Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố của viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người ở việt nam (Trang 85 - 86)

quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người

Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn, đã khởi xướng cơng cuộc đổi mới tồn diện của đất nước và cải cách tư pháp ở nước ta. Thời gian qua, nhận thức của các cấp uỷ đảng, của mỗi đảng viên và mỗi tổ chức đảng, của chính quyền địa phương, các đồn thể và của tồn xã hội về vị trí vai trị của cơng tác tư pháp nói chung, về vị trí vai trị và chức năng nhiệm vụ của VKSND nói riêng đã có sự thay đổi lớn. Do vậy đã có nhiều thay đổi trong cách nhìn nhận đánh giá, trong chính sách đối với các cơ quan tư pháp, tạo điều kiện thuận lợi để VKSND triển khai thực hiện có hiệu quả cơng tác của ngành. Vai trị của cấp uỷ đảng và sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương, của nhân dân và của tồn xã hội ngày càng quan trọng, có ý nghĩa quyết định chất lượng và hiệu quả của công tác của ngành, cũng như sự thành bại của công cuộc cải cách tư pháp. Vì vậy, để nâng cao hơn nữa chất lượng thực hành quyền cơng tố nói chung, thực hành quyền cơng tố trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người nói riêng, ngành KSND cần phải nhận thức và đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động này. Các cấp uỷ đảng cũng cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp và ngành Kiểm sát theo hướng sau đây:

- Đảng lãnh đạo ngành Kiểm sát và các cơ quan tư pháp khác chặt chẽ về chính trị, tổ chức và cán bộ, đảm bảo hoạt động của ngành Kiểm sát và các cơ quan tư pháp khác được thực hiện đúng quan điểm của Đảng, pháp luật Nhà nước. Trong hoạt động thực hành quyền công tố của VKSND không tách rời sự lãnh đạo của Đảng, tranh thủ ý kiến chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, bảo đảm gắn việc thực hiện công tác chun mơn với việc phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương; đồng thời khắc phục tình trạng cấp uỷ bng lỏng lãnh đạo hoặc cấp uỷ can thiệp vào hoạt động tư pháp. Tăng cường công tác xây dựng đảng, giáo dục, quản lý, kiểm tra hoạt động của các tổ chức Đảng, của đảng viên và chăm lo công tác quy hoạch, đào tạo, tuyển chọn, bố trí, sử dụng đúng cán bộ trong ngành Kiểm sát.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp làm việc giữa các tổ chức Đảng với các cơ quan tư pháp và các ban, ngành có liên quan theo hướng, cấp uỷ định kỳ nghe báo cáo và cho ý kiến định hướng về công tác tư pháp. Xác định rõ trách nhiệm tập thể và cá nhân cấp uỷ trong lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác tư pháp. Xây dựng và hồn thiện hệ thống quan điểm của Đảng về lĩnh vực tư pháp. Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của ngành phải được thực hiện một cách toàn diện, chặt chẽ cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ, từ quá trình xây dựng chủ trương, đường lối, quan điểm đến việc chỉ đạo thực hiện đường lối, quan điểm đó. Trước hết, cần cụ thể hoá quan điểm của Đảng trong Nghị quyết Trung ương năm Ban chấp hành trung ương Đảng khoá XI về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, trong đó có phương thức lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan VKSND. Tập trung chỉ đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố của viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người ở việt nam (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w