Các dự án tại khu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải THIỆN môi TRƯỜNG đầu tư nước NGOÀI tại bắc NINH THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 61 - 95)

STT Tên khu công nghiệp

Số dự án đầu tư trong nước Tổng vốn đầu tư đăng ký(triệu USD) 1 Tiên Sơn 55 185,5

2 Tân Hồng-Hoàn Sơn 17 57,8

3 Quế Võ 20 68,7

4 Khu liền kề khu Quế Võ 24 79,8

5 Đại đồng-Hoàn Sơn 30 97,5

6 Yên Phong 2 36

Tổng 148 525,3

Nguồn:Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh 2016 – Báo cáo tình hình Phát triển khu cơng nghiệp, khu chế xuất tỉnh Bắc Ninh

Tăng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2017 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Hợp tác phát triển Quốc tế Mỹ (US- Aid) công bố mới đây cho thấy, Bắc Ninh xếp hạng 17 so với các tỉnh, thành trong cả nước. Tuy vậy, nếu đánh giá từng chỉ số thì Bắc Ninh đã có sự thay đổi rất đáng mừng, trở lại nhóm tỉnh xếp hạng Tốt, đạt 64,36 điểm (tăng 4,01 điểm so với năm 2016). Nếu như năm 2015 có 4/10 chỉ số thành phần tăng điểm thì năm 2017 có 8/10 chỉ số thành phần tăng điểm gồm: Gia nhập thị trường (tăng 0,19 điểm), Tiếp cận đất đai (tăng 0,19 điểm), Chi phí thời gian (tăng 0,13 điểm), Chi phí khơng chính thức (tăng 0,88 điểm), Tính năng động (tăng 0,25 điểm), Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (tăng 0,29 điểm), Đào tạo lao động (tăng 0,35 điểm) và chỉ số Cạnh tranh bình đẳng (tăng 1,27 điểm) (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2017 -

http://pcivietnam.org/) Hơn nữa, đây đều là những chỉ số quan trọng trong hệ thống

ngành trong tỉnh, 2 chỉ số: Chi phí khơng chính thức, Cạnh tranh bình đẳng có mức cải thiện đáng kể khi tăng 18 bậc trong năm 2016. Bên cạnh đó, chỉ số Tính năng động có mức cải thiện chưa cao nên dù tăng điểm nhưng thứ hạng tụt 2 bậc từ thứ hạng 16 (năm 2015) xuống thứ 18 (năm 2016). Ngoài ra, theo kết quả phản hồi từ 10.037 doanh nghiệp (trong đó có 2.042 doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2015 và 2016), Bắc Ninh đứng thứ 7/63 tỉnh, thành phố hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Việt Nam trong tương lai (đứng đầu là TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội). Trong đó lý do doanh nghiệp chọn tỉnh Bắc Ninh để đầu tư kinh doanh vì đánh giá cơ sở hạ tầng tốt (41,8%) và Chất lượng điều hành tốt (26,9%)

(http://vccinews.vn/news/18783/bac-ninh-dong-luc-tang-truong-tu-fdi.html Báo cáo từ Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) 22/3/2018)

Từ các chỉ số trên cho thấy, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá rất cao những nỗ lực của tỉnh trong việc cải thiện PCI. Mặc dù thứ hạng không cao nhưng Bắc Ninh đã nỗ lực trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, cạnh tranh bình đẳng, chi phí khơng chính thức... Đây là lý do khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài mong muốn hợp tác lâu dài với địa phương.

Bằng chứng rõ nét nhất chính là Bắc Ninh vẫn là nơi mà dịng vốn FDI đổ về thuộc tốp đầu của cả nước trong gần 3 tháng đầu năm. Trong đó, nổi bật là việc Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam đầu tư thêm 2,5 tỷ USD vào KCN Yên Phong; Công ty TNHH Hanwha Techwin Security Việt Nam đầu tư 100 triệu USD vào KCN Quế Võ… (Nguyễn Thị Hiền 2014)

