Số lƣợng đề tài, sáng kiến và kinh phí đầu tƣ cho nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty đức giang (Trang 57 - 75)

Stt Danh mục Đvt 2014 2015 2016

2 Chi phí cho việc áp dụng và thƣởng các sáng kiến, cải tiến công nghệ, thiết bị.

Triệu

đồng 409 487 793

3 Tỉ lệ chi phí cho sáng kiến, cải tiến/Tổng

chi phí % 0,75 0,65 0,91

(Nguồn: Phịng Tài chính Tổng cơng ty Đức Giang)

Căn cứ vào bảng trên, ta thấy chí phí cho nghiên cứu, cải tiến của cơng ty có xu hƣớng tăng dần qua các năm cả về mặt chi phí và số lƣợng sáng kiến. Nhƣ vậy, nghiên cứu, phát triển đƣợc định hƣớng thành điểm mạnh của công ty. Chính vì vậy, khả năng nghiên cứu các cơng nghệ mới, các biện pháp cải tiến kỹ thuật, chế tạo các công cụ gá lắp nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm những năm gần đây là rất lớn. Bên cạnh đó, cơng ty cũng có nhiều khả năng thiết kế, tạo ra các sản phẩm mới, độc đáo, phù hợp với nhu cầu thị trƣờng để làm tăng hiệu quả kinh doanh, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng.

Phịng Cơng nghệ đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu và phát triển. Tại đây đã thực hiện nghiên cứu các công nghệ, nguyên liệu thay thế và sản phẩm mới cũng nhƣ nghiên cứu, cải tiến quy trình sản xuất để nâng cao chất lƣợng sản phẩm nhằm bảo đảm tính ƣu việt so với đối thủ cạnh tranh. Ngồi ra, phịng này còn tham gia nghiên cứu nhu cầu khách hàng, sản phẩm và kỹ thuật sản xuất của đối thủ cạnh tranh cũng nhƣ công nghệ tiên tiến để ngày càng nâng cao chất lƣợng sản phẩm và nắm bắt nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, Cơng ty cũng chƣa có đƣợc bộ phận nghiên cứu và phát triển chuyên biệt để đi sâu nghiên cứu các vấn đề này ở tầm chiến lƣợc sâu và rộng.

2.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐỨC GIANG TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐỨC GIANG

2.3.1. Các yếu tố vĩ mô

Yếu tố kinh tế

Kinh tế Việt Nam trong thời gian qua tăng trƣởng ổn định, đạt tốc độ bình qn 5,91%/năm. Bên cạnh đó, GDP bình qn đầu ngƣời cũng tăng hơn 40%, từ 1.532 USD/ngƣời năm 2011 lên 2.171 USD/ngƣời năm 2016.

Lạm phát đƣợc kiểm soát nhờ thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp về tiền tệ tín dụng và tài khóa cũng nhƣ cơ chế phối hợp linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Chỉ số CPI giảm từ 18,13% năm 2014 xuống 1,84% năm 2015 và 0,6% năm 2016 - thấp nhất trong vòng 14 năm qua.

Trên thị trƣờng tiền tệ, lãi suất đƣợc điều hành linh hoạt, về cơ bản phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và tiền tệ, đặc biệt là diễn biến lạm phát trong từng thời kỳ. Sau một số năm lãi suất tăng cao do thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát, từ năm 2012 đến nay mặt bằng lãi suất huy động đã giảm mạnh, tạo điều kiện cho việc tiếp cận vốn của khu vực doanh nghiệp thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, tình trạng đơ la hóa trong nền kinh tế giảm đáng kể nhờ thực hiện đồng bộ các chính sách khác nhau (duy trì chính sách lãi suất thấp đối với tiền gửi ngoại tệ, thắt chặt các biện pháp quản lý ngoại hối phù hợp). Tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phƣơng tiện thanh tốn cuối năm 2015 giảm xuống cịn khoảng 10,88% (cuối năm 2014 là 15,8%, cuối năm 2015 là 12,36%) và dự báo năm 2017 còn khoảng 9-10%.

