Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Chất lượng tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp siêu nhỏ của Ngân hàng TMCP Quân đội (Trang 97 - 101)

Ngân hàng Nhà nước cần phải nâng cao chất lượng, vai trò của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC): Trong điều kiện hiện nay, thông tin tín dụng đóng vai trò quan trọng đối với Ngân hàng Thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng. Trung tâm tín dụng CIC ra đời dưới sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước để cung cấp các thông tin liên quan về dư nợ, nhóm nợ, lịch sử quan hệ tín dụng….về các khoản vay của các khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp, tuy nhiên hoạt động của trung tâm này chưa thực sự hiệu quả, các thông tin cung cấp còn ít (kho dữ liệu hiện tại chỉ có thông tin về dư nợ, về thẻ tín dụng và tài sản đảm bảo mà không có thông tin về Hạn mức tín dụng cấp, thời gian duy trì, các cảnh báo tài chính của KH… cho Ngân hàng) và các thông tin này còn chưa thực sự cập nhật vì phụ thuộc vào thời điểm báo cáo của các Ngân hàng, chưa yêu cầu về thời gian cụ thể định kỳ ngày mùng 10 hay 15 hay một ngày nào đó trong tháng. Theo đó, Ngân hàng thương mại còn phải tìm hiểu thêm nhiều thông tin từ các nguồn khác nhau, từ hệ thống nội bộ của từng ngân hàng,từ sao kê tài khoản của Ngân hàng hoặc các Hợp đồng cấp tín dụng của KH…. Chính vì thông tin ít, không được đồng bộ sẽ dẫn tới những rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng. Do vậy, để giúp Ngân hàng thương mại có được một hệ thống thông tin chuẩn xác, cập nhật kịp thời và đa chiều, Ngân hàng nhà nước nên hoàn thiện hơn hệ thống tra cứu dữ liệu tại Trung tâm thông tin tín dụng. Các thông tin được cập nhật không chỉ về tình hình dư nợ của các doanh nghiệp, cá nhân mà còn có thông tin về Hạn mức cấp tín dụng, thời hạn hiệu lực, tình hình các ngành, các cảnh báo rủi ro tài chính hoặc các cảnh báo trùng số chứng minh nhân dân đối với khách hàng cá nhân (do hiện tại cơ chế quản lý và cấp chứng minh nhân không được đồng bộ, một khách hàng cá nhân có thể có nhiều chứng minh nhân dân hoặc có cả chứng minh sỹ quan nếu là sỹ quan trong quân đội)…

Ngân hàng Nhà nước cầng tăng cường công tác kiểm tra nhằm đảm bảo độ an toàn của hệ thống ngân hàng: nguyên nhân là hiện nay các ngân hàng đang cạnh tranh rất khốc liệt, do vậy để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các

ngân hàng thì Ngân hàng Nhà nước nên tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát Ngân hàng thương mại. Điều này còn đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng vì bất cứ một ngân hàng nào chạy đua để cạnh tranh mà nới lỏng các quy định hoặc làm sai các quy định của Ngân hàng Nhà nước dẫn đến những rủi ro cho chính ngân hàng đó như mất khả năng thanh toán…đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới các Ngân hàng thương mại khác. Công tác kiểm tra, kiểm soát cần được thực hiện một cách nghiêm túc nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng thương mại.

Ngân hàng nhà nước khi ban hành văn bản quản lý trong hệ thống Ngân hàng thì nên có đầu mối holine để hỗ trợ giải đáp các vướng mắc của Ngân hàng thương mại trong quá trình triển khai văn bản nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo tính tuân thủ khi áp dụng.

Công ty mua bán nợ đã được thành lập song đến nay thì các công ty này hoạt động không có hiệu quả, chưa thực hiện được nhiệm vụ xử lý nợ đóng băng của các ngân hàng. Công ty mua bán nợ cần mua lại các khoản nợ khó đòi của các Ngân hàng thương mại sau đó tiến hành phân loại trên cơ sở cơ cấu lại để nâng cao giá trị và đem bán cho các nhà đầu tư trong, ngoài nước. Các công ty này là một bộ phận trực thuộc Ngân hàng nhà nước nên hoạt động có tính chất như một doanh nghiệp nhà nước.

Trong điều kiện lãi suất, tỷ giá diễn biến phức tạp gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động cho vay nói riêng của các ngân hàng thương mại, NHNN nên có giải pháp điều chỉnh linh hoạt phù hợp với diễn biến của thị trường và giảm bớt khó khăn cho các NHTM. Có các chế tài và sử dụng quyết liệt các chế tài khi có vi phạm.

