2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng doanhnghiệp vừa và nhỏ tạ
2.2.1. Số lượng DNNVV và các sản phẩm tín dụng đang triển khai
Bảng 2.5: Số lượng khách hàng DNNVV hàng có quan hệ với MB Năm Năm Chỉ tiêu 2017 2018 2019 1. Tổng số khách hàng DNNVV (khách hàng) 84,256 95,326 112,320 2. So sánh năm trước 11,070 16,994 3. Tỷ lệ tăng trưởng 13% 18%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2017 - 2019)
Với chiến lược của MB về Ngân hàng cộng đồng – am hiểu địa phương được triển khai mạnh mẽ từ 2017 đã thu hút được lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ
về quan hệ với MB. Tổng số lượng khách hàng tại MB tăng trưởng khá tốt, năm 2019 tăng 18% tương đương gần 17,000 doanh nghiệp so với năm 2018 và tăng trưởng 33% so với năm 2017.
Số lượng khách hàng vừa và nhỏ tại MB rất đa dạng theo nhiều mảng ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh khác nhau như ngành xây lắp, ngành xăng dầu, ngành hàng tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nhựa, phân phối ô tô..., đồng thời được khai thác rộng rãi trên khắp cả nước theo 07 vùng kinh doanh của MB.
Các sản phẩm tín dụng đang triển khai đối với KH doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay gồm:
Gói sản phẩm tài trợ vốn lưu động chung cho phân khúc vừa và nhỏ dành cho các KH có hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên, biện pháp đảm bảo chặt chẽ 100% nghĩa vụ được đảm bảo bằng TSBĐ có tính thanh khoản cao như Giấy tờ có giá, tiền gửi tiết kiệm, bất động sản phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, khơng nhận các tài sản là hàng hóa hay khoản phải thu.
Gói sản phẩm tài trợ theo ngành kinh doanh đáp ứng tổng thể nhu cầu của KH, ví dụ ngành dược và trang thiết bị y tế tài trợ các KH hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp dược phẩm hoặc trang thiết bị y tế về nhu cầu vốn lưu động bổ sung cho hoạt động kinh doanh, nhu cầu phát hành bảo lãnh đảm bảo nghĩa vụ với đối tác đầu ra của KH, hoặc các nhu cầu đầu tư tài sản cố định cho các hoạt động kinh doanh…; tương tự thì có các gói sản phẩm tài trợ ngành xây lắp, ngành xăng dầu, ngành dịch vụ lưu trú…
Một số chương trình kinh doanh thiết kế theo đối tượng khách hàng cụ thể (phạm vi nhỏ hơn ngành kinh doanh) như tài trợ các đại lý ô tô phân phối của Hãng Huyndai, đại lý phân phối vé máy bay của các hãng hàng không, các Khách hàng cung cấp thiết bị, hàng hóa có nguồn vốn anh ninh quốc phịng…
Một số sản phẩm đặc thù cho vay dựa trên TSBĐ là bộ chứng từ xuất khẩu, hoặc dựa trên tài sản là Giấy tờ có giá, tiền gửi tiết kiệm…
Một số hình thức cấp tín dụng khác như phát hành LC, phát hành bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành, phát hành các loại bảo lãnh khác theo quy định mà pháp luật không cấm, phát hành thẻ visa, cấp tín dụng theo hình thức thấu chi…
2.2.2. Phân tích thơng qua chỉ tiêu về dư nợ, nợ quá hạn, nợ xấu
Tín dụng đặc biệt là tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp là hoạt động chủ đạo, mang lại thu nhập chính cho Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định. Trong những năm qua hoạt động tín dụng của chi nhánh đã đạt được các kết quả ổn định:
Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng khách hàng vừa và nhỏ tại MB giai đoạn 2017-2019Chỉ tiêu Năm Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 SS 2018/2017 SS 2019/2018 (+/-) (%) (+/-) (%) I. Dư nợ vay theo kì hạn 71,837 81,812 89,753 9,975 14% 7,941 10% 1. Ngắn hạn 51,158 60,479 64,799 9,321 18% 4,320 7% 2. TDH 20,679 21,333 24,954 654 3% 3,621 17%
II. Dư nợ theo
phân khúc 71,837 81,812 89,753 9,975 14% 7,941 10% Vừa 36,253 40,620 45,816 4,367 12% 5,196 13% Nhỏ 31,016 33,935 36,432 2,919 9% 2,497 7% Siêu nhỏ 6,312 7,257 7,504 945 15% 247 3% III. Dư nợ theo KH 71,837 81,812 89,753 9,975 14% 7,941 10% KH mới 4,836 5,221 6,075 385 8% 854 16% KH cũ 67,001 76,591 83,678 9,590 14% 7,087 9%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2017 - 2019)
Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình qn đều trên 10%, trong đó năm 2018 tăng mạnh 14% so với mức tăng năm 2019 là 10%. Mức tăng trưởng dư nợ cũng không đồng đều về kỳ hạn vay ngắn hạn so với trung dài hạn, phân tán giữa các tiểu phân khúc khách hàng, cao nhất là khách hàng quy mô vừa.
