ĐẶC ĐIỂM VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty đức giang (Trang 34 - 38)

NGÀNH MAY MẶC

1.5.1. Đặc điểm của sản phẩm may mặc

Đặc trƣng của sản phẩm dệt may là loại sản phẩm có yêu cầu phong phú, đa dạng tùy thuộc vào thị hiếu, văn hóa, phong tục, tập qn, tơn giáo, địa lý, khí hậu, giới tính và thu nhập của ngƣời tiêu dùng. Sản phẩm dệt, may mang tính thời trang cao, vì vậy phải thƣờng xun thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng đƣợc tâm lý chuộng cái mới, có những nét độc đáo riêng và gây ấn tƣợng đối với ngƣời tiêu dùng. Cũng vì vậy, yếu tố thƣơng hiệu, cung cấp hàng đúng thời điểm, đúng đối tƣợng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sản phẩm may mặc.

1.5.2. Đặc điểm của quy trình sản xuất sản phẩm may mặc trên thế giới - chuỗi giá trị toàn cầu của ngành may giá trị toàn cầu của ngành may

Trong một số ngành hàng, một doanh nghiệp lớn có thể đảm nhiệm hầu hết các khâu từ trƣớc, trong và sau quá trình sản xuất. Tuy nhiên, trong ngành may, khơng có một doanh nghiệp, một tập đồn nào dù lớn tới đâu lại có thể thực hiện đƣợc cả chuỗi giá trị này. Trên thực tế, có sự tách biệt hết sức rõ nét đối với các khâu, tạo nên chuỗi giá trị tồn cầu của ngành dệt may. Những khâu có hàm lƣợng trí tuệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn nhƣ khâu thiết kế; tạo dựng thƣơng hiệu; tìm hiểu,

phát triển thị trƣờng; xây dựng, tổ chức khâu phân phối… đều thuộc về các hãng có tên tuổi trên thế giới và thƣờng nằm tại các quốc gia Âu, Mỹ. Khâu sản xuất, tuy là khâu vất vả nhất, tổn hao nhiều sức lao động nhất lại là khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất và đƣợc chuyển giao cho các nƣớc đang phát triển mà hiện nay chủ yếu là Trung Quốc, Pakistan, Việt Nam, Banglades, Indonesia, Campuchia… Khâu tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn một chút, nhƣng lại có ảnh hƣởng nhiều tới mơi trƣờng nhƣ khâu sản xuất nguyên, phụ liệu cho ngành may nhƣ trồng bông, công nghiệp bông, xơ; dệt, nhuộm cũng vẫn chủ yếu thuộc các quốc gia đang phát triển nhƣ Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc… Cách thức hoạt động cơ bản của chuỗi giá trị hàng may mặc hiện nay trên thị trƣờng may mặc thế giới là các hãng may mặc lớn tại các trung tâm thời trang tại Mỹ, châu Âu, với thƣơng hiệu đã và luôn đƣợc củng cố thực hiện nghiên cứu thị trƣờng, họ phát triển mẫu mã dƣới dạng các bản vẽ, sau đó các nhà trung gian ngƣời Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan nhận cung ứng các sản phẩm này cho họ. Những nhà cung cấp trung gian này tiến hành phát triển mẫu, tổ chức mua bán nguyên phụ liệu tại các quốc gia khác nhau, thuê các nƣớc đang phát triển để tiến hàng công đoạn sản xuất (gia cơng) hàng cho mình và thực hiện chuyển giao các sản phẩm may mặc này vào các thị trƣờng đã xác định. Để dành chỗ đứng, lợi nhuận trong thị trƣờng may mặc toàn cầu, các quốc gia, các công ty dệt may cạnh tranh quyết liệt để thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu nhằm thu đƣợc giá trị gia tăng lớn hơn cho quá trình kinh doanh của mình.

