Một là, Hiến pháp hiện hành cần bổ sung những quy định nhằm đảm
vào thực chất. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn đã thể hiện vai trị kiểm sốt của Quốc hội đối với các chức vụ do mình bầu, phê chuẩn. Tuy vậy, có quan điểm cho rằng: cần quy định thêm chế tài kiểm sốt hữu hiệu nhất đối với Chính phủ chính là bất tín nhiệm Chính phủ, theo đó là Chính phủ từ chức. Hiến pháp nước ta quy định Quốc hội bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ hay Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, báo cáo công tác chưa phải là chế định trách nhiệm tập thể của Chính phủ. Thiếu chế định bất tín nhiệm Chính phủ, Chính phủ nước ta chưa thể là Chính phủ năng động và chưa thật sự có trách nhiệm tập thể. Khơng cứ gì các Hiến pháp nước ngoài, mà ngay Hiến pháp 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quy định một cách rõ ràng tại điều thứ 54. Nội dung của điều này không chỉ trách nhiệm tập thể của Chính phủ trước Nghị viện, mà cả trình tự thực hiện quyền này.
Điều thứ 54, Hiến pháp 1946:
“Bộ trưởng nào khơng được Nghị viên tín nhiệm thì phải từ chức.
Tồn thể Nội các khơng phải chịu liên đới trách nhiệm về hành vi một Bộ trưởng.
Thủ tướng phải chịu trách nhiệm về con đường chính trị của Nội các. Nhưng Nghị viện chỉ có thể biểu quyết về vấn đề tín nhiệm khi Thủ tướng, Ban thường vụ hoặc một phần tư tổng số Nghị viện nêu vấn đề ấy ra.
Trong hạn 24 giờ sau khi Nghị viện biểu quyết khơng tín nhiệm Nội các thì Chủ tịch nước Việt Nam có quyền đưa vấn đề tín nhiệm ra Nghị viện thảo luận lại. Cuộc thảo luận lần thứ hai phải cách cuộc thảo luận lần thứ nhất là 48 giờ. Sau cuộc biểu quyết này, Nội các mất tín nhiệm phải từ chức”.
Công cụ trên chúng ta bỏ qua phải chăng do quan niệm rằng nó khơng thích hợp với Hiến pháp Xã hội chủ nghĩa. Nhưng đó là cách tốt nhất để có
một Chính phủ năng động và chịu trách nhiệm mà lịch sử đã sáng tạo ra mà khơng có một chế độ dân chủ nào lại khơng cần.
Tuy nhiên, tơi khơng đồng tình với quan điểm trên. Bởi lẽ, quan điểm hoàn thiện chế định Chính phủ phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc được áp dụng chung cho toàn bộ bộ máy nhà nước. Tơi thiết nghĩ vì nước ta theo chế độ nhất nguyên về chính trị, khơng đa ngun đa Đảng; quyền lực nhà nước là thống nhất. Lợi ích trong xã hội ta về cơ bản là thống nhất, vì lợi ích của cả dân tộc về cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân mà đội tiên phong của nó là Đảng cộng sản cầm quyền. Vì vậy, chúng ta khơng áp dụng chế định bỏ phiếu tín nhiệm đối với tập thể Chính phủ để dẫn đến một chế tài gay gắt thể hiện sự mâu thuẫn chính trị là lật đổ Chính phủ.
Một chế độ đa đảng và phân quyền ở các xã hội tư sản, chế định tín nhiệm hay bất tín nhiệm Chính phủ là một cách thức để giải quyết mâu thuẫn chính trị giữa các lợi ích khác nhau; hay trong nhiều trường hợp là thủ đoạn chính trị để duy trì sự cầm quyền của các lực lượng tư sản. Vì vậy, hậu quả của việc bỏ phiếu tín nhiệm hay bất tín nhiệm Chính phủ có thể dẫn đến chế tài lật đổ Chính phủ; thậm chí cịn kéo theo một chế tài đối lập và giải tán Quốc hội.
Song, Hiến pháp Việt Nam hiện hành đã quy định cho Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Quy phạm này có ý nghĩa tăng trách nhiệm đối với Chính phủ. Với một cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm như vậy, Chính phủ phải hoạt động cẩn trọng hơn, phải có tinh thần trách nhiệm hơn, để như lời của Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân: “Chính phủ đừng để Quốc hội phải đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm”. Do đó, phải hồn thiện các quy định pháp luật về những hình thức trách nhiệm đối với Chính phủ. Cần phải quy định cụ thể hơn là: trong những trường hợp nào thì vấn đề tín nhiệm được đặt ra, ai có
quyền nêu ra vấn đề tín nhiệm, chỉ Ủy ban thường vụ Quốc hội khi nhận thức thấy cần phải bỏ phiếu tín nhiệm thì mới trình vấn đề này với Quốc hội, hay các chủ thể bị đặt vấn đề tín nhiệm cũng có thể tự nêu ra vấn đề tín nhiệm; trình tự cụ thể của việc bỏ phiếu tín nhiệm.