Cán cân thƣơng mại đƣợc cải thiện. Bình quân cả giai đoạn, tăng trƣởng xuất khẩu đạt khoảng 18%/năm và trở thành động lực quan trọng cho tăng trƣởng kinh tế những năm vừa qua. Đến nay, Việt Nam có trên 25 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 8 sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD. Trong 5 năm qua, Việt Nam đã tiếp tục đàm phán và ký kết nhiều hiệp định thƣơng mại tự do (FTA), bao gồm cả các đối tác song phƣơng và đa phƣơng, qua đó, góp phần mở rộng thị trƣờng xuất nhập khẩu.

Xuất khẩu tăng nhanh trong khi nhập khẩu đƣợc kiềm chế, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng nên cán cân thƣơng mại đƣợc cải thiện rõ rệt. Trong ba năm liên tiếp 2012-2014, cán cân thƣơng mại của Việt Nam đã chuyển sang trạng thái thặng dƣ sau nhiều năm thâm hụt. Mặc dù, năm 2015 nhập siêu quay trở lại, ƣớc khoảng 3,2 tỷ USD (tƣơng đƣơng 1,97% kim ngạch xuất khẩu, nhƣng vẫn nằm trong mức mục tiêu đề ra (dƣới 5% kim ngạch xuất khẩu), nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu (chiếm trên 91,3%).

Trong giai đoạn 2011 - 2015, vốn FDI thực hiện đạt 59,96 tỷ USD, vốn cấp mới và tăng thêm đạt 96,39 tỷ USD, đều vƣợt mục tiêu đã đề ra (mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2011-2015 là 57,3 - 58 tỷ USD vốn thực hiện, vốn cấp mới và tăng thêm là 86 tỷ USD) nhờ nỗ lực cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực thuế, phí và hải quan...

Tuy kinh tế Việt Nam, thế giới còn nhiều khó khăn, nhƣng Việt Nam vẫn sẽ là nền kinh tế có sự tăng trƣởng nhanh và ổn định, nhất là trong trung và dài hạn. Do kinh tế tăng nên mức sống của ngƣời dân tăng, làm cho nhu cầu may mặc thời trang tăng lên. Ngồi ra, cơng tác đối ngoại, hội nhập quốc tế đƣợc triển khai sâu rộng và hiệu quả. Diện mạo đất nƣớc có nhiều thay đổi, thế và lực của nƣớc ta vững mạnh thêm; vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế đƣợc nâng lên. Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam nói chung và Tổng cơng ty Đức Giang nói riêng đầu tƣ hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm không những trong nƣớc và cả nƣớc ngoài, nhằm khẳng định vị thế, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Yếu tố Chính phủ, chính trị, pháp luật

Trong quyết định 36/QĐ-TTG ngày 14/3/2008 về phê duyệt Chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.. Dệt may vốn là một lĩnh vực khá nhạy cảm trong quan hệ thƣơng mại của các quốc gia. Hàng may mặc của Việt Nam với ƣu thế giá thành thấp vừa là yếu tố cạnh tranh so với hàng xuất khẩu của các quốc gia khác, nhƣng cũng lại là một hạn chế do dễ bị các nƣớc nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá.

Sự ổn định chính trị, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nƣớc, vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho hàng may mặc Việt Nam dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ

trên thế giới. Bản thân việc Việt Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng mở rộng tiếp cận thị trƣờng cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi vào Việt Nam vẫn thể hiện đƣợc xu hƣớng tăng trong giai đoạn 2010-2015. Bên cạnh đó, việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới cũng tạo điều kiện tiếp cận thị trƣờng tốt hơn cho hàng dệt may. Việt Nam hiện đã là thành viên của WTO, đồng thời cũng đã tham gia ký kết và thực thi nhiều hiệp định thƣơng mại tự do quan trọng ở cả cấp độ song phƣơng (nhƣ Hiệp định đối tác thƣơng mại Việt - Nhật) và đa phƣơng (nhƣ các hiệp định trong khung khổ của ASEAN nhƣ ACFTA, AKFTA, ASEAN-Úc-Niu Dilân, v.v). Những cam kết của Việt Nam đối với cải cách và phát triển kinh tế đã tạo đƣợc sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ, và mở ra những thị trƣờng mới và các quan hệ hợp tác mới.

