Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng KHDN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Chất lượng tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp siêu nhỏ của Ngân hàng TMCP Quân đội (Trang 27 - 34)

1.3. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.3.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng KHDN

Xu hướng cho vay cho thấy rằng cơ hội cho vay của các ngân hàng đối với các khách hàng có rủi ro thấp đã giảm. Các giấy tờ thương mại, chứng khoán và cạnh tranh phi ngân hàng đã đẩy ngân hàng sang các loại khách hàng có độ rủi ro cao hơn thay thế những khách hàng truyền thống. Ví dụ: những người vay là doanh nghiệp lớn và ổn định đã từng có quan hệ trong danh mục cho vay của ngân hàng đã chuyển sang các nguồn thị trường mở như thị trường trái phiếu nhằm giảm chi phí giao dịch của họ. Các ngân hàng đã tìm cách thay thế đối tượng khách hàng này bằng những khách hàng vay nhỏ và kém ổn định hơn. Như vậy, do các khoản mục cho vay ngày càng ngày càng có độ rủi ro cao hơn và khơng ổn định do tính chất cạnh tranh cao và không ổn định của nền kinh tế. Do vậy việc đánh giá chất lượng tín dụng đối với một ngân hàng là hết sức quan trọng. Bởi chất lượng tín dụng biểu hiện khả năng hoạt động của ngân hàng tốt hay xấu, làm cơ sở để để đánh giá ngân hàng. Mặt khác, việc đánh giá chất lượng tín dụng cũng giúp cho ngân hàng có những thay đổi hợp lý, điều chỉnh hoạt động để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và gia tăng hiệu quả hoạt động. Việc nâng cao chất lượng tín dụng khơng những làm cho ngân hàng tăng thu nhập mà còn giúp ngân hàng được an tồn.

Phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng mang tính khoa học, nó vừa cụ thể vừa trừu tượng nên để đánh giá chất lượng tín dụng người ta dựa vào 2 hệ thống chỉ tiêu: Chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính.

1.3.2.1. Các chỉ tiêu định lượng

+ Chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng tín dụng:

Dư nợ Tin dụng năm (n) – Dư nợ Tín dụng năm (n-1)

Tốc độ tăng trưởng TD = ----------------------------------- x 100 Tín dụng năm (n-1)

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng là con số thường được xem xét đầu tiên khi đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Khi ngân hàng đạt được sự tăng trưởng về dư nợ với tốc độ cao có nghĩa là việc phát triển khách hàng để cho vay tại ngân hàng đó đang đạt hiệu quả tốt. Ngược lại, khơng thể nói hoạt động tín dụng nói chung hoặc tín dụng khách hàng nói riêng là hiệu quả cao khi ngân hàng không phát triển được dư nợ, hoạt động tín dụng bị giảm sút về dư nợ và doanh số. Xem xét tốc độ tăng trưởng dư nợ cịn nhằm mục đích so sánh với tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động tín dụng, qua đó giúp đánh giá tồn diện hơn về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại và quy mơ hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.

+ Chỉ tiêu về nợ quá hạn và nợ xấu:

(+) Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn mà khách hàng chưa tới ngân hàng thanh toán.

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = ---------------------------- X 100 Tổng dư nợ của NH

Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết cứ 100 đồng dư nợ hiện hành có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là chỉ báo cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp và ngược lại tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng cao.

(+) Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Cơng thức xác định tỷ lệ nợ xấu:

Tổng số nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = --------------------------------- X 100 Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Với “điều 10- phân loại nợ cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng” quy định việc thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm như sau:

+ Nhóm 1- Nợ đủ tiêu chuẩn: bao gồm các khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn hoặc nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi còn lại đúng hạn.

+ Nhóm 2 - Nợ cần chú ý: bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày tới 90 ngày, các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.

+ Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn: bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày tới dưới 180 ngày, nợ gia hạn nợ lần đầu, nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng, hoặc nợ thuộc một số trường hợp đặc biệt được quy định trong thơng tư.

+ Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày tới dưới 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai,...

+ Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn: bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn,...

Tổng dư nợ món vay có phát sinh nợ quá hạn

Tỷ lệ đầu tư rủi ro = -------------------------------------------------------- * 100 Tổng dư nợ cho vay

Chỉ tiêu này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng cao. Trong nền kinh tế thị trường rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là tất nhiên. Do đó nợ quá hạn của ngân hàng là tất yếu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, sinh lời và tăng khả năng cạnh tranh ngân hàng phải cố gắng giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn. Chỉ tiêu trên rất quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng.

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ đầu tư rủi ro đều giúp ngân hàng quản lý rủi ro các khoản cho vay. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai tỷ lệ là nợ quá hạn chỉ xem xét đến giá trị khoản nợ quá hạn, trong khi đó tỷ lệ đầu tư rủi ro xem xét món vay mà phát sinh nợ quá hạn. Hai chỉ tiêu này đều chịu ảnh hưởng của chính sách xố nợ của ngân hàng, một ngân hàng có chính sách tốt là phải thiết lập quỹ dự phòng rủi ro đủ mạnh và thơng báo định kỳ về những món vay khơng đủ khả năng thu hồi, để tránh tình trạng trong một lúc ngân hàng phải thơng báo con số nợ khơng có khả năng thu hồi quá lớn và làm giảm tài sản của ngân hàng một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu ngân hàng thực hiện xố nợ q nhanh thì hai tỷ lệ này sẽ ở mức thấp nhất nhưng khơng có ý nghĩa thực tiễn. Thông thường khi lập bảng theo dõi nợ quá hạn ngân hàng thường phân nợ quá hạn theo thời gian: 30, 60, 90, 120 ngày. Sự phân loại phân loại này có ý nghĩa đối với việc quản lý chất lượng tín dụng và đánh giá để thiết lập dự phịng mất vốn.

(+) Tỷ lệ mất vốn:

Tổng dư nợ quá hạn được xóa

Tỷ lệmấtvốn = -------------------------------------------- * 100 Tổng dư nợ cho vay bình quân

Tỷ lệ này lệ này càng nhỏ càng tốt. Những khoản nợ quá hạn, nếu khách hàng tiếp tục không trả được nợ thì ngân hàng thực hiện khoanh nợ và xố nợ bằng quỹ dự phịng rủi ro. Khi món nợ được xố thì các nỗ lực thu hồi vẫn tiếp tục nếu điều đó có ý nghĩa kinh tế. Xố nợ đơn giản là một phương pháp quản lý tài chính của ngân hàng chứ khơng phải là sự thừa nhận về mặt pháp lý rằng người vay khơng cịn nợ ngân hàng nữa.

Dự phòng mất vốn

Tỷ lệ dự phòng = -------------------------------- * 100 Tổng dư nợ

Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt. Tỷ lệ này được hình thành dựa trên tỷ lệ vỡ nợ trước đây, tỷ lệ chỉ ra % dư nợ được dự đốn là khơng có khả năng thu hồi. Tỷ lệ dự phòng mất vốn liên quan đến tỷ lệ dự phịng mất vốn trích lập theo quy định và tỷ lệ mất vốn. Tỷ lệ dự phịng mất vốn trích lập theo quy định đại diện cho khoản trích lập mất vốn được xoá nợ một thời kỳ. Tỷ lệ mất vốn tính trên tổng giá trị các khoản nợ quá hạn được xoá trong một thời kỳ.

+ Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn:

Phân tích cơ cấu tín dụng trong tổng nguồn vốn huy động là việc xem xét đánh giá tỷ trọng tín dụng đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân ngân hàng cũng như đòi hỏi về vốn của nền kinh tế chưa. Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại có thể biết được khả năng mở rộng tín dụng của mình. Từ đó, có thể quyết định quy mô, tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa đảm bảo an tồn vốn tín dụng, vừa có thể thu lại lợi nhuận cao nhất có thể. Chỉ tiêu này có thể được biểu thị bằng cơng thức:

Tổng dư nợ cho vay

Hiệu suất sử dụng vốn (H) = -------------------------------- * 100 Tổng nguồn vốn huy động

+ Chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng:

Chỉ tiêu này dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của tín dụng ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu nợ nhanh hay chậm. Nếu vịng quay vốn tín dụng nhanh tức việc đưa vốn vào sản xuất kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao.

