Các thành tựu trong từng lĩnh vực cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của Chính phủ theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) - xu hướng phát triển và hoàn thiện (Trang 53 - 57)

Trong những năm tiến hành cơng cuộc đổi mới, Chính phủ ta đã có nhiều cố gắng trong việc thay đổi Chính phủ cả về vị trí, vai trị, tổ chức và cách thức điều hành. Xuất phát từ nội dung, phướng hướng xây dựng nhà nước pháp quyền, việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Chính phủ với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất ngày càng được quan tâm. Chính phủ đã đổi mới phương thức hoạt động, phát huy sức mạnh tổng hợp của bộ máy Chính phủ, làm rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và quyền hạn của các Bộ, nâng cao vai trò và hiệu lực chỉ đạo đối với chính quyền địa phương, vừa bảo đảm điều hành tập trung, thống nhất vừa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương với sự phân cấp cần thiết, hợp lý [25, tr.840].

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chính phủ được sắp xếp phù hợp với sự điều chỉnh chức năng quản lý nhà nước của Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước. Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ mới trẻ hơn, được đào tạo chính quy, bài bản hơn các nhiệm kỳ trước. So với trước đây, thành phần của

Chính phủ khóa mới có nhiều nhà kỹ trị hơn, với bằng cấp, học hàm, học vị cao hơn so với thành viên Chính phủ các khóa trước đây.

Những thành tựu mới của khoa học quản lý và công nghệ hiện đại đã và đang từng bước được ứng dụng vào hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ. Trình độ chun môn, nghiệp vụ, sự chuyên nghiệp, phẩm chất và năng lực thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, cơng chức, trong bộ máy Chính phủ đã được nâng cao một bước.

Trong công tác điều hành vĩ mô các lĩnh vực cụ thể, về phát triển kinh tế, Chính phủ đã chú trọng đề ra các giải pháp thúc đẩy nền kinh tế phát triển

nhanh, nhưng luôn quán triệt quan điểm tăng trưởng kinh tế phải gắn kết chặt chẽ với kiểm soát và ổn định kinh tế vĩ mô, coi ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện hàng đầu để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Trên tinh thần đó, Chính phủ đã phân bổ hợp lý các nguồn lực và quản lý chặt chẽ việc sử dụng theo hướng bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tạo cơ sở cho việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm.

Đồng thời với chỉ đạo phát triển kinh tế, các lĩnh vực xã hội cũng được Chính phủ chú trọng điều hành để đưa đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Với chủ trương phát triển kinh tế bền vững là lấy người nghèo làm trung tâm, xói đói, giảm nghèo, nâng cao kiến thức, giúp họ học nghề tự vươn lên thốt nghèo, chính phủ đã thực hiện nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ các hộ nghèo vay vốn sản xuất, thu hồi đất của các nông, lâm trường giao cho hộ đồng bào dân tộc nghèo; cải thiện điều kiện đời sống, sinh hoạt, việc làm của nhân dân vùng khó khăn, vùng lũ...

Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ đã chỉ đạo đổi mới

nâng cao chất lượng giáo dục đại học, xây dựng và thực hiện đề án về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, phát triển giáo dục mầm non. Và đặc biệt Chính phủ đã và đang tích cực chỉ đạo đẩy mạnh chống

tiêu cực và khắc phục căn bệnh thành tích trong giáo dục. Vụ thi cử ở Đồi Ngơ là một ví dụ điển hình. Trong quá trình tổ chức thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông vào tháng 6 năm 2012 vừa qua, một số cán bộ nhà trường và hội đồng thi tại trường Trung học Phổ thông Dân lập Đồi Ngô - Lục Nam - Bắc Giang đã để thí sinh quay cóp, nhìn bài nhau và có dấu hiệu giải bài từ ngồi đưa vào. Được sự chỉ đạo kiên quyết và sát sao của Chính phủ, Bộ Giáo dục – Đào tạo, Sở Giáo dục – Đào tạo Bắc Giang đã ra quyết định về các hình thức kỷ luật đối với các cán bộ, giáo viên vi phạm trong vụ gian lận thi cử tốt nghiệp ở Hội đồng thi Trường Trung học Phổ thơng Đồi Ngơ. Có tất cả 42 người nhận các hình thức kỷ luật khác nhau, trong đó có cả kỷ luật cách chức; hình thức buộc thơi việc được áp dụng đối với 6 giáo viên và nhân viên trường Trung học Phổ thông Dân lập Đồi Ngơ [20].

Chính phủ cũng chỉ đạo triển khai các đề án phát triển văn hóa, thơng

tin, thể dục – thể thao, phát triển du lịch vùng và địa phương nhằm khai thác

đầy đủ tiềm năng, lợi thế về du lịch của đất nước. Chính phủ cũng tăng cường chỉ đạo về các vấn đề như an tồn thực phẩm, thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, phịng, chống bn bán phụ nữ và trẻ em…

Cơng tác phịng, chống tham nhũng đã được xác định là một trong

những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ và được tổ chức triển khai khẩn trương, trước tiên là hoàn thiện về hệ thống văn bản pháp luật. Chính phủ đã có quy định cụ thể về minh bạch hóa tài sản cá nhân, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng, thực hiện những quy định hạn chế thanh toán bằng tiền mặt và trả lương qua tài khoản, ban hành quy chế về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức; quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý và sử dụng phương tiện đi lại trong các cơ quan nhà nước. Thông qua việc thực hiện chế độ báo cáo của các ngành chức năng về

thực hiện chương trình, kế hoạch cơng tác về phịng, chống tham nhũng, Thủ tướng, các Phó thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo việc xử lý kết luận thanh tra một số đơn vị, dự án lớn; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phải thanh tra, kiểm tra lại tất cả các dự án thuộc thẩm quyền và giao các cơ quan chức năng làm rõ các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực mà báo chí và nhân dân phản ánh.

Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã tập trung xem xét và giải quyết dứt điểm nhiều vụ khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài; chỉ đạo

các cơ quan chức năng đổi mới công tác tiếp dân, trọng tâm là đổi mới nhận thức, tổ chức và hoạt động của cơ quan tiếp dân, phối hợp chặt chẽ để giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc ngay tại địa phương, cơ sở bảo đảm tính dân chủ, công khai, minh bạch.

Nhờ những nỗ lực của Chính phủ và của các cơ quan nhà nước khác, trong thời gian qua các lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia đã được tăng

cường, củng cố. Chính trị, xã hội ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho những bước đi lên mạnh mẽ về kinh tế, xã hội.

Về cơng tác đối ngoại. Cùng với q trình đổi mới của đất nước, tư duy

đối ngoại nước ta đã được thay đổi về căn bản, phản ánh yêu cầu phát triển của đất nước và phù hợp với các xu thế lớn của thời đại. Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại với tinh thần “Việt Nam sẵn sàng là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển”, nhờ đó quan hệ ngoại giao của nước ta cũng đã giành được nhiều thành tựu to lớn trong việc củng cố quan hệ hữu nghị, mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị khác nhau, khơng can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, đơi bên cùng có lợi. Ngày nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 180 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc; có quan

hệ thương mại với gần 230 quốc gia và vùng lãnh thổ; là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức khu vực và quốc tế. Chúng ta đã có 98 cơ quan đại diện tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khắp 5 châu lục trên thế giới. Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử ngoại giao dân tộc, chúng ta đã đảm nhiệm thành công cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009 và Chủ tịch ASEAN năm 2010. Thế và lực của đất nước ngày càng vững mạnh; vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao hơn bao giờ hết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của Chính phủ theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) - xu hướng phát triển và hoàn thiện (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)