Tập trung xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ ngoại bảng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Chất lượng tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp siêu nhỏ của Ngân hàng TMCP Quân đội (Trang 93)

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng KH DNNVV tại Ngân hàng TMCP

3.2.6. Tập trung xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ ngoại bảng

Phân loại danh mục các khoản nợ ngoại bảng, nợ xấu, nợ có vấn đề để có các giải pháp phù hợp với từng nhóm nợ:

Đối với nhóm nợ ngoại bảng: Đốc thúc MB AMC để tập trung tối đa nguồn lực làm việc với KH bán tài sản, lộ trình bán tài sản cụ thể hoặc dùng các nguồn thu khác của DN để thu hồi tối đa khoản nợ ngoại bảng gồm nợ gốc, nợ lãi, phí…

Rà sốt, đánh giá lại toàn bộ dư nợ xấu; phân loại nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp, ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh, theo các loại tài sản bảo đảm, ... để có các giải pháp xử lý phù hợp với từng loại hình nợ xấu. Đẩy mạnh triển khai đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp xử lý nợ xấu như đôn đốc thu hồi nợ, bán, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm, khởi kiện khách hàng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro,... Kiên quyết xử lý tài sản bảo đảm đối với khách hàng khơng có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc khơng có thiện chí trả nợ.

Đối với một số sản phẩm đục lỗ, đơn giản hóa thủ tục hồ sơ vay vốn của KH DNNVV nhằm chiếm lĩnh thị trường thì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro thì cần có chiến lược làm việc với MB AMC thành lập đội phản ứng nhanh xử lý tài sản bảo đảm ngay lập tức với những khoản vay phát sinh nợ quá hạn và có dấu hiệu khó địi, thanh lý nhanh tài sản bảo đảm bảo là bất động sản, ơ tơ tính thanh khoản cao để nhanh chóng thu hồi khoản dư nợ gốc và lãi, phí phạt quá hạn hoặc lãi quá hạn có thể xem xét miễn giảm phù hợp với khả năng trả nợ của KH.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Chất lượng tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp siêu nhỏ của Ngân hàng TMCP Quân đội (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w