Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Hoàn thịện hệ thống kiểm soát nội bộ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phú yên hiện nay (Trang 39 - 42)

1.4 Khái quát doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.4.1 Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hiện nay trên thế giới và ngay tại Việt Nam, định nghĩa về doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thống nhất, tùy theo từng quốc gia mà quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ khác nhau.

◆Trên thế giới: định nghĩa về doanh nghiệp vừa và nhỏ được hiểu và quy định khác nhau tùy theo từng nơi. Tiêu chí để phân loại doanh nghiệp gồm có : nhóm tiêu chí định tính dựa trên những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp như

mức độ chun mơn hóa, mức độ phức tạp của quản lý…, nhóm tiêu chí định lượng có thể dựa vào các tiêu chí như số lao động, giá trị tài sản hay vốn, doanh thu, lợi nhuận.

Tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước trên thế giới :

Quốc gia Tiêu chí phân loại

Úc - Sản xuất : dưới 100 lao động - Phi sản xuất : dưới 20 lao động

Mỹ - Doanh nghiệp nhỏ : dưới 100 lao động - Doanh nghiệp vừa : 101 – 499 lao động

Nhật - Sản xuất : dưới 300 lao động hoặc dưới 100 triệu Yên - Bán lẻ, dịch vụ : dưới 50 lao động hoặc dưới 10 triệu Yên Đài Loan -Công nghiệp, xây dựng: vốn góp dưới 40 triệu NT$, dưới

300 lao động

-Khai khoáng : vốn góp dưới 40 triệu NT$, dưới 500 lao động -Thương mại, vận tải và dịch vụ khác : dưới 40 triệu NT$

doanh thu, dưới 50 lao động ◆Ở Việt Nam :

Theo công văn số 681/CP-KTN ban hành ngày 20/6/1998 quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có số cơng nhân dưới 200 người và số vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng, công văn nêu rõ các Bộ, Ban, Ngành, Địa phương có thể căn cứ vào tình hình cụ thể mà có thể áp dụng cả hai hoặc một trong hai tiêu thức trên.

Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ban hành ngày 23/11/2001, đưa ra định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ “ Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất

kinh doanh độc lập, có đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký khơng quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm khơng q 300 người”.

Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ban hành ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thay thế Nghị định số 90/2001/NĐ-CP. Theo nghị định này, doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được chia thành ba cấp : siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mơ tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm. Cụ thể :

+ Doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lao động từ 10 người trở xuống;

+ Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đồng trở xuống hoặc có số lao động từ trên 10 người đến 200 người, nhưng nếu doanh nghiệp hoạt động trong thương mại và dịch vụ thì tổng nguồn vốn là từ 10 tỷ đồng trở xuống hoặc có số lao động từ trên 10 người đến 50 người;

+ Doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng hoặc có số lao động từ trên 200 người đến 300 người, nhưng nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ thì tổng nguồn vốn là từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng hoặc có số lao động từ trên 50 người đến 100 người.

Tóm lại, sự phân loại doanh nghiệp theo quy mơ thì chỉ mang tính chất tương đối và cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : trình độ phát triển kinh tế của một nước, ở một nước có trình độ phát triển kinh tế thấp thì các chỉ số về lao động, vốn để phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thấp hơn so với các nước phát triển; tính chất ngành nghề, do đặc điểm của từng ngành có sử dụng nhiều lao động, nhưng có ngành sử dụng ít lao động nhưng nhiều vốn; vùng lãnh thổ.

Một phần của tài liệu Hoàn thịện hệ thống kiểm soát nội bộ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phú yên hiện nay (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w