Mối quan hê ̣ sự cải thiê ̣n môi trường đầu tư và vấn đề thu hút dòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải THIỆN môi TRƯỜNG đầu tư nước NGOÀI tại bắc NINH THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 30 - 35)

móc, thiết bị lạc hậu, đã thải loại sang nước tiếp nhận FDI.

Bốn là, Thông qua sức mạnh hơn hẳn về tiềm lực tài chính, các doanh nghiệp

có vốn nước ngồi, các công ty xuyên quốc gia có khả năng gây ra một số ảnh hưởng bất lợi về kinh tế - xã hội như làm tăng chênh lệch về thu nhập, làm gia tăng sự phân hoá trong các tầng lớp nhân dân, tăng mức độ chênh lệch phát triển trong một số vùng hoặc giữa các vùng. Nước chủ nhà khó chủ động trong việc điều phối, phân bổ sử dụng nguồn vốn FDI vì về cơ bản quyết định đầu tư thuộc về nhà đầu tư. Tuy nhiên, những mặt bất lợi của FDI gây ảnh hưởng như thế nào còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của nước chủ nhà như quan điểm, nhận thức, chiến lược, thể chế, chính sách, cơng tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. Nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ và có các biện pháp phù hợp, nước tiếp nhận FDI có thể hạn chế, giảm thiểu được những tác động tiêu cực, bất lợi, xử lý hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích của nhà đầu tư nước ngồi và lợi ích quốc gia, tạo ra lợi ích tổng thể tích cực của việc tiếp nhận FDI cho tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo mục tiêu, định hướng của mình. (Vũ Chí Lộc 2011)

1.3. Mối quan hệ sự cải thiê ̣n môi trường đầu tư và vấn đề thu hút dòng vốn FDI FDI

1.3.1. Những yếu tố môi trường đầu tư tác động trực tiếp đối với việc thu hút FDI

Xuất phát từ mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngồi là tìm kiếm lợi nhuận, do đó bất cứ nhân tố nào có tác dụng tăng khả năng thu lợi nhuận từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng sẽ được nhà đầu tư quan tâm, đó là:

Trước hết, đó là sự ổn định của thể chế chính trị - xã hội ở quốc gia thu hút vốn FDI. Đây là một trong những điều kiện quan trọng nhất đối với nhà đầu tư. Bất cứ sự bất ổn nào của thể chế chính trị - xã hội đều có thể dẫn đến rủi ro và tổn thất, thậm chí cả nguy cơ phá sản. Hiện nay, trên 70% dòng vốn FDI trên thế giới được chuyển dịch giữa các nước tư bản phát triển, ngoài các yếu tố quan trọng khác như

những yếu tố về thị trường, sự ổn định về thể chế chính trị - xã hội cũng là một nhân tố có sức hấp dẫn cao.

Thứ hai, sự ổn định và tính minh bạch của hệ thống chính sách kinh tế, chính sách quản lý và các chính sách có liên quan. Một hệ thống chính sách ổn định, rõ ràng sẽ giúp cho nhà đầu tư hoạch định chiến lược đầu tư và kinh doanh dài hạn trên cơ sở luận cứ khoa học. Nếu hệ thống chính sách thường xuyên bị điều chỉnh, không ổn định chắc chắn sẽ gây sự lo ngại cho nhà đầu tư, do họ khơng thể dự báo được tương lai, do đó khơng hoạch định được kế hoạch, bước đi cụ thể cả ngắn hạn cũng như dài hạn. Trong các hệ thống chính sách cần được ổn định lâu dài và minh bạch thì những chính sách tài chính, thuế khố, chính sách thương mại quốc tế và những chính sách trực tiếp tác động đến khả năng thu lợi nhuận của nhà đầu tư giữ vai trò quan trọng và quyết định đối với việc thu hút vốn FDI.

Thứ ba, Về vị trí địa lý, tính phong phú, đa dạng của các nguồn lực tự nhiên và các lợi thế của quốc gia muốn thu hút FDI, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Chính những quốc gia đang phát triển có nhiều tài nguyên, hoặc có lợi thế về địa lý, dân số là những quốc gia thu hút được mạnh nhất dòng vốn FDI. Bản chất tìm kiếm lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài là khai thác được các yếu tố đầu vào với giá rẻ.

Thứ tư, nguồn nhân lực dồi dào. Nguồn nhân lực ở đây không chỉ đơn thuần hiểu về số lượng, mà các nhà đầu tư quan tâm đặc biệt tới nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, có ý thức kỷ luật lao động tốt, đặc biệt đối với những ngành kinh tế có hàm lượng tri thức cao. Khơng phải ngẫu nhiên dịng vốn FDI dịch chuyển chủ yếu giữa 3 trung tâm kinh tế phát triển nhất là Tây Âu, Nhật Bản, Bắc Mỹ (chiếm 70%). Chỉ một số ngành công nghiệp hoặc chỉ một số công đoạn cần nhiều nhân công lao động phổ thông là đặc biệt quan tâm đến các nước đang phát triển có nguồn lao động phổ thông rẻ và dồi dào.

