Kiện toàn tổchức, bộ máy cơ quan thi hành án dân sự và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác của đội ngũ

Một phần của tài liệu Ths- Luật Học-Thực hiệnpháp luật về thi hành án dân sự ở thành phố Hà Nội hiện nay” (Trang 105 - 109)

tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác của đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án dân sự ở thành phố Hà Nội

Để bảo đảm thực hiện pháp luật thi hành án dân sự ở thành phố Hà Nội, bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự thì việc kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan thi hành án và nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ Chấp hành viên là vơ cùng cần thiết.

Việc kiện tồn tổ chức, bộ máy cơ quan thi hành án cần thực hiện theo

hướng nâng cao vai trò của cơ quan thi hành án, bảo đảm tương xứng với vị trí của các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương như Tòa án, Viện kiểm sát, Công an. Trước hết cần tăng cường thêm biên chế cho nghành Thi hành án thành phố Hà Nội, để tránh tình trạng q tải trong cơng việc.

Sở Tư pháp thành phố Hà Nội cần nhanh chóng tiến hành thống kê đánh giá thực trạng cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn là cơ sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố nhanh chóng trình ra Hội đồng nhân dân thành

phố có giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ tư pháp cơ sở. Chỉ đạo phòng tư pháp cấp huyện tăng cường tập huấn kết hợp với phổ biến nghiệp vụ cho cán bộ tư pháp cơ sở. Tạo cho cán bộ tư pháp cơ sở sự chủ động trong việc cung cấp các nguồn tin về điều kiện tài chính của đương sự để cán bộ thi hành án đỡ mất cơng đi lại. Để có được sự chủ động đó, về lâu dài cần tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố có chế độ động viên khuyến khích và khen thưởng kịp thời đối với cán bộ tư pháp cơ sở. Kịp thời tham mưu cho Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát, mở rộng sự giám sát của quần chúng để hạn chế đến mức thấp nhất những tiêu cực, sai phạm trong hoạt động thi hành án dân sự.

+ Cục thi hành án thành phố phân công lãnh đạo, Chấp hành viên cấp tỉnh trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ đối với các cơ quan thi hành án cấp quận, huyện. Hàng năm thông qua thực tiễn công tác thi hành án dân sự phải tổng kết đánh giá các chuyên đề lĩnh vực mà khi tiến hành tổ chức thi hành án gặp nhiều khó khăn, đề xuất với Tổng cục thi hành án, Bộ Tư Pháp và Chính phủ sửa đổi, bổ sung các văn bản của pháp luật để trong thực tiễn thi hành đạt hiệu quả cao. Tập chung cải cách thủ tục hành chính trong thi hành án theo hướng rút ngắn thời gian thi hành án đối với loại án đơn giản, các vụ việc phức tạp cần kịp thời tham mưu cho Ban chỉ đạo thi hành án tìm phương hướng giải quyết tốt nhất.

Cục thi hành án thành phố cần chỉ đạo các Chi cục thi hành án bố trí lịch tiếp dân hàng tuần (trong đó tăng cường đối thoại trực tiếp) để tiếp nhận những thông tin do đương sự phản ảnh, ngoài ra cần đặt các hịm thư góp ý và cơng khai số điện thoại của lãnh đạo cơ quan thi hành án và các đường dây nóng cho cơng dân tiện liên lạc. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, nếu có tiêu cực trong ngành cần xử lý nghiêm để làm gương. Chỉ đạo Chấp hành viên và các Chi cục thi hành án dân sự thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự, nộp đúng, đủ hạn báo cáo thống kê kết quả thi hành án

theo quy định nhằm từng bước đưa công tác thi hành án dân sự đi vào nề nếp và hoạt động có chất lượng, hiệu quả cao. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm tra chéo, giao ban nghiệp vụ tại các đơn vị, tổ chức các cuộc họp chuyên đề để đánh giá cụ thể kết quả thi hành án tại cơ sở, kịp thời biểu dương khen thưởng những đơn vị, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từ đó phát triển nhân rộng yếu tố tích cực điển hình; phê bình chấn chỉnh, xử lý thiếu xót, sai phạm trong hoạt động thi hành án. Động viên tinh thần yêu ngành, đề cao trách nhiệm của mỗi cán bộ công chức đối với nhiệm vụ được giao, phát huy tốt quy chế dân chủ ở đơn vị. Bố trí những chấp hành viên có năng lực vào những huyện khi thi hành án thường gặp khó khăn, phức tạp. Đề bạt cán bộ quản lý phải có năng lực về nghiệp vụ và cơng tác quản lý, làm tốt công tác tham mưu cho Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự cùng cấp và cấp ủy, chính quyền địa phương để tổ chức thực hiện cơng tác chun mơn có hiệu quả.

