Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và việc cụ thể hoá bằng văn bản pháp quy của thành phố Hà Nội về th

Một phần của tài liệu Ths- Luật Học-Thực hiệnpháp luật về thi hành án dân sự ở thành phố Hà Nội hiện nay” (Trang 95 - 99)

và việc cụ thể hoá bằng văn bản pháp quy của thành phố Hà Nội về thi hành án dân sự

Hiện nay, Luật Thi hành án dân sự đã được ban hành, nhưng các văn bản hướng dẫn thực hiện luật chưa được ban hành đồng bộ, dẫn đến tình trạng việc tổ chức, quản lý thi hành án thuộc các lĩnh vực khác nhau lại đang được nhiều văn bản pháp luật khác nhau điều chỉnh, dẫn đến việc không thống nhất

trong sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý và tổ chức thi hành án, không phát huy hiệu quả thi hành án. Hoạt động thi hành án dân sự do nhiều cơ quan phối hợp thực hiện đã tạo ra sự thiếu thống nhất trong quản lý, thiếu sự nhịp nhàng, đồng bộ giữa cơ quan thi hành án và các cơ quan hữu quan, hạn chế hiệu quả của mỗi lĩnh vực thi hành án. Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật thi hành án dân sự chính là tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi công tác thi hành án dân sự. Vì vậy, sau khi Luật Thi hành án dân sự có hiệu lực thi hành, Chính phủ cần tích cực chỉ đạo Bộ tư pháp phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổng rà soát các nghị định, chỉ thị, thông tư kịp thời và phải kịp thời ban hành, sửa đổi bổ sung, hướng dẫn việc thực hiện các nội dung trong Luật Thi hành án dân sự và các Bộ luật hình sự, Tố tụng hình sự, Tố tụng dân sự có liên quan đến cơng tác thi hành án dân sự như xét miễn, giảm thi hành án, cưỡng chế phong tỏa, khấu trừ tài khoản, tài sản tại Ngân hàng, Kho bạc, các tổ chức bảo hiểm, tổ chức tín dụng; ban hành trình tự thủ tục thi hành các quyết định trong vụ án hành chính khơng liên quan đến tài sản, thi hành án có yếu tố nước ngồi….tạo tiền đề cho cơ quan Thi hành án và các cơ quan có liên quan thực hiện thống nhất. Ngồi ra, cũng cần quy định rõ ràng, cụ thể về cơ chế bắt buộc các cơ quan khác tham gia vào hoạt động thi hành án và cơ chế cho cơ quan thi hành án tham gia các hoạt động của chính quyền.

Bộ Tư pháp nhanh chóng kiến nghị với Chính phủ quan tâm đến chế độ chính sách các quy định pháp lý về tiền lương đối với đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án dân sự, sớm ban hành chế độ phụ cấp ngành, chính sách tiền lương đãi ngộ đối với Chấp hành viên, Thẩm tra viên và cán bộ thi hành án cho phù hợp vơi tính chất đặc thù của hoạt động thi hành án. Có chế độ phụ cấp đối với cán bộ thi hành án (không phải là Chấp hành viên) như đối với thư ký Tòa án bởi hiện mới chỉ có chế độ bồi dưỡng đối với Chấp hành viên, Thẩm tra viên. Tăng mức khốn kinh phí trên đầu người để làm cho cán bộ công chức yên tâm công tác và thuân lợi cho việc điều động, luân chuyển

cán bộ. Cần đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác thi hành án dân sự theo hướng tạo điều kiện để các công ty, các tổ chức thực hiện một số việc thi hành án, cơ quan thi hành án và Chấp hành viên quản lý, hướng dẫn, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tổ chức thi hành án.

Ngoài ra, phải xây dựng được cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy hợp lý, xác định rõ trách nhiệm quản lý một cách toàn diện, tập chung, thống nhất hoạt động thi hành án từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm gắn việc theo dõi, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn với nhân xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ. Hệ thống cơ quan thi hành án nên được tổ chức ở ba cấp (cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện) và ở cấp trung ương cũng phải có chức danh Chấp hanh viên cao cấp, đây sẽ là lực lượng vừa thực hiện chức năng chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, vừa thực hiện trực tiếp nhiệm vụ thi hành án đối với những khó khăn phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương và có yếu tố nước ngồi. Cục thi hành án dân sự cần xây dựng tiêu chí cụ thể xác định việc có điều kiện và khơng có điều kiện thi hành làm cơ sở để các cơ quan thi hành án dân sự địa phương rà soát, xác minh, phân loại, lập báo cáo, thống kê chính xác tiến tới giải quyết dứt điểm các vụ việc.

Về cơ chế quản lý thi hành án, thực tiễn công tác thi hành án ở thành phố Hà Nội cho thấy đây là loại cơng việc khó khăn phức tạp. Cơng tác này cần huy động được lực lượng của cả hệ thống chính trị từ sự lãnh đạo của Đảng, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và nhân dân ở địa phương cùng tham gia.

Hồn thiện pháp luật về cơng tác giám sát thi hành án dân sự: Công

tác giám sát thực hiện pháp luật thi hành án nói riêng có vai trị vơ cùng quan trọng. Bởi thông qua các hoạt động giám sát, kiểm sát để đánh giá những hành vi hợp pháp, không hợp pháp của các cơ quan thi hành án. Thực tiễn ở thành phố Hà Nội cho thấy, ở địa phương nào, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc, Viện kiểm sát và nhân dân tích cực giám sát, kiểm sát cơng tác thi hành án dân sự thì ở nơi đó thi hành án đạt kết quả cao.

Do đó, cần hồn thiện pháp luật về công tác giám sát, bởi cho đến thời điểm này, có thể nói các quy định về giám sát ở nước ta cịn thiếu tính hệ thống và chưa có một văn bản pháp luật riêng quy định về giám sát, ngoại trừ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội mới cho được ban hành gần đây nhưng cũng chỉ quy định về hoạt động giám sát đó là Quốc hội. Hầu hết các quy định về tổ chức và hoạt động của các chủ thể giám sát như: Hiến pháp, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam….riêng về giám sát thi hành án dân sự cho đến nay chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về giám sát thi hành án dân sự một cách toàn diện, đầy đủ, mà chủ yếu việc giám sát được tiến hành trên cơ sở các văn bản quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể giám sát thi hành án dân sự. Ví dụ, các quy định về kiểm sát thi hành án dân sự được quy định trong Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân hoặc giám sát của nhân dân được quy định trong Luật Khiếu nại, tố cáo…Chính sự rời rạc, thiếu hệ thống và các quy định cịn mang tính chung chung, khơng đi vào từng lĩnh vực cụ thể này đã dẫn đến hoạt động giám sát thi hành án dân sự kém hiệu quả. Do đó, cần phải có các quy định cụ thể của Pháp luật về giám sát thi hành án dân sự.

Bên cạnh các nghị quyết và chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng như các văn bản pháp luật của Nhà Nước. Thành ủy, Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần phải ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp ủy đảng và chính quyền, cũng như các tổ chức đồn thể phải tích cực vào cuộc và phải coi công tác thi hành án dân sự là cơng tác của cả hệ thống chính trị, vì vậy trong thời gian tới thành phố Hà Nội cần ban hành nghị quyết hoặc chỉ thị về việc tăng cường công tác thi hành án dân sự; Hội đồng nhân dân thành phố nên ban hành nghị quyết và giao chỉ tiêu cho các cơ quan liên quan về thực hiện công tác thi hành án dân sự; Ủy ban nhân dân thành phố nên tập chung nghiên cứu có các giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy và tháo gỡ những vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự.

Một phần của tài liệu Ths- Luật Học-Thực hiệnpháp luật về thi hành án dân sự ở thành phố Hà Nội hiện nay” (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w