2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân đội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (tên giao dịch tiếng Anh là Military Commercial Joint Stock Bank), gọi tắt là Ngân hàng Quân đội, viết tắt là MB, là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam. Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội được phép hoạt động theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 0054/NH-GP ngày 14 tháng 9 năm 1994 và các giấy phép /chấp thuận/ phê duyệt bổ
sung, điều chỉnh sau đó do Thống đốc NHNN cấp. Hiện nay, Ngân hàng Quân đội đã có mạng lưới khắp cả nước với trên 150 chi nhánh và gần 300 điểm điểm giao dịch trải dài khắp 64 tỉnh thành phố. Ngân hàng cịn có văn phịng đại diện tại Liên bang Nga, chi nhánh tại Lào và Campuchia.
Quá trình phát triển và một số dấu mốc đạt được của Ngân hàng TMCP Quân đội:
NĂM SỰ KIỆN CHÍNH
1994
Từ ý tưởng ban đầu là xây dựng một tổ chức tín dụng phục vụ doanh nghiệp quân đội trong nhiệm vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh thời kỳ tiền hội nhập. Ngày 4/11/1994, Ngân hàng TMCP Quân đội được thành lập với số vốn gần 20 tỷ đồng, với 25 nhân sự và một điểm giao dịch duy nhất tại 28A Điện Biên Phủ, Hà Nội.
2004
Năm 2004, tròn 10 năm thành lập, là giai đoạn mang tính “mở lối” định hình phương châm hoạt động, xác định chiến lược kinh doanh và xác định thương hiệu. Với mục tiêu và tầm nhìn dài hạn, MB áp dụng linh hoạt các giải pháp hợp lý để từng bước tích lũy kinh nghiệm và năng lực tài chính, từng bước khẳng định vai trị và có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung, góp phần thực hiện nhiệm vụ kinh tế - quốc phòng của Quân đội. MB đã vững vàng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và cũng là ngân hàng cổ phần duy nhất có lãi. Sau 10 năm tổng vốn huy động của MB tăng gấp trên 500 lần, tổng tài sản trên 7.000 tỷ đồng, lợi nhuận trên 500 tỷ và khai trương trụ sở to đẹp mới tại số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
2005-2009 Giai đoạn 2005-2009 đánh dấu bước chuyển mình quan trọng, tạo nền tảng quan trọng để vươn lên phát triển mạnh mẽ, MB áp dụng một loạt các giải pháp đổi mới tổng thể từ mở rộng quy mô hoạt động, phát triển mạng lưới, đầu tư công nghệ, tăng cường nhân sự, hướng đến khách hàng với việc thay đổi trong tổ chức tách bạch chức năng quản lý và chức năng kinh doanh giữa các đơn vị hội sở và chi nhánh.
Đây là giai đoạn tạo cơ sở vững chắc, tạo nền tảng đưa MB trở thành một trong những định chế tài chính hàng đầu Việt Nam. Năm 2009, đánh dấu 15 năm phát triển và MB vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Ba được Chủ tịch nước trao tặng.
2010-2016
Năm 2010 – năm bước ngoặt quan trọng ghi dấu ấn MB trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam. MB bắt đầu nghiên cứu xây dựng chiến lược giai đoạn 2011 – 2015, với kỳ vọng đưa MB vào TOP 3 ngân hàng TMCP không do nhà nước nắm cổ phần chi phối.
Đây cũng là giai đoạn hết sức khó khăn của nền kinh tế dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Ngành Ngân hàng thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ, nhiều ngân hàng suy giảm lợi nhuận, hoạt động yếu kém, thậm chí phải sát nhập, bán lại với giá 0 đồng.
Trong bối cảnh đó, MB kiên định với chiến lược phát triển bền vững, an toàn đã vươn lên dẫn đầu về nhiều chỉ tiêu tài chính quan trọng, hồn thành mục tiêu nằm trong TOP 3 trước 2 năm – vào năm 2013, đồng thời MB đón nhận huân chương lao động hạng ba, giải thưởng Ngân hàng Nội địa tốt nhất Việt Nam; giải Vàng Chất lượng Quốc gia.
Năm 2014, MB vinh dự nhận Huân chương lao động hạng Nhất; đạt danh hiệu World Class của Tổ chức Chất lượng châu Á – Thái Bình Dương (APQO); giải thưởng Ngân hàng mạnh nhất Việt Nam của Asian Banker.
Năm 2015, MB tiếp tục được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động.
2017
Đây là năm mở đầu quan trọng của giai đoạn chiến lược mới 2017 – 2021, trong đó MB định hướng tầm nhìn “Trở thành Ngân hàng thuận tiện nhất” với mục tiêu đến năm 2021 sẽ nằm trong Top 5 hệ thống ngân hàng Việt Nam hiệu quả về kinh doanh và an toàn.
2018 Năm 2018, với phương châm “Đổi mới, hiện đại, hợp tác, bền vững”, MB đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh doanh đề ra từ đầu năm. Trong đó, đáng chú ý là lợi nhuận trước thuế đạt 7.767 tỷ đồng, tăng 68% so với năm 2017.
năm 2018
2019
Năm 2019 là năm thăng hoa của MB khi xếp ở vị trí thứ ba trong các ngân hàng Việt Nam và lọt top danh sách 500 ngân hàng mạnh nhất thuộc khi vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2018 (theo đánh giá của The Asian Banker năm 2018).
MB cũng đã đầu tư hợp tác chiến lược với đối tác IBM trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử và là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc phát triển ngân hàng số
Nhận giải thưởng của Asian Banker, MB khẳng định vị thế hàng đầu trên thị trường phái sinh.
MB lọt Top 5 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2019.
Về Sơ đồ mơ hình tổ chức tại Ngân hàng TMCP Qn đội, cụ thể như sau:
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức
Nguồn: Báo cáo thường niên MB 2018
Trong đó, vai trị và chức năng chính của từng đơn vị cụ thể như sau:
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan đại diện cho các cổ đơng có quyền ra quyết định cao nhất của ngân hàng.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan có thẩm quyền quyết định các vấn đề quyền lợi, chiến lược của MB.
Ban kiểm soát: Là cơ quan độc lập đại diện Đại hội đồng cổ đơng có trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, ban điều hành… của MB.
Các khối chức năng: Khối tổ chức nhân sự, khối Quản trị rủi ro, Khối kiểm tra và kiểm sốt nội bộ, Khối tài chính kế tốn, Khối Mạng lưới & Quản lý chất lượng, Khối Hành chính, Ban pháp chế, Khối thẩm định & phê duyệt cho vay, Khối vận hành, Khối công nghệ thông tin, Khối Vận hành.
Sáu khối kinh doanh: Khối khách hàng lớn, Khối khách hàng vừa và nhỏ, Khối khách hàng cá nhân, Khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, Khối ngân hàng số, Ban khách hàng Chiến lược.
Bên dưới là các chi nhánh đa năng và chi nhánh cộng đồng.
Từ tháng 9/2017, MB tổ chức mơ hình kinh doanh mới. Theo đó các chi nhánh trên toàn hệ thống Việt Nam được chia thành 7 vùng theo vị trí địa lý: Vùng Hà Nội 1, Vùng Hà Nội 2, Vùng miền Bắc, Vùng miền Trung Tây nguyên, Vùng HCM 1, Vùng HCM 2 và Vùng miền Nam.
Địa bàn Hà Nội được chia thành 2 Vùng với tổng số 32 chi nhánh với 62 PGD trực thuộc các chi nhánh này. Hà Nội là khu vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu dư nợ, huy động vốn cũng như lợi nhuận của MB.