Thứ năm, Trình độ phát triển của nền kinh tế (điều kiện hạ tầng, chất lượng cung cấp các dịch vụ) và đặc điểm phát triển của nền văn hoá xã hội được coi là yếu tố quản lý vĩ mô. Sự thuận lợi hay không thuận lợi về ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục

tập quán đều có thể trở thành sự khuyến khích hay kìm hãm việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ sáu, môi trường pháp lý và nền hành chính quốc gia. Nếu có ổn định chính trị - xã hội, tài nguyên phong phú, nhưng môi trường pháp lý khơng ổn định, rõ ràng thì cũng làm cho các nhà đầu tư e ngại. Thủ tục hành chính rườm rà làm cho các nhà đầu tư mất đi cơ hội kinh doanh. Do đó vấn đề hồn thiện mơi trường pháp lý và cải cách hành chính ln là yếu tố khuyến khích các nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn đầu tư. (Vũ Chí Lộc 2011)

Ngoài những nhân tố trên, để tăng khả năng sinh lời, nhà đầu tư còn đặc biệt quan tâm tới:

Yếu tố lãi suất: Lãi suất càng cao thì lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư càng giảm, đương nhiên là sẽ khơng khuyến khích được các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Chi phí sản xuất: bao gồm chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí nhân cơng và chi phí cho các dịch vụ hỗ trợ sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất càng cao thì lợi nhuận càng thấp điều này khơng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi.

Tỷ giá hối đối: là yếu tố quan trọng trong việc thu hút FDI. Nếu đồng tiền của nước sở tại tăng giá thì đồng nghĩa với chi phí đầu tư tăng lên và ngược lại. Đây là yếu tố khá nhậy cảm trong việc thu hút FDI của mỗi quốc gia.

1.3.2. Quan điểm của các nhà đầu tư nước ngồi đối với mơi trường đầu tư ở Việt Nam

Trong thời gian qua, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam không ngừng được cải thiện theo hướng thơng thống, minh bạch, và phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, điều đó sẽ tăng tính hấp dẫn, cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài đặc biệt là của các tập đoàn đa quốc gia

Việt Nam có một số điểm mạnh trong thu hút FDI, mà các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm. Thứ nhất, tình hình an ninh, chính trị ổn định là điều kiện quan

trọng để quyết định đặt nền móng hoạt động đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam có một vị trí địa lý thuận lợi giao thương với thế giới vừa là trung tâm kết nối của khu vực, vừa là cửa ngõ để thâm nhập các nền kinh tế ở khu vực phía tây Bán đảo Đơng Dương. Thứ ba, với số dân 92 triệu người, Việt Nam có lợi thế lực lượng lao động dồi dào, có chất lượng với chi phí lao động rất cạnh tranh. Thêm vào đó, với 12 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, và việc Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), là cơ hội tốt để kết nối Việt Nam với thị trường hơn 600 triệu dân của khu vực và thị trường thế giới. Thể chế, luật pháp và sự minh bạch của Việt Nam dần được hoàn thiện gắn với hội nhập, không những tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động lâu dài mà còn giúp các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu một cách thuận lợi.

Lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngoài xem là thế mạnh của Việt Nam là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.Tính đến nay, lĩnh vực này thu hút nhiều nhất nhà đầu tư nước ngoài với 11.833 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 175 tỷ USD (chiếm 51,6% tổng số dự án và 58,9% tổng vốn đăng ký đầu tư tại Việt Nam)(World Investment Report - http://worldinvestmentreport.unctad.org). Cơ cấu đầu tư như vậy được đánh giá theo hướng tích cực, và có tác động mạnh đến sự phát triển các ngành công nghiệp của Việt Nam, phù hợp với chủ trương cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục ưu tiên thu hút các dự án đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, các dự án có cơng nghệ tiên tiến hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai, tạo điều kiện và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước.

Việc Chính phủ tập trung chỉ đạo cải cách mạnh mẽ mơi trương đầu tư đã tác động rất tích cực đến khu vực FDI và được cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao. Khu vực doanh nghiệp FDI đã và đang có những đóng góp ngày càng quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Những đóng góp đó thể hiện qua nhưng con số rất cụ thể như: trong những năng gần đây, tỷ trọng vốn ĐTNN trong tổng vốn đầu tư tồn xã hội ln chiếm khoảng 25%; đóng góp trên 20% vào GDP; nộp ngân sách chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách và chiếm

tỷ trọng lớn và ngày càng tăng trong tổng kim ngạch xuất của Việt Nam (năm 2016 xuất khẩu của khu vực ĐTNN đạt 126,28 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm; tạo hàng triệu việc làm cho người lao động)(Báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2017)

Thu hút đầu tư nước ngoài vẫn tăng liên tục, từ năm 2013 đến nay vốn FDI đăng ký hàng năm luôn đạt trên 20 tỷ USD, riêng năm 2016, vốn FDI đăng ký đạt gần 27 tỷ USD.Hàn Quốc dẫn đầu với 653 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký gần 9 tỷ USD (chiếm 58,6% tổng vốn đăng ký FDI của toàn tỉnh)(Báo cáo của Sở Kế

hoạch và Đầu tư Bắc Ninh 2017)Các kết quả về sản xuất kinh doanh, xuất nhập

khẩu và nộp ngân sách của khối doanh nghiệp FDI cũng đạt kết quả tốt.

Bên cạnh những đóng góp có thể lượng hóa được nêu trên thì khu vực ĐTNN cịn có tác động lan tỏa đến các khu vực khác của nền kinh tế; khơi dậy nguồn lực đầu tư trong nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước, đổi mới thủ tục hành chính, hồn thiện thể chế kinh tế thị trường, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế…

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải THIỆN môi TRƯỜNG đầu tư nước NGOÀI tại bắc NINH THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)