Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cấp tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Chất lượng tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp siêu nhỏ của Ngân hàng TMCP Quân đội (Trang 85 - 86)

Các biện pháp bảo đảm bằng tài sản bảo đảm (thế chấp hoặc cầm cố) mà ngân hàng yêu cầu khách hàng thực hiện chỉ là nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn trong trường hợp xấu nhất. Một khoản tín dụng có chất lượng cao đòi hỏi phải được hoàn trả bằng dòng tiền và lợi nhuận sinh ra từ phương án sử dụng vốn có hiệu quả chứ không phải là việc phát mại tài sản thế chấp, cầm cố. Do đó, công tác thẩm định khách hàng và thẩm định phương án ngày phải được chuẩn hóa về quy trình cấp tín dụng và nâng cao hơn trình độ chuyên môn cán bộ tham gia vào quá trình cấp tín dụng cho KH (khâu bán hàng, khâu thẩm định, khâu phê duyệt, giám sát sau vay…).

Tăng cường kiểm tra, xác minh thông tin thu thập so với thông tin từ các kênh như Sở kế hoạch đầu tư, Tổng Cục thuế, Tổng cục hải quan, Tổng cục thống kê, thông tin tín dụng CIC,… Bên cạnh đó phải có kiến thức, am hiểu đặc điểm về

lĩnh vực, ngành nghề, biến động về tỷ giá, chính sách đầu tư công,… để đánh giá các tác động đến khách hàng, phương án vay vốn.

Điều chỉnh quy định, quy trình cấp tín dụng, phân định rõ chức năng nhiệm vụ theo chuyên môn hóa tại mỗi khâu, chú trọng đào tạo kiến thức và kỹ năng chuyên sâu đặc biệt là cán bộ QHKH, cán bộ thẩm định từ giải pháp phát triển nguồn nhân lực, qua đó sẽ nâng cao được chất lượng thẩm định khách hàng và phương án vay vốn của KH, góp phần quan trọng đảm bảo chất lượng khoản cho vay.

Cải thiện kỹ năng nhận diện, đánh giá, phân loại theo nhóm rủi ro và đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro cụ thể thông qua đưa ra các biện pháp quản lý, cho vào điều kiện cho vay trong quá trình thiết kế phương án cho vay đối với KH; các dấu hiệu rủi ro chính cần nhận biết và lưu ý trong quá trình thẩm định là rủi ro về ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh, rủi ro về năng lực quản lý/điều hành của Ban lãnh đạo doanh nghiệp, quy trình sản xuất kinh doanh hay năng lực cơ sở vật chất có đảm bảo cho quá trình vận hành thông suốt của KH hay không; khả năng cung cấp hàng hóa/dịch vụ, khả năng thanh toán, khả năng giao nhận hàng hóa có đảm bảo của đối tác đầu vào, cũng như đối tác đầu ra; khả năng tự chủ tài chính, sức cạnh tranh trên thị trường, các biện pháp bảo đảm tiền vay,…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Chất lượng tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp siêu nhỏ của Ngân hàng TMCP Quân đội (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w