Lượng tăng nhanh, đóng góp lớn

Theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh, thời điểm tái lập tỉnh vào năm 1997, tỉnh có duy nhất 4 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 177,6 triệu USD. Tuy nhiên đến nay, đặc biệt chỉ trong 10 tháng đầu năm 2017, Bắc Ninh đã có mức tăng trưởng ấn tượng về thu hút FDI với 145 dự án mới và 103 lượt dự án tăng vốn. Tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 3,19 tỷ USD, đứng thứ 2 cả nước chỉ sau TP. Hồ Chí Minh (Nguyễn Thị Hiền 2014)

Khu vực FDI đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng xuất khẩu, thu ngân sách và giải quyết việc làm cho người lao động. Hiện các doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm cho 169.144 người, chiếm 25,5% lao động trên toàn tỉnh (Tổng cục

Thống kê 2017)

Chú trọng hơn tới phát triển bền vững và bảo vệ môi trường

Với mục tiêu “Phát triển kinh tế – xã hội phải đi đôi với bảo vệ môi trường”, “Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế”, trong thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đã tập trung tăng cường chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường, ban hành nhiều Nghị quyết, Chương trình hành động, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường nói chung, trong đó có cơng tác quản lý, đầu tư xây dựng các cơng trình xử lý nước thải. Đến nay, tồn tỉnh có 8 Khu công nghiệp (KCN), 02 Cụm công nghiệp (CCN) đi vào hoạt động đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, 01 KCN, 01 CCN đang trong quá trình triển khai xây dựng (dự kiến hoàn thành trong năm 2017); có 02 đơ thị là thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.

Đối với các làng nghề, tỉnh Bắc Ninh đã và đang triển khai đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các làng nghề có nguồn xả thải lớn như: Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung làng nghề giấy Phong Khê giai đoạn I với công suất 5.000 m3/ngày đêm; Đầu tư hệ thống xử lý nước thải làng nghề sản xuất bún, bánh Khắc Niệm; Triển khai Đề án tăng cường giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020; Hội đồng nhân dân tỉnh đã có các Nghị quyết: Số 31/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 về việc hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh; Số 35/2016/NQ-HĐND18 ngày 08/12/2016 về quan điểm và nguyên tắc đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn và ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 47/2016/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 của UBND tỉnh về Quan điểm và Nguyên tắc đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn và ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020.

Ngoài ra, tỉnh Bắc Ninh cũng đã chỉ đạo, yêu cầu các cơ sở hoạt động trong KCN đấu nối toàn bộ nước thải phát sinh vào hệ thống xử lý nước thải tập trung; Yêu cầu chủ đầu tư hạ tầng các KCN, CCN, các doanh nghiệp có nguồn nước thải lớn hơn 1000 m3/ngày đêm phải tiến hành lắp đặt trạm quan trắc nước thải tự động để theo dõi chất lượng nước thải sau xử lý.Trên thực tế tuy mức độ ơ nhiễm mơi trường nhìn chung bước đầu đã được ngăn chặn, song một số nơi có xu hướng gia tăng như tại các làng nghề, cụm công nghiệp sản xuất giấy, luyện cán thép và ô nhiễm nước thải sinh hoạt ở nơng thơn. Chính sách hỗ trợ kinh phí của Nhà nước chưa mở rộng, đối tượng hỗ trợ cịn hẹp nên khơng đủ kinh phí cho xử lý ô nhiễm môi trường. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về môi trường tuy đã ban hành nhưng chưa đồng bộ, thiếu kịp thời, nhiều khi khơng rõ ràng gây khó khăn khi thực hiện. Lực lượng cán bộ làm công tác môi trường chưa thực sự đủ mạnh cả về chất và lượng, nhất là ở cấp xã thiếu cán bộ chuyên trách về công tác môi trường.

Trên thực tế, tuy mức độ ơ nhiễm mơi trường nhìn chung bước đầu đã được ngăn chặn, song một số nơi có xu hướng gia tăng như tại các làng nghề, cụm công nghiệp sản xuất giấy, luyện cán thép và ô nhiễm nước thải sinh hoạt ở nơng thơn. Chính sách hỗ trợ kinh phí của Nhà nước chưa mở rộng, đối tượng hỗ trợ cịn hẹp nên khơng đủ kinh phí cho xử lý ô nhiễm môi trường. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về môi trường tuy đã ban hành nhưng chưa đồng bộ, thiếu kịp thời, nhiều khi khơng rõ ràng gây khó khăn khi thực hiện. Lực lượng cán bộ làm công tác môi trường chưa thực sự đủ mạnh cả về chất và lượng, nhất là ở cấp xã thiếu cán bộ chuyên trách về công tác môi trường.

2.3.2.2. Hạn chế

Cần định hướng dài hạn hơn

Dù được đánh giá là một điểm sáng của cả nước về thu hút FDI, song theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh, các dự án FDI trên địa bàn tỉnh chưa thực sự thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ (CNHT) phát triển như kỳ vọng. Phát triển CNHT tại tỉnh vẫn chưa khắc phục những tồn tại của nhiều năm trước. Điển hình: DN Việt

Nam đạt tiêu chuẩn sản xuất, cung cấp sản phẩm cho DN FDI như Samsung, Canon… vẫn còn rất thấp so với yêu cầu của nhà đầu tư. DN trong nước mới tham gia vào các khâu gia công phụ kiện đơn giản. Bên cạnh đó, một số DN FDI cịn bộc lộ hạn chế như tranh chấp về quyền lợi giữa công nhân với chủ sử dụng lao động, an tồn lao động; vay nợ và khơng có khả năng thanh tốn…

Để tăng sức lan tỏa của dòng vốn FDI đối với khu vực kinh tế trong nước, đại diện Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, thời gian tới, tỉnh Bắc Ninh cần chủ động đưa ra định hướng và chiến lược thu hút FDI dài hạn. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến các giải pháp tăng sức lan tỏa của FDI như: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính; đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư; chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Các dự án FDI tại tỉnh Bắc Ninh tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và định hướng xuất khẩu.

Hạn chế trong thu hút đầu tư

Tuy đạt được những kết quả bước đầu, song các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh chủ yếu là các dự án có quy mơ vừa và nhỏ, chưa thu hút được nhiều dự án có quy mơ lớn, cơng nghệ hiện đại. Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi có tỷ lệ giá trị gia tăng cao hơn và hiệu quả hơn các khu vực khac nhưng tình hình đầu tư cịn kém sơi động. Với lợi thế về vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật hiện đại, hệ thống giao thông kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm, kết nối với cảng biển, sân bay thì Bắc Ninh hồn tồn có khả năng thu hút những dự án có quy mơ lớn hơn. Có thể nhận thấy một số khó khăn trong cơng tác thu hút FDI như sau:

- Luật đầu tư và luật doanh nghiệp năm 2005 đánh dấu sự tiến bộ về môi trường pháp lý đối với hoạt động đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên việc hợp nhất hai Luật cũng đặt ra một số khó khăn trong q trình thực hiện, nhất là vào giai đoạn đầu cuối năm 2007, 2008. Khơng ít vướng mắc trong việc thực thi và tuân thủ đúng, đủ kịp thời nội dung Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư và các nghị địnhhướng dẫn thi hành chưa giải quyết kịp thời, một số nội dung chưa đươc hướng dẫn cụ thể.

- Còn nhiều dự án FDI hoạt động kém hiệu quả, nhiều dự án bị chấm dứt hạot động sản xuất kinh doanh. Một số dự án thì chậm trong cơng tác triển khai hoặc khó khăn khơng thể duy trì hoạt động đang được xem xét giải thể trước thời hạn. Bên cạnh đó nhiều dự án thiết bị cơng nghệ cịn lạc hậu , ảnh hưởng xấu đến môi trường, nhiều dự án chưa tiếp nhận được cong nghệ nguồn, nhiều lĩnh vực sản xuất mang tính gia cơng, lắp ráp chưa phát triển đươc các ngành công nghiệp phụ trợ

- Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Bắc Ninh cịn thấp, có sự chênh lệch q cao giữa người quản lý và người lao động trực tiếp, đây là điểm khác biệt so với các doanh nghiệp trong nước. Sự phân hố này nằm ngồi mong muốn của nền kinh tế thị trường định hướng xã hôi chủ nghĩa mà nước ta đang xây dựng

- Bên cạnh đó, tuy tình hình thu hút vốn đầu tư của Bắc Ninh giai đoạn gần đây có nhiều cải thiện nhưng so với các tỉnh có cùng điều kiện tương đồng về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng thì luồng vốn và số dự án đầu tư vào Bắc Ninh còn thấp.

Hạn chế trong công tác xúc tiến đầu tư

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Bắc Ninh so với các tỉnh trong cả nước và các vùng lân cận có điều kiện tương đồng đó là cơng tác xúc tiến đầu tư cịn nhiều hạn chế.

- Công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh bước đầu đã triển khai theo tinh thần nghị quyết số 09 về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài giai đoan 2010-2016, và được chú trọng trong những nă gần đây tuy nhiên Hình thức xúc tiến đầu tư còn đơn giản, chưa mang tính hệ thống do chưa bố trí được nguồn ngân sách riêng cho hoạt động xúc tiến đầu tư nên hoạt động xúc tiến đầu tư chưa đạt kết quả cao. Tỉnh đã thành lập cơ quan xuac tiến đầu tư và xúc tiến thương mại cùng với sự kết hợp giữa sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nhưng vẫn còn rất đơn giản, cán bộ chuyên môn chuyển từ các phòng chức năng khác sang nên kinh nghiệm và chuyên môn chưa cao.

- Công cụ xúc tiến đầu tư của tỉnh còn chưa chuyên nghiệp, thiếu hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, ngôn ngữ trong các công cụ tuyên truyền chủ yếu là tiếng Anh

và tiếng Việt, trong khi đó thực tế các nhà đầu tư đến với Bắc Ninh chủ yếu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tài liệu tuyên truyền cịn thiếu và chưa cập nhật thường xun, thơng tin đến với các nhà đầu tư còn chậm. Đa phần các tài liệu giới thiệu về môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh đều do các tổ chức, cán bộ thu thập và chỉ ra theo mục đích của mình và mơ tả một cách tóm tắt cơ hội đầu tư vào Bắc Ninh

- Công tác xúc tiến đầu tư cịn chưa tích cực chủ động, chưa họach định cơng tác tìm kiếm các thị trường mục tiêu, các nàh đầu tư tiềm năng, những tập đoàn lớn có tiềm lực kinh tế mạnh cũng như cơng nghệ hiện đại.

- Quá trình hỗ trợ các nhà đầu tư sau khi họ được cấp giấy phép đầu tư còn yếu kém, vì chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở ban ngành trong việc giải quyêt những vướng mắc, khó khăn của các nhà đầu tư. Việc sử dụng hình ảnh các nhà đầu tư dã thành công trên địa bàn tỉnh để thu hút các nhà đầu tư khác chưa được quan tâm đúng mức.

- Tiếp đến là việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác xúc tiến đầu tư vẫn chưa cao trong khi nó là cơng cụ rất hữu hiệu. Thông tin được phản hồi kịp thời đến các nhà đầu tư là cơ sở để cơ qua xúc tiến đầu tư điều chỉnh chất lượng hoạt đơng của mình cho phù hợp. Website có thể là cơng cụ xúc tiến đầu tư hiệu quả nhất nhưng Bắc Ninh chưa tận dụng khai thác hết để xây dựng hình ảnh một Băc Ninh đầy tiềm năng với bạn bè quốc tế. Để giới thiệu Bắc Ninh một cách có hiêu quả thì bên cạnh việc tiến hành các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế, tổ chức các đoàn đi vận động xúc tiến đầu tư., thì các thơng tin qua mạng đóng vai trị rất quan trọng.

Tóm lại cơng tác thu hút đầu tư của tỉnh trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, mơi trường đầu tư ngày càng được cải thiện theo hướng thơng thống, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên vẫn còn bộc lộ nhiều khuyết điểm cần được khắc phục. Cơng tác hồn thiện mơi trường đầu tư cũng như hoạt động xúc tiến đầu tư cần tiếp tục đổi mới theo hướng chuyên nghiệp, đồng bộ để tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch, thơng thống, cơng tác quy hoạch,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải THIỆN môi TRƯỜNG đầu tư nước NGOÀI tại bắc NINH THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 61 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)