Hiến pháp hiện hành khơng quy định rõ hậu quả của việc bỏ phiếu tín nhiệm. Theo Điều 99 Luật tổ chức Quốc hội, nếu qua bỏ phiếu tín nhiệm dẫn đến kết quả những người bị bỏ phiếu tín nhiệm khơng cịn sự tín nhiệm của Quốc hội thì có thể bị Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm. Ở nhiều nước, việc áp dụng chế tài sau khi bỏ phiếu tín nhiệm dẫn đến việc khơng cịn tín nhiệm thường được điều chỉnh bởi Hiến pháp. Hiến pháp Việt Nam năm 1946 cũng vậy (Điều thứ 54). Chúng tôi cho rằng Hiến pháp của chúng ta cần phải xác định rõ về hệ quả của việc bỏ phiếu tín nhiệm chứ khơng nên để điều này cho luật điều chỉnh vì đây là mối quan hệ chính trị cơ bản, rất quan trọng của đất nước.
Căn cứ theo Hiến pháp hiện hành thì mặc dù quy định Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội nhưng Hiến pháp lại không quy định một hình thức nào để Quốc hội tỏ thái độ đối với tập thể Chính phủ. Quốc hội chỉ bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên của Chính phủ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chứ không bỏ phiếu tín nhiệm đối với tập thể Chính phủ.
Tuy nhiên, nếu đã quy định Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội thì cũng phải quy định một hình thức nào đó để Quốc hội tỏ thái độ đối với tập thể Chính phủ. Có thể áp dụng một hình thức là Quốc hội phê bình tập thể Chính phủ. Sự phê bình của Quốc hội đối với tập thể Chính phủ có ý nghĩa đảm bảo sự thống nhất của quyền lực, sự thống nhất trong đường lối chung của nhà nước, sự đoàn kết nhất trí của tồn dân, tính đúng đắn trong đường lối, chính sách của Chính phủ.
Để đảm bảo xây dựng một Chính phủ cơng khai, minh bạch, cần phải có sự giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và mọi người dân thông qua cơ chế giám sát chặt chẽ được quy định trong Hiến pháp và Luật. Kinh nghiệm của một số nước ban hành các Luật như: Luật tiếp cận thông tin, Luật đạo đức công vụ, Luật đạo đức Chính phủ, Luật Chính phủ dưới ánh sáng mặt trời, Luật bảo vệ những người chống tiêu cực (như ở Mỹ, Nhật Bản, Pháp) giúp cho Đại biểu Quốc hội và người dân thực hiện các quyền giám sát đối với các hoạt động Hành pháp của Chính phủ, ngăn chặn nguy cơ lạm quyền.
Hai là, về quy định “Các thành viên khác của Chính phủ khơng nhất
thiết là Đại biểu Quốc hội” (điều 110, Hiến pháp 1992).
Quy định này hoàn toàn phù hợp với định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền. Điều đó có nghĩa là, để đề cao tính trách nhiệm của hành pháp trước Quốc hội, tăng cường sự giám sát các hoạt động của Quốc hội đối với Chính phủ, khắc phục tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi cịi” bảo đảm tính khách quan của việc giám sát quyền hành pháp [25, tr.836]. Thời gian tới, khi chúng ta đang hướng tới phân cơng quyền lực và kiểm sốt quyền lực giữa ba loại quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, Hiến pháp sửa đổi cần quy định sao cho quyền hành pháp thực sự là “đề xuất chính sách và thực thi các đạo luật, nghị quyết của Quốc hội” nhằm tạo ra cơ chế kiểm soát chặt chẽ phục vụ có hiệu quả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và có sự phân cơng, phối hợp giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Khi cấu tạo chế định này, cần chú ý: i) Người đề xuất luật không nên là người biểu quyết thông qua luật. Thơng thường, theo lý thuyết pháp quyền, chu trình này (đề xuất - thơng qua - thực thi) là mang tính độc lập, khách quan; ii) Giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ (trong đó có Bộ trưởng) sẽ gặp khó khăn khi Đại biểu Quốc hội (là Thành viên Chính phủ) lại giám sát chính Thành viên Chính phủ (là đại biểu
Quốc hội); iii) Sẽ có nguy cơ lạm dụng ưu thế của hành pháp so với lập pháp khi thành viên Chính phủ (hoặc tồn thể Chính phủ) là Đại biểu Quốc hội đệ trình chính sách đến Quốc hội.
Để phân biệt địa vị các chủ thể này trong cơ cấu quyền lực, xin dẫn lời nhà tư tưởng khai sáng Jean Jacques Rousseau thế kỷ XVIII: “Nếu cơ quan
quyền lực tối cao (vẫn làm chức năng lập pháp) muốn trực tiếp cai trị; hoặc các pháp quan (vốn làm chức năng hành pháp) lại muốn đứng ra ban bố luật; hoặc các thần dân lại khơng muốn phục tùng thì lập tức nước nhà xảy ra lộn xộn; sức mạnh và ý chí khơng tác động hài hịa; đất nước sẽ sa vào tình trạng chun chế hoặc vơ Chính phủ” [30, tr.124].