Tổng quan về tình hình kinhdoanh của Ngân hàng Quân đội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Chất lượng tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp siêu nhỏ của Ngân hàng TMCP Quân đội (Trang 52 - 59)

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân đội

2.1.2. Tổng quan về tình hình kinhdoanh của Ngân hàng Quân đội

Tổng quan chung

Giai đoạn 1994 - 2004, ngân hàng đặt nền móng định hình hoạt động, từng bước xây dựng thương hiệu. Giai đoạn kế tiếp 2005 - 2009, MB dần áp dụng các công cụ, giải pháp đổi mới tổng thể từ mở rộng quy mô hoạt động, phát triển mạng lưới, đầu tư công nghệ, tổ chức lại đơn vị kinh doanh theo nhóm khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp.

MB bắt đầu nghiên cứu xây dựng chiến lược giai đoạn 2011 – 2016, đặt nền tảng cho các hoạt động kinh doanh mới. Các lĩnh vực MB mới tham gia như bảo

hiểm, tín dụng tiêu dùng bề ngồi, đồng thời bề trong MB đang thực hiện các chuyển đổi ngầm khác khá quyết liệt.

Năm 2019, số tiền MB rót cho nghiên cứu, đầu tư công nghệ chuyển đổi số khoảng 1.200 tỷ đồng, tăng 300 tỷ đồng so với con số đầu tư năm 2018. “100% quy trình nội bộ được quản trị trên các nền tảng số”. Ngân hàng hợp tác với IBM, đối tác sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn, thiết kế kiến trúc tổng thể về công nghệ thông tin cho ngân hàng.

Theo báo cáo tài chính năm 2019 của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cho thấy, tổng tài sản của ngân hàng đạt gần 400,000 tỷ đồng, tăng trưởng 13% so với năm 2018, tài sản sinh lời tăng trưởng 13%.

Đặc biệt, lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2019 của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) ở mức rất cao, vượt 10,000 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2018 và vượt 5% kế hoạch. Kết thúc năm 2019, MB chính thức gia nhập câu lạc bộ các ngân hàng có mức lợi nhuận trên 10 nghìn tỷ đồng.

Năm 2019, đánh dấu kỷ niệm 25 năm thành lập, MB đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, bứt phá trong hoạt động kinh doanh, trong đó nhờ tiếp tục triển khai đồng bộ và quyết liệt các dự án chiến lược thuộc 4 chuyển dịch then chốt bao gồm ngân hàng số, nâng cao quan hệ khách hàng, quản trị rủi ro vượt trội, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng thành viên, trong đó nổi bật nhất là chuyển dịch mạnh ngân hàng số: hồn thiện các tính năng trên App MB, ra mắt hệ sinh thái số dành cho ngân hàng (Biz app).

MB cũng là một trong 3 ngân hàng tiên phong (đạt chuẩn) áp dụng Basel II tại Việt Nam và vinh dự đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Hạng Nhất vào đúng dịp kỷ niệm 25 năm thành lập.

Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng cũng có sự tăng trưởng tốt. Huy động vốn của MB gần đạt mức 275,000 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 14.2% so với cuối năm 2018. Có thể thấy được cơ cấu của hai loại nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trưởng của tiền gửi qua 3 năm 2017, 2018, 2019 thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại MB

Đơn vị: Tỷ đồng

CHỈ TIÊU 2017 2018 2019 ss 2018/2017 ss 2019/2018 Số tiền Số tiền Số tiền (+/-) % (+/-) %

Tiền gửi không kỳ

hạn 72,340 87,475 94,159 15,135 21% 6,684 8%

Tiền gửi có kỳ hạn 140,473 153,015 180,514 12,542 9% 27,499 18%

TỔNG 212,813 240,490 274,673 27,677 13% 34,183 14.2%

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh MB năm 2017 - 2019)

Năm 2017, tổng nguồn vốn huy động là 212,813 tỷ đồng. Đến năm 2018 tổng vốn huy động được là 240,490 tỷ đồng, tăng 27,677 tỷ đồng so với năm 2017 tương ứng với mức tăng trưởng là 13%. Đến năm 2019, tổng nguồn vốn huy động tăng 34,883 tỷ đồng so với năm 2018 tương ứng với mức tăng trưởng là 14.2%.

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn hàng năm khá tốt, nguyên nhân do Ngân hàng Quân đội ban hành các chính sách linh hoạt nhằm thu hút nguồn huy động vốn trên các thị trường, nhất là nguồn vốn có tính ổn định từ dân cư, các đơn vị hành chính sự nghiệp có nguồn vốn dư thừa, tạo nguồn vốn ổn định phục vụ nhu cầu vay vốn đầu tư mở rộng cho các dự án phát triển kinh tế trên toàn quốc.

Hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi sang vốn cho vay để bổ sung vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế. Vì thơng qua cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập để từ đó bồi hồn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên hoạt động cho vay mang lại rủi ro lớn, vì vậy ngân hàng cần phải quản lý các khoản nợ một cách chặt chẽ mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn tại MB giai đoạn 2017-2019Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 ss 2018/2017 ss 2019/2018 Số tiền Số tiền Số tiền (+/-) % (+/-) % Tổng dư nợ cho vay 250,330 214,686 184,188 30,498 17% 35,644 17%

I. Theo kì hạn 250,330 214,686 184,188 30,498 17% 35,644 17%

1. Ngắn hạn 121,598 107,439 91,992 15,447 17% 14,159 13%

2. Trung hạn 33,906 33,281 31,696 1,585 5% 625 2%

3. Dài hạn 94,826 73,966 60,501 13,465 22% 20,860 28%

II. Theo thành phần 250,330 214,686 184,188 30,498 17% 35,644 17% 1. Cho vay đối với

TCTD 7,302 6,822 7,422 -600 -8% 480 7%

2. Cho vay TCKT,

cá nhân trong nước 243,028 207,864 176,766 31,098 18% 35,164 17%

Tổ chức 141,724 126,853 108,265 18,588 17% 14,871 12%

Cá nhân, hộ sản xuất 101,304 81,011 60,107 20,904 35% 20,293 25% Doanh nghiệp tư

nhân - 8,394 - - - -

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB 2017-2019

Tốc độ tăng trưởng dư nợ của Ngân hàng Quân đội giai đoạn 2017-2019 khá tốt, bình quân mức 17%, cao hơn mức trung bình ngành là 8.6% trong đó mức tăng trưởng tốt nhất ở phân khúc cá nhân, hộ kinh doanh bình quân đạt 30%, tuy nhiên xét về giá trị tuyệt đối thì cho vay tổ chức kinh tế lại có mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất, đạt trên 30,000 tỷ đồng/năm.

Tính đến hết năm 2019 tổng dư nợ cho vay đạt 250,330 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2018, tăng nét trên 35,000 tỷ đồng. Kết quả tăng trưởng tín dụng hàng năm đều rất tốt, nhờ có chiến lược kinh doanh hiệu quả thông qua các công cụ đầu tư Basel II đã giúp Ngân hàng cải tiện được hiệu quả quản lý, tăng cường quản trị rủi ro, phát triển bền vững hơn; chiến lược với ba trụ cột chính (1) Ngân hàng cộng đồng – am hiểu địa phương nhằm khai thác sâu danh mục khách hàng vừa và nhỏ trên địa bàn có chi nhánh của MB; (2) Ngân hàng chuyên biệt nhằm chun mơn

hóa và ưu tiên phục vụ nhóm Khách hàng lớn; (3) Ngân hàng thuận tiện nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất hướng tới mục tiêu lấy Khách hàng làm trung tâm để thỏa mãn tối đa nhu cầu và tiện ích cho KH.

Nợ xấu & tỷ lệ nợ xấu

Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu hoạt động cho vay tại MB

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 SS 2018/2017 SS 2019/2018 (+/-) (%) (+/-) (%) 1. Tổng dư nợ 184,188 214,686 250,330 30,498 16.56% 42,114 20% 2. Nợ xấu 2,210 2,855 3,150 645 29.19% 295 10% 3. Tỷ lệ nợ xấu (%) 1.20% 1.33% 1.23% 0.13% 10.83% -0.10% -8%

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh MB năm 2017 - 2019)

Nợ xấu bình quân 1.2%-1.3% ở mức bình quân ngành hàng, tốc độ tăng nợ xấu bình quân 10% thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng 17% trong giai đoạn 2017-2019; về giá trị tuyệt đối thì tăng từ 2,210 tỷ đồng năm 2017 lên 3,150 tỷ đồng năm 2019 phù hợp với việc tăng trưởng tín dụng. Điều này cũng minh chứng cho việc MB luôn là ngân hàng đi đầu trong việc kiểm sốt tốt chất lượng tín dụng.

Kết quả hoạt động kinh doanh

Tình hình kinh doanh doanh thu – chi phí giai đoạn 2017-2019 của ngân hàng Quân đội được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.4: Lợi nhuận của ngân hàng Quân đội giai đoạn 2017-2019Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 ss 2018/2017 ss 2019/2018 (+/-) % (+/-) % Thu nhập 24,652 19,537 13,867 5,670 41% 5,115 26% Chi phí 9,724 8,734 5,999 2,735 46% 990 11%

Tổng lợi nhuận trước

thuế 10,036 7,767 4,616 3,151 68% 2,269 29%

Lợi nhuận sau thuế 8,068 6,190 3,490 2,700 77% 1,878 30%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB 2016-2019

Về thu nhập: có sự tăng tương khá tốt qua các năm ở mức trên 5,000 tỷ

đồng. Mặc dù giai đoạn 2017-2019 là một giai đoạn có nhiều khó khăn với ngành tài chính ngân hàng khi các ngân hàng sáp nhập, áp lực tăng vốn và phải cạnh tranh mạnh mẽ với các ngân hàng nước ngồi thì mức tăng trưởng của MB thật sự đáng ngưỡng mộ khi tổng thu nhập tại năm 2019 lên đến 24,652 tỷ đồng tăng gấp 2 so với năm 2017. Những con số này cho thấy quyết tâm của toàn thể ban lãnh đạo và nhân viên cùng nhau nỗ lực vượt qua khó khăn chung của ngành để phát triển một cách tồn diện và bền vững. Trong đó, nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập đến từ hoạt động tín dụng và gia tăng dần các hoạt động dịch vụ khác.

Về chi phí: Chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu chi phí là chi phí huy động vốn,

năm 2017 đạt 59.3% và năm 2019 là 60,7%. Chi phí tăng chủ yếu là chi phí trả lãi cho các khoản tiền gửi huy động từ khách hàng do các chính sách nhằm thu hút vốn huy động. Chi phí các hoạt động dịch vụ cũng thay đổi theo thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Thu nhập càng tăng thì chi phí càng tăng, bao gồm các chi phí như: chi phí bảo dưỡng, duy trì máy ATM, chi phí tư vấn, chi phí bưu điện, viễn thơng, chi phí vận hành, chi phí về bảo quản, phân loại, vận chuyển tiền,… tăng giảm theo thu nhập.

Phân nhóm KHDN tại Ngân hàng TMCP Quân đội

trình tín dụng dành cho KHDN nhằm thực hiện các chiến lược kinh doanh như quy trình, thủ tục hồ sơ, sản phẩm trọng tâm, các chương trình thúc đẩy bán và quản trị danh mục phù hợp với đặc điểm KH từng phân khúc, tiêu chí phân loại cụ thể như sau:

Phân khúc khách hàng

Tiêu chí Khối kinh

doanh quản lý

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh thu bình qn 03 năm căn cứ báo cáo tài chính năm nộp cơ quan thuế của Doanh nghiệp < 1,000 tỷ đồng (một nghìn tỷ đồng) Khối khách hàng vừa và nhỏ (Khối SME) Doanh nghiệp lớn

Doanh thu bình quân 03 năm căn cứ báo cáo tài chính năm nộp cơ quan thuế của Doanh nghiệp ≥ 1,000 tỷ đồng (một nghìn tỷ đồng)

Khối khách hàng lớn

Trong đó, phân khúc doanh nghiệp nhỏ và vừa do Khối SME quản lý lại chia tiếp thành 3 tiểu phân khúc:

Phân khúc khách hàng

Tiêu chí

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh thu bình qn 03 năm căn cứ báo cáo tài chính năm nộp cơ quan thuế của Doanh nghiệp < 100 tỷ đồng (một trăm tỷ

đồng)

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh thu bình quân 03 năm căn cứ báo cáo tài chính năm nộp cơ quan thuế của Doanh nghiệp từ 100 tỷ đến dưới 500 tỷ đồng

(từ một trăm tỷ đến dưới năm trăm tỷ đồng)

Doanh nghiệp vừa

Doanh thu bình quân 03 năm căn cứ báo cáo tài chính năm nộp cơ quan thuế của Doanh nghiệp từ 500 tỷ đến dưới 1,000 tỷ đồng (từ năm trăm tỷ đến dưới một nghìn tỷ đồng)

Đặc điểm các tiểu phân khúc KH DNNVV tại MB:

Phân khúc Đặc điểm chính

Siêu nhỏ - Nhu cầu tín dụng là chủ yếu, ít phát sinh các nghiệp vụ như bảo lãnh, thanh toán quốc tế  sử dụng sản phẩm thuần cho vay là chính.

- Hoạt động kinh doanh được quyết định bởi chủ doanh nghiệp (đặc biệt là mơ hình gia đình)

- Đánh giá năng lực tài chính khơng nên dựa vào báo cáo tài chính của khách hàng do chỉ phản ánh được một phần hoạt động kinh doanh thực tế, thiếu độ tin cậy.

- Nhu cầu sản phẩm đơn giản, thời gian xử lý hồ sơ nhanh và chấp nhận lãi suất cao hơn so với phân khúc còn lại.

Nhỏ - Sử dụng đa dạng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, thu bảo lãnh cao nhất trong ba phân khúc.

- Tiềm năng phát triển số dư huy động vốn không kỳ hạn tốt - Sử dụng nhiều sản phẩm tài trợ thương mại truyền thống lớn. Vừa - Có số dư huy động vốn tốt nhất trong 03 phân khúc

- Sử dụng đa dạng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trong đó tỷ trọng thu từ tài trợ thương mại lớn nhất trong ba phân khúc.

- Là phân khúc cần được may đo thiết kế sản phẩm chính sách riêng phù hợp nhu cầu KH.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Chất lượng tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp siêu nhỏ của Ngân hàng TMCP Quân đội (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w