Về KH khả năng khai thác nhóm KH mới năm 2019 ~ 16% tốt hơn so với năm 2018 ~ 8%, nguyên nhân chủ yếu là có chính sách ngân hàng cộng đồng kết hợp với các chương trình hành động kinh doanh của Ngân hàng thúc đẩy nhằm thu hút được quy mô dư nợ từ KH mới khá tốt.
trưởng nhanh ~ 17%, gấp đôi so với tốc độ tăng các khoản vay ngắn hạn, nguyên nhân do MB đẩy mạnh cho vay các khoản dự án lớn như cho vay đầu tư xây dựng các dự án chung cư, dự án khách sạn trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú – ngành nghề tiềm năng, tăng trưởng lớn theo tốc độ tăng trưởng ngành du lịch binh quân trên 15% giai đoạn 2017-2019, đặc biệt thu hút lượng khách du lịch nước ngoài ở các vùng du lịch biển trọng tâm của Việt Nam.
Tuy nhiên, sự tăng nhanh của dư nợ trung và dài hạn trong giai đoạn 2017- 2019 mặc dù chưa nói lên được nhiều điều về hiệu quả cũng như chất lượng tín dụng của Ngân hàng, cho vay khoản vay trung dài hạn cũng cần lưu ý kỹ trong q trình thiết kế phương án cấp tín dụng, đánh giá được đặc điểm cụ thể, đồng thời nhận định rủi ro tín dụng tiềm ẩn trong tồn bộ thời gian vay vì đặc điểm thời gian vay dài, dịng tiền bất ổn, chịu sự tác động của việc biến động kinh tế tồn cầu, dự án khơng phát huy được hiệu quả sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn trả nợ. Ngồi ra cịn có thể dẫn đến mất cân đối nguồn vốn huy động – cho vay do tính chất nguồn huy động dễ bị thay đổi, phụ thuộc lớn nguồn huy động ngắn hạn.
Bảng 2.7: Tỷ trọng nợ quá hạn, nợ xấu DNVVN
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Năm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Chỉ tiêu Số dư % Số dư % Số dư %
Dư nợ thời điểm 71,838 81,812 89,753
Nợ quá hạn 2,126 3.0% 2,754 3.4% 2,545 3.3%
Nợ xấu 901 1.3% 1,117 1.4% 1,138 1.3%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2017 - 2019)
Chất lượng nợ của Khối SME có xu hướng suy giảm, nợ xấu bình qn 1.3%, nợ quá hạn cũng đang ở mức cao trên 3% và có xu hướng tăng lên qua các năm.
Nợ xấu trong danh mục Khách hàng vừa và nhỏ đang tập trung ở một số nhóm ngành có tính chất rủi ro cao như thức ăn chăn nuôi, kinh doanh bất động sản, ô tô vận tải… nguyên nhân nợ xấu chủ yếu do KH bị suy giảm tình hình tài chính, ngành nghề kinh doanh thay đổi do bị ảnh hưởng với chính sách của nhà nước, thị trường chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi dịch tả, dịch cúm gia cầm, năng lực quản trị của
doanh nghiệp bị suy giảm…
Xu hướng nợ quá hạn, nợ xấu có thể tiếp tục gia tăng trong năm 2020, 2021 do hiện nay kinh tế toàn cầu sụt giảm, ảnh hưởng dịch covid 19 trên toàn cầu, hoạt động kinh doanh trì trệ, sức tiêu thụ giảm đi, hàng loạt các nhà máy lớn trên thế giới bị đóng cửa, các hoạt động vui chơi bị ngừng kinh doanh do giãn cách xã hội, hàng hóa tồn đọng cả về nhu cầu nhập khẩu và xuất khẩu, du lịch ngừng trệ do các nước đều phong tỏa, giới hạn di chuyển tại sân bay đặc biệt các chuyến bay quốc tế…
nền kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế giới đều bị ảnh hưởng to lớn, kéo theo các doanh nghiệp vay vốn cũng bị ảnh hưởng do sụt giảm doanh thu mạnh trong khi vẫn phải duy trì các chi phí chung, chi phí nhân cơng…. Ngân hàng nhà nước cũng có cơ chế hỗ trợ cơ cấu các khoản vay cho các đối tượng đặc biệt bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch covid 19.