Doanh số thu nợ

Vịng quay vốn tín dụng = -------------------------------- * 100 Dư nợ bình qn

Chỉ tiêu này mà càng tăng thì việc tổ chức và quản lý tín dụng càng tốt, chất lượng cho vay càng cao. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ mang tính tương đối, vì nếu NHTM cấp tín dụng cho các doanh nghiệp sản xuất hoặc xây dựng chiếm tỷ trọng lớn dư nợ thì tiêu chí này sẽ thấp do vịng quay vốn của các doang nghiệp thường nhỏ hơn các doang nghiệp kinh doanh thương mại. Như vậy để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng dựa trên tiêu chí trên được chính xác hơn thì các tiêu thức tính tốn phải thống nhất, vịng quay vốn tín dụng phải tính tốn cho từng loại vay, thời hạn vay và từng đối tượng cụ thể.

+ Chỉ tiêu về tài sản bảo đảm dư nợ:

Tổng dư nợ được đảm bảo bằng TS

Tỷ lệ bảo đảm dư nợ = -------------------------------- * 100 Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ dự nợ được bảo đảm bằng tài sản của khách hàng. Tỷ lệ này càng cao càng tốt vì nó thể hiện tính an tồn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tài sản bảo đảm luôn là nguồn thanh tốn cuối cùng khi khách hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn. Do đó ngân hàng cần chú ý đến việc thẩm định tài sản, tính pháp lý, giá trị tài sản, tính thanh khoản của tài sản để bảo đảm khả năng phát mại tài sản khi có rủi ro xảy ra.

+ Chỉ tiêu về thu nhập từ hoạt động tín dụng

Thu nhập từ hoạt động tín dụng

Tỷ lệ TN từ hoạt động tín dụng = -------------------------------------- * 100 Tổng TN của ngân hàng

Nếu NHTM chỉ chú trọng vào việc giảm và duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng được thu nhập từ hoạt động tín dụng thì tỷ lệ nợ q hạn thấp cũng khơng có ý nghĩa. Chất lượng tín dụng được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao

khả năng sinh lời của ngân hàng.

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Tỷ lệ sinh lời = -------------------------------- * 100 Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản cho vay.Tỷ lệ sinh lời cao chứng tỏ khoản cho vay đó có hiệu quả, có chất lượng cao. Để đạt tỷ lệ sinh lời cao thì việc thu nợ và giải quyết nợ quá hạn tốt. Tỷ lệ này cao một phần nói lên kết quả kinh doanh tốt của ngân hàng, điều này rất quan trọng vì doanh thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng.

+ Chỉ tiêu thanh toán nợ do bán tài sản của khách hàng

Số tiền thu nợ do bán TS của KH Tỷ lệ thanh toán nợ do

bán TS của KH = -------------------------------------- * 100 Tổng doanh số thu nợ

Để thu hồi nguồn vốn của mình ngân hàng có hai nguồn để thu đó là: từ hoạt động kinh doanh của khách hàng, nếu khách hàng làm ăn thua lỗ thì ngân hàng có nguồn thu thứ hai đó là tài sản thế chấp, cầm cố và bảo hiểm. Khi đến hạn nếu khách hàng khơng trả được nợ thì ngân hàng có thể phát mãi tài sản. Như vậy nếu tỷ lệ này lớn thì khơng thể đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng cao được, kể cả trường hợp số tiền bán tài sản thu được nợ.

1.2.2.2. Các chỉ tiêu định tính

* Đảm bảo nguyên tắc vay vốn

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng Tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Chất lượng tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp siêu nhỏ của Ngân hàng TMCP Quân đội (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w