PHỦ THEO HIẾN PHÁP 1992 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2001)
Theo từ điển Luật học, địa vị pháp lý là “vị trí của chủ thể pháp luật
trong mối quan hệ với những chủ thể pháp luật khác trên cơ sở các quy định pháp luật. Địa vị pháp lý của chủ thể pháp luật thể hiện thành một tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, qua đó xác lập cũng như giới hạn khả năng của chủ thể trong các hoạt động của mình... Thơng qua địa vị pháp lý có thể phân biệt chủ thể pháp luật này với chủ thể pháp luật khác, đồng thời cũng có thể xem xét vị trí và tầm quan trọng của chủ thể pháp luật trong các mối quan hệ pháp luật” [22, tr.244].
Như vậy, địa vị pháp lý của Chính phủ có rất nhiều yếu tố cấu thành bằng các quy định pháp luật, khi pháp luật quy định về vị trí, vai trị, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, các cách thức hoạt động của Chính phủ. Hay nói một cách khác, mọi quy định của pháp luật về Chính phủ dù ít, dù nhiều đều góp phần cho phép chúng ta khắc họa nên, cũng như phân tích, đánh giá địa vị pháp lý của Chính phủ.
Có thể nói rằng, sự ra đời của Hiến pháp 1992 thay thế cho Hiến pháp 1980 là một trong những thành tựu nổi bật nhất trong lịch sử lập hiến Việt Nam. Hiến pháp 1992 vừa là kết quả của công cuộc “Đổi mới” được khởi xướng từ Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12 năm 1986), vừa là điểm tựa pháp lý vững chắc để “Đổi mới” tiếp tục thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình trong việc thúc đẩy công cuộc cải cách ở Việt Nam tồn diện, sâu rộng và tích cực trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong giai đoạn hiện nay, quan trọng nhất là chính trị, hành chính, luật pháp và kinh tế. Trải qua gần hai mươi năm thực hiện, do hoàn cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi nên một số nội dung của Hiến pháp đã khơng cịn phù hợp. Với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam như hiện
nay, với điều kiện kinh tế – xã hội và tư duy pháp lý hiện đại, một số nội dung của Hiến pháp nói chung và chế định Chính phủ nói riêng cần được đánh giá kịp thời để sửa đổi, bổ sung đáp ứng yêu cầu mới.