Các chỉ tiêu phản ánh về tốc độ tăng trưởng và mức độ sinh lời:
Thứ nhất: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng:
Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình qn đều trên 10%, trong đó năm 2018 tăng mạnh 14% so với mức tăng năm 2019 là 10%. Mức tăng trưởng dư nợ cũng không đồng đều về kỳ hạn vay ngắn hạn so với trung dài hạn, phân tán giữa các tiêu phân khúc khách hàng, cao nhất là khách hàng quy mô vừa. MB cũng đang thực hiện các chiến lược, chương trình hành động nhằm tăng trưởng dư nợ tốt hơn, chiếm lĩnh thị phần về mảng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tốc độ tăng trưởng dư nợ lớn đồng nghĩa với việc có khả năng phải đối mặt với các mức rủi ro có nguy cơ cao hơn trong tương lai.
Thứ hai: Tỷ trọng trong cơ cấu tín dụng
Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn, theo phân khúc, theo loại KH
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Giá trịNăm 2017% Giá trịNăm 2018% Giá trịNăm 2019% I. Dư nợ vay
theo kì hạn 71,873 81,812 89,753
1. Ngắn hạn 51,158 71% 60,479 74% 64,799 72%
2. Trung dài hạn 20,679 29% 21,333 26% 24,954 28%
II. Dư nợ theo
Vừa 36,253 50% 40,620 50% 45,816 51%
Nhỏ 31,016 43% 33,935 41% 36,432 41%
Siêu nhỏ 6,312 9% 7,257 9% 7,504 8%
III. Dư nợ theo
KH 71,837 81,812 89,753
KH mới 4,836 7% 5,221 6% 6,075 7%
KH cũ 67,001 93% 76,591 94% 83,678 93%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2017 - 2019)
Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn: Dư nợ trung dài hạn năm 2018 có xu hướng giảm tỷ trọng cơ cấu trong tổng dư nợ so với năm 2017, tuy nhiên 2019 lại có xu hướng tăng do tốc độ tăng dư nợ trung dài hạn cao gấp 5 ~ 17% lần so với dư nợ ngắn hạn ~3%.
Xét về cơ cấu dư nợ theo tiểu phân khúc thì đang bị phụ thuộc rất lớn vào phân khúc SME vừa và nhỏ, bình quân 91% dư nợ danh mục. Trong đó, tiểu phân khúc siêu nhỏ lại đang chiếm tỷ lệ rất thấp ~ 9%, đây là nhóm KH tiềm năng cịn nhiều dư địa để khai thác.
Xét về loại KH mới và cũ thì 94% dư nợ đến từ KH cũ, MB chỉ thu hút bình quân hàng năm 7% dư nợ KH mới. Đây thực sự là một con số rất khiêm tốn so với tốc độ tăng trưởng dư nợ chung của toàn MB.
Thứ ba: Thu nhập từ hoạt động tín dụng và mức sinh lời của đồng vốn
Thu nhập từ hoạt động cho vay là toàn bộ các khoản thu từ lãi suất cho vay (MB thu được từ Khách hàng) của các khoản cho vay sau khi trừ đi chi phí trả lãi cho các khoản vay đó.
Mức sinh lời của đồng vốn cho vay cho biết thu nhập bình quân của ngân hàng trên một đồng vốn cho vay ra đối với KH, khi thu nhập bình quân của ngân hàng trên một đồng vốn cho vay càng cao đồng nghĩa với việc hiệu quả cho vay của ngân hàng đó càng cao.
Bảng 2.9: Thu nhập từ hoạt động tín dụng khách hàng DNVVN và mức sinh lời của đồng vốn tín dụng tại MB
Đơn vị: Tỷ đồng
Tiêu chí Giá trịNăm 2017(%) Giá trịNăm 2018(%) Giá trịNăm 2019(%)
Dư nợ cho vay bình
quân năm 63,056 76,481 21% 82,262 8%
Thu lãi cho vay 4,998 5,999 20% 6,723 12%
Thu nhập từ hoạt
động cho vay 1,254 - 1,717 37% 1,753 2%
Mức sinh lời của
đồng vốn cho vay (%) 2.0% 2.2% 2.1%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2017 - 2019)
Dư nợ cho vay bình qn năm tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại ở năm 2019 là 8%, do đó thu từ lãi cho vay giảm mạnh từ 20% năm 2018 xuống còn 8% ở năm 2019, hoạt động chi lãi thì đang xu hướng tăng nhẹ. Điều này cho thấy tính chất cạnh tranh càng lớn, đầu tư tăng trưởng dư nợ thì chấp nhận mức lãi suất cho vay cạnh tranh, làm giảm thu nhập và tăng chi phí của MB.