Để nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ Chấp hành viên,Cục thi hành án thành phố phải thường xuyên rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ thi hành án, đặc biệt là đội ngũ Chấp hành viên. Thường xuyên chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức thi hành án cả về chun mơn nghiệp vụ và lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án, bảo đảm Chấp hành viên phải thực sự chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, vận dụng đúng các qui định của pháp luật vào từng tình huống, vụ việc và từng địa bàn cụ thể, đảm bảo đạt hiệu quả cao trong công việc. Kết hợp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ với việc đẩy mạnh tiêu chuẩn hóa đội ngũ Chấp hành viên, trong đó xác định rõ tiêu chuẩn chun mơn, nghiệp vụ và đạo đức lối sống. Trong quy hoạch, đào tạo Chấp hành viên cần tính đến cán bộ trẻ, có năng lực, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác thi hành án dân sự và hội nhập kinh tế quốc tế. Ở các huyện miền núi cần ưu tiên đào tạo nguồn tại chỗ hoặc có cơ chế đặc thù để khuyến khích các cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt đến làm việc.

Trưởng cơ quan Thi hành án cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý, chỉ đạo điều hành về thi hành án dân sự để những thiếu sót vi phạm pháp luật trong thi hành án khơng cịn tái diễn trở lại. Trước mắt, cần tập trung chỉ đạo, điều hành và tăng cường kiểm tra đôn đốc các Chấp hành viên thực hiện đúng quy định của Pháp luật trong việc phan loại xác minh điều kiện thi hành án. Phát hiện và kiểm điểm nghiêm túc đối với các Chấp hành viên, cán bộ thi hành án có biểu hiện, hành vi gây phiền hà, sách nhiễu dân, thiếu trách nhiệm trong việc tổ chức xác minh điều kiện thi hành án để những vụ việc kéo dài chưa xác minh dẫn đến có vụ việc khiếu kiện nhiều năm chưa thi hành dứt điểm để tạo niềm tin của nhân dân đối với cơ quan thi hành án. Đổi mới mạnh mẽ về phương thức công tác thi hành án dân sự, nhằm giải quyết dứt điểm số vụ việc tồn đọng có điều kiện về tài sản nhưng tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành nghĩa vụ bản án. Định kỳ tiến hành xác minh để vụ việc nào có điều kiện thì khẩn trương đưa ra thi hành. Tập trung lực lượng thực hiện ngay đợt tổng rà soát, xác minh và phân loại án, có điều kiện, án chưa có điều kiện tổ chức các đợt cao điểm, giải quyết việc thi hành án tồn đọng: Tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo các Chi cục thi hành án kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thi hành án. Những việc cơ quan thi hành án xét thấy có khó khăn trong việc xác minh, phải xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát cùng cấp để tiến hành điều tra, xác minh nguồn gốc tài sản, phải xây dựng và lập kế hoạch xác minh chi tiết những vấn đề cần phải chứng minh, những khó khăn cần làm rõ. Khi tiến hành kê biên tài sản, đương sự đi vắng hoặc trốn tránh, Chấp hành viên kịp thời phối hợp cùng bàn bạc với Kiểm sát viên, các thành viên của chính quyền địa phương, các đoàn thể để áp dụng các biện pháp theo pháp luật, đảm bảo việc kê biên tài sản được khẩn trương, đầy đủ, chính xác khi tiến hành định giá tài sản nhất là đối với loại tài sản đất đai, nhà cửa của người phải thi hành án. Việc định giá phải tuân theo quy định về giá để tránh khiếu nại, tố cáo. Việc bàn giao tài sản là nhà, đất… cho người mua phải phối

hợp với chính quyền địa phương, lực lượng cảnh sát để hoàn thành thủ tục pháp lý đầy đủ trước khi bàn giao tài sản, nhà đất cho người mua được. Lực lượng cảnh sát bảo vệ cho người mua được tài sản không bị chiếm lại hoặc bị phá hoại.

Các chi cục thi hành án cần phân công Chấp hành viên phụ trách địa bàn, bám sát và liên tục xác minh điều kiện thi hành án của đối tượng có điều kiện là làm ngay. Phối hợp với chính quyền cấp xã trước khi cho chuyển quyền sử dụng đất hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản thì phải rà sốt lại danh sách đã được gửi từ trước, để tránh việc tẩu tán hoặc chuyển dịch tài sản.

Một phần của tài liệu Ths- Luật Học-Thực hiệnpháp luật về thi hành án dân sự ở thành phố Hà Nội hiện nay” (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w