1.5.3. Một số đặc điểm về sự cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trong ngành may mặc trên thế giới và tại Việt Nam mặc trên thế giới và tại Việt Nam

Qua phân tích về đặc điểm của sản phẩm may mặc, của chuỗi giá trị hàng dệt may toàn cầu ở trên, sự cạnh tranh trong ngành trên phạm vi tồn thế giới có thể đƣợc phân ra nhƣ sau:

- Trong phạm vi quốc tế, có sự cạnh tranh giữa các hãng thời trang nhằm tranh giành thị trƣờng tiêu thụ với cách thức cạnh tranh chủ yếu là bằng sự khác biệt của sản phẩm nhƣ chất lƣợng, thƣơng hiệu, thời gian cung ứng…và giá bán sản phẩm; Cạnh tranh giữa các nhà cung cấp trung gian nhằm giành đƣợc các đơn hàng của các hãng thời trang, các nhà phân phối; Cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, gia

công nhằm giành đơn hàng từ các nhà cung cấp trung gian; cạnh tranh giữa các nhà sản xuất với các nhà cung cấp trung gian để có thể cung ứng trực tiếp hàng hóa cho các hãng thời trang. Đối với sản phẩm may mặc, do chu kỳ sản phẩm ngắn, hàng hóa mang tính chất thời trang, thời vụ, do đó sự cạnh tranh trên thị trƣờng thƣờng diễn ra hết sức gay gắt.

Đối với các quốc gia sản xuất gia công may mặc sự cạnh tranh chủ yếu về chi phí sản xuất, năng suất lao động, chất lƣợng và thời gian giao hàng, khả năng tự cung ứng nguyên phụ liệu. Các đơn hàng gia cơng ln có xu hƣớng dịch chuyển từ nơi có chi phí lao động cao tới nơi có chi phí lao động thấp hơn. Bên cạnh yếu tố chi phí lao động, ngành may cũng sẽ tồn tại, phát triển ở quốc gia nào mà các ngành cơng nghiệp phụ trợ có khả năng cung ứng đƣợc nguyên phụ liệu đầu vào ổn định với giá cả hợp lý; chất lƣợng hàng may tốt; có đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân ổn định, đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của ngành; xây dựng đƣợc thƣơng hiệu quốc gia về sản phẩm may mặc.

- Đối với Việt Nam, do nhiều nguyên nhân, hầu hết các doanh nghiệp may mặc Việt Nam chỉ đảm nhận đƣợc khâu sản xuất-gia cơng. Có một số doanh nghiệp đầu ngành cũng đã bƣớc đầu thực hiện hình thức sản xuất “mua đứt, bán đoạn” mang tính “sơ khai”. Hiện nay, hầu nhƣ chƣa có doanh nghiệp nào xây dựng thƣơng hiệu, hệ thống phân phối của mình ở nƣớc ngồi. Một số doanh nghiệp lớn đã bắt đầu thâm nhập và phát triển thị trƣờng nội địa với thƣơng hiệu của mình hoặc thực hiện việc nhƣợng quyền thƣơng hiệu, nhƣng thị phần trong nƣớc của các doanh nghiệp này vẫn còn nhỏ bé và các doanh nghiệp của ta cũng chỉ dừng ở việc sản xuất những chủng loại quần áo mà ít địi hỏi phải đổi mới chất liệu, mầu sắc, kiểu dáng sản phẩm nhƣ áo sơ mi, quần âu. Xuất phát từ đặc điểm này cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành diễn biến theo hai hƣớng là cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị phần tại thị trƣờng trong nƣớc trên cơ sở xây dựng thƣơng hiệu; tạo dựng, phát triển kênh phân phối và cạnh tranh nhằm gia tăng thị phần tại thị trƣờng may mặc quốc tế. Đối với thị trƣờng may mặc quốc tế, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào yếu tố năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm và thời gian giao hàng.

Nói chung, có rất nhiều cách thức khác nhau để đánh giá về năng lực cạnh tranh. Vì vậy, các doanh nghiệp phải chọn cho mình những hƣớng đi riêng để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Để làm đƣợc điều đó, các doanh nghiệp phải tự tìm những nét riêng, độc đáo và những chiến lƣợc, chính sách cụ thể đối với doanh nghiệp của mình.

CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐỨC GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty đức giang (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)