Môi trƣờng pháp lý cho các doanh nghiệp may mặc hiện nay đã tƣơng đối hoàn thiện. Các doanh nghiệp đang hoạt động theo luật doanh nghiệp chung thống nhất, các luật cơ bản khác có liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp nhƣ luật phá sản; luật lao động; luật cạnh tranh… đều đã đƣợc ban hành và đi vào hoạt động. Hiệp hội dệt may là một tổ chức đƣợc thành lập với sự tham gia của hầu hết các doanh nghiệp dệt may trên cả nƣớc. Hiệp hội đƣợc tổ thức thành các chi hội. Mỗi chi hội bao gồm các doanh nghiệp dệt may trên một số tỉnh. Hiệp hội ngày càng thể hiện đƣợc tiếng nói chung của các doanh nghiệp hội viên trong việc tham gia vào hoạch định các chính sách của nhà nƣớc, định ra đƣờng lối phát triển chung cho các doanh nghiệp hội viên, tạo sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên. Nhìn chung, yếu tố chính trị, hành chính, pháp luật của Việt Nam ngày càng tạo điều kiện thuận lợi, rõ ràng hơn cho doanh nghiệp may trong việc đầu tƣ phát triển kinh doanh, mở rộng thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Tuy vậy, thể chế hành chính, luật pháp Việt Nam vẫn cịn cồng kềnh, chồng chéo, phức tạp, chƣa đồng bộ và kém hiệu lực, đáng kể nhƣ là một số thủ tục liên quan đến triển khai dự án đầu tƣ, giải phóng mặt bằng, đất đai, xuất nhập khẩu, thuế… Những thủ tục của hải quan có liên quan tới quản lý hàng dệt may, nhất là hàng gia cơng vẫn cịn phức tạp, hay thay đổi, nhiều khi khơng thật sự cần thiết gây khó khăn cho doanh nghiệp. Văn

bản dƣới luật của Việt Nam nhiều khi còn chậm đƣợc ban hành, nhiều khi không rõ ràng hoặc theo hƣớng tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý mà ít chú ý tới tham khảo ý kiến của doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp. Tuy nhiên vai trò của hiệp hội dệt may hiện vẫn còn mờ nhạt, chƣa giúp nhiều cho các doanh nghiệp hội viên.

Yếu tố văn hóa - xã hội.

Đến cuối năm 2016, dân sốViệt Nam là vào khoảng 92,7 triệu ngƣời, đứng thứ ba ở Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và đứng thứ 13 trong số những nƣớc đông dân nhất thế giới. Đặc biệt, Việt Nam cũng đang vào thời kỳ “dân số vàng” với số ngƣời trong độ tuổi lao động lớn, chính là cơ hội để tạo ra bƣớc đột phá phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc. Đây cũng là nguồn lực lao động dồi dào đáp ứng nguồn lao động cho các doanh nghiệp, đặc biệt là cho các doanh nghiệp may nhƣ Tổng cơng ty Đức Giang địi hỏi nhu cầu lao động khá lớn nhằm thực hiện giải pháp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng quy mơ sản xuất; duy trì và phát triển nguồn lao động trẻ, có sức sáng tạo cao trong sản xuất.

Bên cạnh đó, mặc dù hệ thống giáo dục Việt Nam đã có nhiều cải cách phù hợp với tình hình kinh tế đất nƣớc, tuy nhiên, chất lƣợng nguồn nhân lực vẫn chƣa đáp ứng đƣợc u cầu của ngành, thiếu lao động có trình độ chun mơn. Sự gắn bó với doanh nghiệp của cơng nhân có xu hƣớng ngày càng giảm, khi cơng nhân chỉ làm một thời gian ngắn và nghỉ để chuyển sang làm việc khác hoặc làm cho doanh nghiệp nƣớc ngồi có thu nhập cao hơn. Điều này làm cho Tổng cơng ty Đức Giang phải mất một khoảng chi phí đầu tƣ khá lớn trong việc đào tạo ngƣời lao động khi tuyển dụng nhằm thực hiện các chiến lƣợc kinh doanh, ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn lao động và giảm năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Đức Giang trong ngành.

Thu nhập của ngƣời Việt Nam ngày càng cao, năm 2016 thu nhập bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 2.200 USD. Với cơ cấu dân số hiện tại, nƣớc ta đƣợc coi là có quốc gia có dân số trẻ, khi thu nhập đƣợc nâng cao, họ có khuynh hƣớng sử dụng nhiều hơn các sản phẩm may mặc, nhất là các sản phẩm đã tạo đƣợc uy tín, có thƣơng hiệu trên thị trƣờng. Với thƣơng hiệu may mặc đƣợc khẳng định, ngƣời tiêu dùng trong nƣớc ngày càng có khuynh hƣớng tin tƣởng vào sản phẩm may mặc nội địa.