Mặt khác giai đoạn 2017-2019 là giai đoạn MB đầu tư lớn cho chiến lược dẫn đầu thị trường về chuyển dịch số, do đó tốn rất nhiều chi phí cho hoạt động chuyển đổi này để vươn lên dẫn đầu về thị trường số, đáp ứng kịp thời xu thế phát triển kinh tế của nước ta cũng như trên thế giới.
Thư tư, lãi treo và tỷ lệ lãi treo trong tổng thu lãi
Lãi treo là một phần của tổng thu nhập từ lãi cho vay, là lãi của các khoản nợ quá hạn, ngân hàng vẫn hạch toán vào thu nhập. Tuy nhiên thực tế chưa thu được và rủi ro không thu hồi được là khá cao, lãi treo tăng lên dẫn đến thu nhập thực tế cho vay khách hàng của ngân hàng có thể bị giảm xuống nếu khơng thu hồi được các khoản lãi này, hiệu quả cho vay doanh nghiệp bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực.
Bảng 2.10: Tỷ lệ lãi treo cho vay trong tổng thu lãi đối với doanh nghiệp
Đơn vị: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Giá trị Giá trị Sv 2017(%) Giá trị
Sv 2018
(%)
1 Thu lãi cho vay 4,998 5,999 20% 6,723 12%
2 Lãi treo 323 412 658
3 Tỷ lệ lãi treo/tổng thu
lãi (%) 6.5% 6.9% 9.8%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2017 - 2019)
Lãi treo và tỷ lệ lãi treo/tổng thu lãi có quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ này có xu hướng tăng do tỷ lệ nợ quá hạn tăng qua các năm. C ó thể thấy giai đoạn 2017 – 2019 mặc dù dư nợ tăng trưởng ổn định, tuy nhiên tỷ lệ lãi treo đối với hoạt động cho vay KH DNNVV biến động theo chiều hướng tăng lên từ 6.5% lên 9.8%. Lãi treo tăng lên dẫn đến thu nhập thực tế từ hoạt động cho vay DNNVV của ngân hàng có thể bị giảm xuống nếu khơng thu hồi được các khoản lãi treo này, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến tổng thu nhập của MB.
2.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn vốn* Thứ nhất, dư nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn * Thứ nhất, dư nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là phần nợ mà khách hàng khơng hồn trả được đúng hạn cho ngân hàng như đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và khế ước nhận nợ. Chỉ tiêu nợ quá hạn luôn là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hiệu quả cho vay mảng KH DNNVV của Ngân hàng Thương mại. Quy mô dư nợ quá hạn càng lớn chứng tỏ ngân hàng bị chiếm dụng vốn lớn, doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả phần vốn vay, dẫn đến khơng trả được nợ, do đó hiệu quả cho vay thấp.
Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ quá hạn DNNVV tại MB
Năm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Chỉ tiêu Số dư % Số dư % Số dư %
Dư nợ thời điểm 71,838 81,812 89,753
Nợ quá hạn 2,126 3.0% 2,754 3.4% 2,545 3.3%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2017 - 2019)
Theo quy định về phân loại nhóm nợ thì nợ q hạn là tồn bộ các khoản nợ được hạch tốn từ nợ nhóm 2 đến nhóm 5 (theo quy định về phân loại nợ của Ngân
hàng nhà nước). Các khoản nợ dưới 10 ngày sẽ được coi là nợ đủ tiêu chuẩn – nợ
nhóm 1 theo quy định phân loại nợ của Ngân hàng nhà nước.
Nợ quá hạn năm 2019 tăng 30% tương đương 628 tỷ đồng so với năm 2017, năm 2019 nợ quá hạn tăng 191 tỷ đồng . Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, cơ bản một số nguyên nhân chính là do KH suy giảm năng lực hoạt động kinh doanh, suy giảm tài chính, tình hình bán hàng chậm, hàng tồn kho khó bán hoặc khoản phải thu từ các khách hàng bị chậm thanh tốn, khó địi, tình hình thực hiện các dự án đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước chậm tiền từ việc giải ngân vốn đầu tư công hoặc do biến động nền kinh tế, biến động ngành nghề kinh hoạt hay những thay đổi về mặt chính sách của nhà nước về các ngành nghề (ngành vận tải hành khách bị giới hạn các điểm ở 1 vài bến xe, thay đổi chính sách thuê vận tải của một số hãng lớn như Pepsi, Coca do KH bị phụ thuộc