KẾT LUẬN

Với những điều kiện thuận lợi của một ngân hàng đã hoạt động nhiều năm trên thị trường, Ngân hàng TMCP Quân đội đã góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Sự cạnh tranh quyết liệt, gay gắt từ phía các NHTM khác hoạt động trên địa bàn và cơ hội của hợp tác, hội nhập đòi hỏi Ngân hàng TMCP Quân đội đã có một hướng đi mới, với mục tiêu tăng trưởng một cách thận trọng, đảm bảo an toàn.

Ngân hàng TMCP Quân đội trên thị trường luôn gắn liền với đặc trưng vững vàng, bình tĩnh, chắc chắn trên bước đường 26 năm phát triển từ năm 1994 cho tới nay. Cũng bởi vậy, không ít bình luận cho rằng, trong thời đại mà cuộc cách mạng công nghiệp đã khiến mọi mặt của cuộc sống thay đổi một cách nhanh chóng, nếu MB tiếp tục quá “cẩn thận”, sẽ dễ có khả năng để vuột mất cơ hội tăng trưởng bứt phá. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng MB đã có bước chuyển mình rõ rệt, bám sát phương châm: “Đổi mới, Hiện đại, Hợp tác, Bền vững”, cùng 4 chuyển dịch chiến lược là Ngân hàng số, Nâng cao quan hệ khách hàng, Quản trị rủi ro vượt trội và Quản lý hiệu quả hoạt động của các công ty thành viên. Do đó, chiến lược Quản trị rui ro vượt trội, tăng trưởng có chọn lọc, kiểm soát chất lượng tín dụng nói chung và của DNNVV nói riêng cũng được Ban lãnh đạo Ngân hàng chú trọng hàng đầu trong mục tiêu tăng trưởng. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Quân đội” nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp giúp MB có thực tế tốt hơn chiến lược Quản trị rủi ro vượt trội trong Chiến lược chuyển đồi chung của Ngân hàng. Trên cở sở lý thuyết và phân tích thực trạng chất lượng tín dụng DNNVV tại MB, tác giả đã hoàn thành nghiên cứu trên cơ sở một số nội dung:

Một là, tác giả đã tổng hợp lại cơ sở lý luận về tín dụng, chất lượng tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại, đưa ra luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc nghiên cứu các chi tiêu đo lường chất lượng hoạt động tín dụng DNNVV trong đánh giá hoạt động ngân hàng. Các chỉ tiêu này được đánh giá trên cơ sở tập trung giải quyết hai vấn đề chính cốt lõi của hiệu quả

cho vay là khả năng sinh lời và mức độ an toàn của ngân hàng do hoạt động tín dụng mang lại.

Hai là, luận văn đã phân tích, đánh giá chi tiết thực trạng chất lượng tín dụng DNNVV tại MB giai đoạn 2017 - 2019, đánh giá kết quả đạt được, những điểm còn hạn chế cần phải giải quyết, từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến những mặt còn hạn chế trong việc quản lý tín dụng tại Khối SME của MB.

Cuối cùng, trên cơ sở vận dụng lý thuyết và những thực trạng hoạt động tín dụng cũng như những định hướng của Ngân hàng trong mảng kinh doanh KH DNNVV, luận văn đã đề xuất một số giải pháp t để nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa Ngân hàng TMCP Quân đội. Các giải pháp này đều là những giải pháp thiết thực, tập trung giải quyết triệt để vấn đề còn tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại MB trong thời gian tới.

Đồng thời luận văn cũng mạnh dạn có một số kiến nghị ngân hàng Chính Phủ, Nhà nước và Ngân hàng nhà nước trong việc hoàn thiện môi trường luật pháp, cơ chế chính sách, tổ chức quản lý hoạt động của doanh nghiệp, quản lý hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, tự chủ về tài chính góp phần phát triển kinh tế chung của cả nước nói chung và của MB nói riêng.

2. Hội thảo Quản lý rủi ro trong Ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Quân đội do Trung tâm đào tạo Ngân hàng và Khối Quản trị rủi ro phối hợp bổ chức vào tháng 08/2018.

3. Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NXB chính trị Quốc gia Hà Nội. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/TT-NHNN ngày 21/01/2013. 4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày

31/12/2016.

5. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thông cáo báo chí Ý kiến của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

6. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê. 7. Quyết định số 2887/QĐ-MB-HS ngày 15/02/2019 của Tổng Giám đốc Ngân hàng

TMCP Quân đội về việc Ban hành Quy trình tín dụng dành cho KHDN.

8. Tài liệu và thông tin nội bộ từ các phòng, ban của Ngân hàng TMCP Quân đội như Khối kinh doanh, Phòng phát triển sản phẩm, Khối Kế toán tài chính, Khối Quản trị rủi ro.

9. Thông tư 02/2013/NHNN ngày 21/3/2013 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích và phương pháp trích dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của Tổ chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

10. Thông tư 09/2014/NHNN ngày 24/04/2014 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 02/2013/NHNN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Chất lượng tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp siêu nhỏ của Ngân hàng TMCP Quân đội (Trang 97 - 101)