Tuy vậy, thu nhập của ngƣời dân Việt Nam có sự khác biệt khá lớn giữa thành thị, nơng thơn. Mặt khác, trình độ dân trí, thẩm mỹ giữa các tầng lớp dân cƣ, sự khác nhau giữa các vùng khí hậu, giữa các mùa trong năm cũng địi hỏi cơng ty cần lƣu ý khi nghiên cứu, lựa chọn thị trƣờng mục tiêu khi phát triển thị trƣờng nội địa.

Yếu tố tự nhiên:

Ngày nay, với sự gia tăng hiệu ứng nhà kính, sự biến đổi khơng ngừng theo hƣớng bất lợi cho con ngƣời của khí hậu, mơi trƣờng sinh thái thì khách hàng ln chú trọng và yêu cầu cao về thực hiện bảo vệ môi trƣờng của ngành may, đặc biệt khách hàng nƣớc ngồi. Họ khơng những rất quan tâm đến sản phẩm đƣợc sản xuất từ ngun liệu có tính chất an tồn mà cịn có tính chất bảo vệ mơi trƣờng khi sản xuất. Sản phẩm đƣợc sản xuất tại doanh nghiệp phải đảm bảo nguồn nƣớc thải đƣợc xử lý, không gây hại cho địa phƣơng, môi trƣờng làm việc sạch sẽ và an tồn cho ngƣời lao động. Đó chính là u cầu tạo nên sự an toàn cho sản phẩm làm ra. Nếu không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, sản phẩm không thể xuất khẩu, gây ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng cơng ty Đức Giang. Do đó, hàng năm Tổng cơng ty Đức Giang đã phải đầu tƣ một khoản chi phí lớn để xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải, không gây ô nhiễm môi trƣờng.

Yếu tố công nghệ và kỹ thuật

Sản phẩm may mặc có tính chất vịng đời sản phẩm ngắn, kiểu dáng sản phẩm thƣờng xuyên thay đổi, khách hàng sẵn sàng chấp nhận đơn giá cao để mua hàng hóa có nhiều sự khác biệt nhƣ sử dụng nguyên phụ liệu, cơng nghệ may mới… chính vì thế vấn đề đổi mới kỹ thuật – cơng nghệ đóng vai trị quan trọng trong ngành. Hiện nay, trên thế giới tại các nƣớc phát triển, tồn bộ các q trình có liên quan tới ngành may, từ khâu thiết kế tới phát triển mẫu, giác mẫu, cắt , may… đều đã đƣợc máy tính hóa, điện tử hóa nhằm giảm thiểu sự tham gia trực tiếp của con ngƣời, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng ở mỗi khâu của quy trình may. Việc tham gia vào quá trình hội nhập ngày càng tạo thuận lợi hơn cho việc chuyển giao công nghệ trong ngành.

Các tiến bộ kỹ thuật trong các ngành công nghệ điện tử tin học, công nghệ vật liệu, công nghệ chế tạo và môi trƣờng, đã tạo ra những thay đổi cách mạng trong việc tạo ra những nguyên liệu mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật tác động vào ngành. Với việc phục vụ việc thiết kế mẫu, xây dựng và lƣu trữ mẫu mốt, chủng loại hàng hóa, lập và điểu khiển chƣơng trình sản xuất; giao dịch điện tử, thị trƣờng mua bán online của công nghệ điện tử tin học. Công nghệ chế tạo ra máy móc trang thiết bị dây chuyền sản xuất, tạo phụ tùng chi tiết cho dệt may, chế tạo các dụng cụ đo đạc, quan trắc, nghiên cứu phục vụ cho khâu kiểm tra nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, kiểm tra các tính năng lý hóa của sản phẩm,… Tổng cơng ty Đức Giang đã biết khai thác khá tốt những lợi thế về các loại công nghệ hiện đại khi trang bị các loại máy trợ giúp vẽ sơ đồ, trợ giúp thiết kế (10 chiếc) và đang tiếp tục ký hợp đồng đặt hàng thêm máy cắt rập mẫu, bìa cứng bổ sung cho mở rộng sản xuất các mặt hàng giá bán hợp lý, chất lƣợng cao, tạo ra các sản phẩm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty đức giang (Trang 57 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)