CHÍNH PHỦ VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY QUA CÁC BẢN HIẾN
PHÁP
Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, nhân dân Việt Nam đã đổ bao xương máu, hy sinh chống đế quốc, thực dân và bè lũ tay sai cướp nước và bán nước, tiến hành cuộc cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Tiếp đó, cuộc tổng tuyển cử tồn quốc ngày 06/01/1946 đã bầu ra Quốc hội. Tại phiên họp Quốc hội, ngày 09/11/1946, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Hiến pháp 1946 chưa kịp thực hiện, nhân dân Việt Nam lại tiếp tục kháng chiến để bảo vệ nền độc lập của tổ quốc. Cuộc kháng chiến kéo dài 9 năm, tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơ – ne – vơ đã được ký kết, một nửa đất nước đã được giải phóng, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: miền Bắc tiến hành cách mạng XHCN; miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc.
Để phù hợp với tình hình, nhiệm vụ cách mạng mới, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hịa đã thơng qua bản Hiến pháp thứ hai: Hiến pháp 1959 (ngày 31/12/1959).
Cuộc đấu tranh gian khổ, anh hùng của đồng bào, chiến sỹ miền Nam được hậu phương lớn miền Bắc cổ vũ, ủng hộ, giúp đỡ, đất nước ta hoàn toàn được giải phóng, cả nước bước vào thời kỳ mới: thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ngày 18/12/1980, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp thứ ba: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.
Từ năm 1986, công cuộc đổi mới đất nước do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã diễn ra với nhiều chuyển biến và tốt đẹp, Quốc hội
đã ban hành bản Hiến pháp thứ tư, cho phù hợp với tình hình mới: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Qua gần 10 năm thực hiện, Hiến pháp 1992 cần được sửa đổi, bổ sung một số nội dung. Vì thế, tại kỳ họp lần thứ 10, quốc hội khóa X (họp ngày 20/11 đến 25/12/2001) đã ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992. Như vậy, mỗi bản Hiến pháp đều có ý nghĩa đánh dấu một giai đoạn phát triển và trưởng thành của đất nước của dân tộc. Đặc biệt các bản Hiến pháp sau ban hành đều dựa trên sự kế thừa có chọn lọc những giá trị tinh túy của các bản Hiến pháp trước nó, đồng thời thể hiện được bản chất của Hiến pháp – đạo luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Sau đây Luận văn xin giới thiệu về tổ chức của Chính phủ Việt Nam qua các Hiến pháp.