2.2. Môi trường đầu tư ta ̣i Bắc Ninh
2.2.2.4. Các khu công nghiệp hoạt động
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có 15 KCN tập trung được Thủ tướng chính phủ cho phép thành lập và đã đi vào hoạt động:
Khu công nghiệp Tiên Sơn - Quy mô: 410 ha Khu công nghiệp Quế Võ 1 - Quy mô: 640 ha Khu công nghiệp Quế Võ 2 - Quy mô: 270 ha Khu công nghiệp Quế Võ 3 - Quy mô: 521,7 ha Khu công nghiệp Yên Phong 1 - Quy mô: 651 ha Khu công nghiệp Yên Phong 2 - Quy mô: 1200 ha Khu công nghiệp Đại Kim - Quy mô: 742 ha
Khu cơng nghiệp Đại Đồng – Hồn Sơn - Quy mô: 572 ha Khu công nghiệp HANAKA - Quy mô: 74 ha
Khu công nghiệp Nam Sơn - Hạp Lĩnh - Quy mô: 1000 ha Khu công nghiệp Thuận Thành 1 - Quy mô: 200 ha
Khu công nghiệp Thuận Thành 2 - Quy mô: 240 ha
Khu công nghiệp Thuận Thành 3 - Quy mơ: Tổng diện tích quy hoạch là 1.000 ha Khu cơng nghiệp Gia Bình - Quy mơ: 300 ha
Khu cơng nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) - Quy mô: 700 ha là hợp tác của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Singapore
Tổng diện tích quy hoạch là 9070,7 Ha chiếm khoảng 11% diện tích cả tỉnh (chưa bao gồm các cụm cơng nghiệp). Hiện nay, diện tích các khu cơng nghiệp khoảng 6.847Ha tương đương 8,32% diện tích cả tỉnh (chưa tính các cụm cơng nghiệp) (Vũ
Anh Tuấn 2017 – tr.32)
Bên cạnh đó ngân sách nhà nước đã đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật ngồi hàng rào như đường giao thông các khu, cụm công nghiệp trên 20 tỷ đồng, đồng thời hỗ trợ các cơng trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào 10 tỷ đồng từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển làngnghề của Bộ Kế hhoạch và đầu tư. Ngành điện ngành bưu chính viễn thơng cũng đầu tư các cơng trình đến tận các khu công nghiệp để đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu cho các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp làng nghề, cụm công nghiệp với tổng kinh phí lên tới 376,2 tỷ đồng (Vũ Anh Tuấn 2017 – tr.32)
Việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp nhỏ và vừa, cụm công nghiệp làng nghề là chủ trương đúng đắn, phù hợp với đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, phù hợp với nguyện vọng của cán bộ đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, tạo chuyển biến tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hôi của tỉnh. Việc đảm bảo cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp một cách hiện đại và đồng bộ góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài giai đoạn trước mắt và lâu dài.
2.2.3. Phá p luật và hành chính
Để đẩy nhanh tốc độ thu hút đầu tư trong và ngoài tỉnh, song song với việc triển khai Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp vào cuộc sống và phát huy lợi thế sãn có về tài nguyên, con người và hệ thống cơ sở hạ tầng tốt; Bắc ninh đã có nhiều chính sách đầu tư thơng thống, cởi mở tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời cải cách thủ tục hành chính “minh bạch, cơng khai’’ theo quy trình một cửa và làm tốt cơng tác xúc tiến đầu tư.
+ Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có quyết định số 60/2001/QĐ-UB ngày 26-6-2001 ban hành quy định ưu đãi khuyến
khích đầu tư trên địa bàn tỉnh; quyết định số 104/2002/QĐ_UB ngày 30/8/2002 bổ sung một số điều của quy định ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh , theo đó tỉnh sẽ đưa ra những ưu đãi khuyến khích các dự án đầu tư chế biến nơng sản, thực phẩm và sự án đầu tư vào vùng khó khăn. Ngồi các chế độ chính sách ưu đãi theo luật chung, các nhà đầu tư khi đầu tư vào Bắc Ninh sẽ được hưởng những ưu đãi riêng của tỉnh. Căn cứ theo quy mơ đầu tư, vị trí, địa điểm đầu tư, loại hình đầu tư, các nhà đầu tư được hưởng các chế độ ưu đãi về:
-Ưu đãi về giá cho thuê đất, miễn giảm và thời hạn nộp thuế đất -Được hỗ trợ đền bù thiệt hại về đất khi giải phóng mặt bằng -Hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp
-Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương
Số liệu cụ thể chi tiết (Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh năm 2016), như sau: