2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng doanhnghiệp vừa và nhỏ tạ
2.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn vốn
* Thứ nhất, dư nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là phần nợ mà khách hàng khơng hồn trả được đúng hạn cho ngân hàng như đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và khế ước nhận nợ. Chỉ tiêu nợ quá hạn luôn là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hiệu quả cho vay mảng KH DNNVV của Ngân hàng Thương mại. Quy mô dư nợ quá hạn càng lớn chứng tỏ ngân hàng bị chiếm dụng vốn lớn, doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả phần vốn vay, dẫn đến không trả được nợ, do đó hiệu quả cho vay thấp.
Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ quá hạn DNNVV tại MB
Năm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Chỉ tiêu Số dư % Số dư % Số dư %
Dư nợ thời điểm 71,838 81,812 89,753
Nợ quá hạn 2,126 3.0% 2,754 3.4% 2,545 3.3%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2017 - 2019)
Theo quy định về phân loại nhóm nợ thì nợ q hạn là tồn bộ các khoản nợ được hạch tốn từ nợ nhóm 2 đến nhóm 5 (theo quy định về phân loại nợ của Ngân
hàng nhà nước). Các khoản nợ dưới 10 ngày sẽ được coi là nợ đủ tiêu chuẩn – nợ
nhóm 1 theo quy định phân loại nợ của Ngân hàng nhà nước.
Nợ quá hạn năm 2019 tăng 30% tương đương 628 tỷ đồng so với năm 2017, năm 2019 nợ quá hạn tăng 191 tỷ đồng . Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, cơ bản một số nguyên nhân chính là do KH suy giảm năng lực hoạt động kinh doanh, suy giảm tài chính, tình hình bán hàng chậm, hàng tồn kho khó bán hoặc khoản phải thu từ các khách hàng bị chậm thanh tốn, khó địi, tình hình thực hiện các dự án đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước chậm tiền từ việc giải ngân vốn đầu tư công hoặc do biến động nền kinh tế, biến động ngành nghề kinh hoạt hay những thay đổi về mặt chính sách của nhà nước về các ngành nghề (ngành vận tải hành khách bị giới hạn các điểm ở 1 vài bến xe, thay đổi chính sách thuê vận tải của một số hãng lớn như Pepsi, Coca do KH bị phụ thuộc hồn tồn vào các hãng lớn và khơng có biện pháp dự phịng…), ngun nhân từ việc thay đổi cổ đơng góp vốn hoặc ban điều hành của DN cũng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh có khả năng suy giảm, ảnh hưởng đến nguồn trả nợ các khoản vay tại MB.
Ngoài ra, do chiến lược MB giai đoạn này cần tăng trưởng về quy mô, về số lượng khách hàng nên giao chỉ tiêu kinh doanh rất nặng cho chi nhánh nói chung và cho cán bộ QHKH nói riêng. Do đó cơng tác phát triển cho vay được đẩy mạnh, các chính sách về tín dụng, về điều kiện sàng lọc KH cũng như điều kiện cấp tín dụng linh hoạt, RM tập trung phần lớn thời gian cho công tác bán hàng thay vì giám sát sau KH. Thiếu tập trung trong cơng tác giám sát sau vay, giám sát những biến động
trong hoạt động kinh doanh cũng là nguyên nhân gây suy giảm các khoản nợ, chưa có các giải pháp kịp thời thu nợ hoặc các biện pháp tư vấn tài chính cho DNNVV trong giai đoạn khó khăn.
* Thứ hai, dư nợ khó địi và tỷ lệ nợ khó địi
Tại Việt Nam các tổ chức tín dụng phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng nhà nước tại Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013. Nợ được phân thành 05 nhóm, về cơ bản theo thời gian quá hạn như sau:
- Nhóm1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ trong hạn và quá hạn dưới 10 ngày.
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày - Nhóm3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. - Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Nợ từ nhóm 03 đến nhóm 05 được quy định là nợ xấu, quá hạn trong thời gian dài, KH khơng có các dịng tiền khác thay thế, hầu như khơng có khả năng trả nợ hay việc trả nợ rất nhỏ lẻ,việc thu hồi là rất khó khăn và tốn nhiều chi phí,…vì vậy bản chất nó cũng tương đồng với các khoản nợ khó địi.
Bảng 2.12: Tỷ trọng nhóm nợ KH DNNVVChỉ tiêu Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị(Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị(Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 71,838 81,812 89,753 Nợ nhóm 1 68,811 95.8% 77,941 95.3% 85,670 95.5% Nợ nhóm 2 2,126 3.0% 2,754 3.4% 2,945 3.3% Nợ nhóm 3, 4, 5 901 1.3% 1,117 1.4% 1,138 1.3%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2017 - 2019)
Trên cơ sở chiến lược quản trị nợ của Khối SME về việc tăng trưởng cho vay an tồn, hiệu quả, do đó các khoản nợ xấu được kiểm sốt tốt hơn, phần nợ nhóm 2 có xu hướng tăng tuy nhiên quá hạn ở số ngày thấp có thể áp dụng các biện pháp thu hồi nợ nhanh chóng và kịp thời. Đồng thời, từ giữa năm 2018 Khối SME đã triển khai nhiều giải pháp để kiểm soát và giảm nợ quá hạn, nợ xấu như tăng dư nợ
vào ngành ưu tiên như dược phẩm và trang thiết bị y tế, bưu chính viễn thơng, hàng tiêu dùng, cơ khí…; giảm dư nợ ở lĩnh vực có rủi ro cao hơn như kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, thức ăn chăn ni…Bên cạnh đó, cũng tăng cường giám sát sau, quản trị danh mục cấp tín dụng từ Khối và tăng cường cơng cụ kiểm sốt và cảnh báo rủi ro tự động tối đa cho các chi nhánh.
* Thứ ba, dự phịng rủi ro
Dự phịng rủi ro tín dụng nhằm giúp cho các ngân hàng chủ động ứng phó với các tổn thất dự kiến trên cơ sở phân loại nợ của các NHTM. Trên cơ sở phân loại nhóm nợ, các TCTD thực hiện việc trích lập dự phịng rủi ro cho từng khoản vay theo nguyên tắc được phép xác định giá trị TSĐB để khấu trừ ra khỏi số tiền được trích lập với tỷ lệ trích lập tương ứng với các nhóm nợ. Ngân hàng trích dự phịng rủi ro theo tỷ lệ nhất định tùy từng loại đối tượng đầu tư vốn và tính chất của khoản đầu tư. Dự phòng này sẽ bù đắp cho những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải trong hoạt động kinhdoanh.
Theo Thơng tư số 02/2016/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước thì nợ được phân làm 5 nhóm. Ngân hàng tiến hành trích lập dự phịng cụ thể và dự phòng chung trên cơ sở phân loại nợ của ngân hàng; cả 2 loại dự phịng đều tính vào chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ của ngân hàng.
Dự phịng chung được tính bằng 0,75% tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Dự phịng cụ thể:
R = MAX {0, (A - C)} x r
Trongđó: R: số tiền dự phịng cụ thể phảitrích A: Số dư nợ gốc của khoản nợ
C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể
Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể được quy định với các nhóm nợ từ 01 đến nhóm 05 lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. Như vậy với khoản vay càng "xấu" thì tỷ lệ trích dự phịng càng lớn, thu nhập của ngân hàng sẽ giảm.
Số tiền trích dự phịng cụ thể phản ánh trực tiếp hiệu quả cho vay của ngân hàng, nếu dự phịng rủi ro phải trích càng lớn thì hiệu quả cho vay càng giảm và ngược lại.
Chi phí dự phịng năm 2019 là 2,340 tỷ đồng bao gồm tỷ lệ 0.75% dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo từng nhớm nợ và trừ đi nghĩa vụ được đảm bảo bằng
TSBĐ. Mức chi phí dự phịng này cao hơn 11% so với năm 2018 là tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao hơn so vơis năm 2018.
Trên đây là một số các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng, các chỉ tiêu được tính tốn dựa trên dữ liệu hoạt động thực tế tại MB giai đoạn từ 2017 - 2019. Các chỉ tiêu trên tập trung đánh giá vào hai vấn đề cốt lõi về hiệu quả cho vay, đó là tốc độ tăng trưởng, khả năng sinh lời và mức độ an tồn của tín dụng.