Tác động tiêu cực của FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải THIỆN môi TRƯỜNG đầu tư nước NGOÀI tại bắc NINH THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 29 - 30)

1.2. Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

1.2.3.2. Tác động tiêu cực của FDI

Bên cạnh những mặt tích cực, FDI có thể gây ra những bất lợi cho nước tiếp nhận, cần phải lưu ý.

Một là, việc sử dụng nhiều vốn đầu tư nước ngồi nói chung và FDI nói riêng

có thể dẫn đến việc thiếu chú trọng huy động và sử dụng tối đa vốn trong nước, gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư (giữa vốn trong nước và vốn nước ngồi); có thể gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn nước ngoài, vào nhà đầu tư nước ngồi (kể cả bí quyết kỹ thuật, công nghệ, đầu mối cung cấp vật tư, nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm). Do đó, nếu tỷ trọng FDI chiếm quá lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển thì tính độc lập tự chủ bị ảnh hưởng, nền kinh tế phát triển có tính lệ thuộc bên ngồi, thiếu vững chắc, nhất là khi dịng vốn FDI có sự biến động, giảm sút lớn.

Hai là, các nhà đầu tư nước ngoài thường sử dụng lợi thế của mình đối với

doanh nghiệp nước tiếp nhận trong trường hợp liên doanh để thực hiện biện pháp “chuyển giá” thông qua cung ứng nguyên vật liệu, chi tiết, linh kiện, sản phẩm dở dang với giá cao, thu lợi ngay từ khâu này làm cho giá sản phẩm cao một cách giả tạo, giảm lợi nhuận, thậm chí “lỗ giả, lãi thật” gây thiệt hại cho người tiêu dùng và giảm thu ngân sách của nước sở tại. Đôi khi, doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi thực hiện chính sách cạnh tranh bằng con đường bán phá giá, chịu lỗ trong giai đoạn đầu và các hình thức cạnh tranh khơng bình đẳng khác để loại trừ đối thủ cạnh tranh, độc chiếm hoặc khống chế thị trường, lấn át các doanh nghiệp trong nước, làm cho một ngành hoặc một số ngành sản xuất trong nước không phát triển được.

Ba là, Lợi dụng trình độ cơng nghệ thấp và quản lý yếu kém của nước chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải THIỆN môi TRƯỜNG đầu tư nước NGOÀI tại bắc NINH THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)