bản án và quyết định pháp luật của Tòa án theo một trật tự luật định. Đó là các quy định để các chủ thể thi hành án dân sự bắt buộc phải tuân thủ.
Chấp hành pháp luật thi hành án dân sự
Chấp hành pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Những quy phạm pháp luật bắt buộc (những quy định nghĩa vụ phải thực hiện những hành vi tích cực nhất định) được thực hiện ở hình thức này.
Thi hành pháp luật thi hành án dân sự được thể hiện ở chỗ các chủ thể thi hành pháp luật thi hành án dân sự thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực, đó có thể là cơ quan thi hành án dân sự chủ động tổ chức thi hành án. Sau khi bản án, quyết định có hiệu lực, cơ quan thi hành án sẽ căn cứ vào nội dung của bản án, quyết định (trường hợp cơ quan thi hành án chủ động thi hành án), căn cứ vào đơn yêu cầu thi hành án và bản án, quyết định (trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu của người được thi hành án, người phải thi hành án) để thi hành án. Cơ quan thi hành án có trách nhiệm tổ chức thi hành đúng nội dung của bản án, quyết định; người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án phải nghiêm chỉnh thi hành, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang và cá nhân tơn trọng [61]. Chính vì vậy, ở đây thể hiện rất rõ tính chấp hành trong hoạt động thi hành án dân sự. Đồng thời, Chấp hành viên với tư cách là người được Nhà nước trao quyền và chịu trách nhiệm chính trong quá trình tổ chức thi hành án, Chấp hành viên căn cứ vào các quy định của pháp luật về thi hành án chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan để giải quyết các vấn đề có liên quan đến thi hành án. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp Chấp hành viên còn chịu trách nhiệm và điều hành cả các thành viên thuộc các cơ quan, tổ chức khác có tham gia vào q trình thi hành án. Ví dụ: làm Chủ tịch Hội đồng cưỡng chế, Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy tài sản…
Mặt khác, hầu hết các hoạt động thi hành án đều hướng đến việc thực hiện các nghĩa vụ về tài sản, trực tiếp tác động đến tài sản của các đương sự.
Như vậy, có thể thấy mọi hoạt động của cơ quan thi hành án đều nhằm tới việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản theo nội dung quyết định của bản án, quyết định của Tòa án - kết quả của hoạt động tư pháp. Trừ duy nhất một trường hợp là cơ quan thi hành án tổ chức thi hành nghĩa vụ liên quan đến nhân thân, đó là tổ chức cưỡng chế cấm hoặc buộc người phải thi hành án không làm hoặc làm công việc nhất định. Người thi hành án tự nguyện thi hành án…
Sử dụng pháp luật thi hành án dân sự
Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tích cực thực hiện quyền của mình theo pháp luật quy định (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép). Hình thức này khác với hình thức tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật ở chỗ chủ thể có thể thực hiện hoặc khơng thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình, chứ khơng bị ép buộc phải thực hiện, Ví dụ: Pháp luật quy định cơng dân có quyền khiếu nại và tố cáo. Một cơng dân biết một người nào đó có hành vi vi phạm pháp luật, nhưng cơng dân ấy có thể tố cáo (hoặc khơng tố cáo) với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy cơng dân đó đã sử dụng (hoặc không sử dụng) pháp luật (quyền được tố cáo).
Trong thi hành án dân sự, việc sử dụng pháp luật thi hành án dân sự thể hiện ở chỗ, các chủ thể pháp luật thực hiện pháp luật thi hành án theo ý chí của mình trong việc thi hành án, đó có thể là Cơ quan thi hành án chủ động quyết định thi hành án đối với các khoản tiền (án phí, trả lại tiền tạm ứng án phí, lệ phí Tịa án; hình phạt tiền; tịch thu tài sản, truy thu thuế, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính; xử lý vật chứng, tài sản đã thu giữ; thu hồi đất theo quyết định của Tòa án; quyết định khẩn cấp tạm thời của Tòa án); người được thi hành án và người phải thi hành án yêu cầu cơ quan thi hành án.
Cơ quan thi hành án chỉ tổ chức thi hành án trên cơ sở yêu cầu thi hành án của người được thi hành án và người phải thi hành án. Cơ quan thi hành án
chỉ ra quyết định trong phạm vi yêu cầu của người được thi hành án, người phải thi hành án. Đồng thời, người được thi hành án có quyền u cầu khơng thi hành án hoặc cho người phải thi hành án hoãn việc thi hành án; thỏa thuận với người phải thi hành án về phương thức, địa điểm thi hành án.
Áp dụng pháp luật thi hành án dân sự
Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nước thơng qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền hoặc các tổ chức được nhà nước trao quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Trong áp dụng pháp luật có sự can thiệp của Nhà nước. Ví dụ: Nhà nước quy định nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của mọi cơng dân theo quy định của pháp luật thì mọi cơng dân phải có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Nếu cá nhân, hoặc tổ chức kinh doanh nào đó khi tham gia vào quan hệ sản xuất kinh doanh mà khơng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình, thì Nhà nước thơng qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền sẽ áp dụng pháp luật, ra quyết định cưỡng chế bắt buộc cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.
Trong áp dụng pháp luật thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án và chấp hành viên có thẩm quyền áp dụng pháp luật thi hành án dân sự, do đó địi hỏi tính chủ động trong hoạt động tác nghiệp của Chấp hành viên được đề cao. Chấp hành viên căn cứ vào các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, căn cứ vào nội dung bản án và tình hình thực tế của vụ việc để lựa chọn các biện pháp thi hành phù hợp. Ví dụ, vụ việc đơn giản, ý thức chấp hành pháp luật của người phải thi hành án tốt, thì Chấp hành viên lựa chọn biện pháp giáo dục, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành các nghĩa vụ của mình theo đúng phán quyết của Tòa án hoặc của Trọng tài thương mại (trường hợp người được thi hành án yêu cầu người phải thi hành án toàn bộ các nghĩa vụ theo quyết định của bản án, quyết định của Tòa án).
Ngược lại, nếu sau khi xác minh thấy đương sự có điều kiện để thi hành, nhưng xét thấy người phải thi hành án ý thức chấp hành pháp luật khơng tốt, có biểu hiện tẩu tán tài sản, hoặc cố tình chây ỳ khơng tự nguyện thi hành án, thì Chấp hành viên lựa chọn, áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế được quy định trong Pháp lệnh Thi hành án dân sự trước đây và Luật thi hành án dân sự hiện nay (khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy có giá của người phải thi hành án; trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; phong tỏa tài khoản, tài sản của người phải thi hành án tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc; kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ; buộc giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất hoặc giao vật, tài sản khác; cấm hoặc buộc người phải thi hành án không làm hoặc làm công việc nhất định) để tổ chức thi hành dứt điểm bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài thương mại.
Như vậy, thì thực hiện pháp luật được thực hiện thơng qua bốn hình thức: tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, hình thức áp dụng pháp luật có sự khác biệt với các hình thức tn thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật. Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ, nếu như tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật là những hình thức mà mọi chủ thể thực hiện pháp luật đều có thể thực hiện thì áp dụng pháp luật là hình thức ln ln có sự tham gia của Nhà nước, thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền.