Nâng cao nhận thức, trình độ chun mơn của cán bộ, Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố của viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người ở việt nam (Trang 71 - 74)

hoạt động tố tụng, nâng cao tính độc lập và tính chịu trách nhiệm trước pháp luật của họ.

Cần thực hiện việc bổ sung qui định gắn hoạt động thực hành quyền công tố với hoạt động điều tra, VKSND tham gia nhiều hơn vào hoạt động điều tra, đề cao việc đề ra yêu cầu điều tra, định hướng điều tra của Kiểm sát viên và việc thực hiện yêu cầu này của Cơ quan điều tra và Điều tra viên, như vậy mới đảm bảo cho VKSND thực hiện có hiệu quả chức năng của mình theo luật định, hạn chế được việc bỏ lọt tội phạm cũng như làm oan người vơ tội.

Khoản 2 điều 55 BLTTHS có qui định về việc văn phòng luật sư cử luật sư bào chữa, nhưng lại không qui định luật sư phải ký vào bản cung, do đó một số vụ án phải trả hồ sơ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án, bởi vậy cần bổ sung qui định này vào điều luật để áp dụng thống nhất.

Những kiến nghị, đề xuất trên, nhằm thực hiện tốt công tác thực hành quyền công tố của VKSND đối với các vụ án giết người đúng đường lối, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta; đồng thời góp phần hồn thiện, sửa đổi bổ sung BLHS và BLTTHS đảm bảo yêu cầu hợp pháp, chính xác, khách quan và đảm bảo tính khả thi của pháp luật hình sự.

3.2.2. Nhóm giải pháp tăng cường năng lực thực hành quyền côngtố của Viện kiểm sát nhân dân tố của Viện kiểm sát nhân dân

3.2.2.1. Nâng cao nhận thức, trình độ chun mơn của cán bộ, Kiểmsát viên sát viên

Hiến pháp và các văn bản pháp luật của nhà nước đều quy định chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân là: Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Điều đó địi hỏi VKSND các cấp phải thực thi đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong nhận thức của nhiều cán bộ, Kiểm sát viên hiện nay còn chưa đúng và rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của VKSND trong công tác thực hành quyền công tố, từ đó dẫn đến một số khuynh hướng sai lệch như sau:

- Khuynh hướng thứ nhất, cho rằng hoạt động thực hành quyền công tố của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người chủ yếu là đấu tranh chống tội phạm và xem nhẹ kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra. Từ đó, dẫn đến phối hợp một chiều với Cơ quan điều tra trong việc điều tra và xử lý tội phạm, không chú ý phát hiện và áp dụng các biện pháp pháp lý để khắc phục vi phạm của Cơ quan điều tra.

- Khuynh hướng thứ hai, cho rằng công tác thực hành quyền công tố của VKSND đối với các vụ án giết người chủ yếu là kiểm sát việc tuân theo pháp luật, tức là đấu tranh chống vi phạm pháp luật từ phía Cơ quan điều tra, còn việc điều tra tội phạm thuộc về Cơ quan điều tra. Từ đó, dẫn đến tình trạng chế ước một chiều, thiên về mặt phát hiện và yêu cầu khắc phục vi phạm pháp luật mà không thấy hết trách nhiệm thực hành quyền cơng tố của mình là phải đề ra yêu cầu và các biện pháp để phối hợp cùng Cơ quan điều tra trong việc đấu tranh làm rõ tội phạm và người phạm tội trước pháp luật. Từ nguyên nhân này dẫn đến nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm giết người.

- Khuynh hướng thứ ba, không thực hiện đúng đắn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của VKSND trong việc thực hiện hoạt động thực hành quyền công tố đối với tội phạm giết người. Cho rằng công tác thực hành quyền công tố chẳng qua chỉ là việc thực hiện các quyền hạn luật định như: Xem xét để phê chuẩn hay không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra, ra quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ hay quyết định truy tố bị can,… không thấy hết

được trách nhiệm của mình khi thực hiện các quyền năng pháp lý đó chính là thực hành quyền cơng tố ở giai đoạn điều tra. Vì vậy, cơng tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra của nhiều đơn vị theo khuynh hướng này trở nên mờ nhạt, kém hiệu quả. Nhiều trường hợp vừa oan sai và lọt tội phạm đều bắt nguồn từ khuynh hướng nhận thức lệch lạc, sai lầm này. Do vậy, cán bộ, kiểm sát viên làm công tác thực hành quyền công tố các vụ án hình sự nói chung và án giết người nói riêng phải nhận thức đúng đắn về đối tượng, phạm vi, nội dung của quyền công tố và thực hành quyền công tố. Cần phân biệt các quyền năng pháp lý nào khi thực hiện là nội dung thực hành quyền công tố, quyền năng pháp lý nào thuộc quyền kiểm sát các hoạt động điều tra để thấy được tính độc lập tương đối, nhưng giữa hai quyền này không thể tách rời trong công tác thực hành quyền công tố các vụ án giết người.

Kiểm sát viên phải tích cực học tập nâng cao năng lực nghiệp vụ, để nắm vững quy định của BLTTHS, BLHS và các văn bản hướng dẫn vận dụng pháp luật giải quyết vụ án, thao tác nghiệp vụ. Nâng cao trình độ lý luận, phương pháp đánh giá chứng cứ, quy kết tội danh, để đề xuất lãnh đạo đường lối xử lý phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra, quyết định truy tố cũng như việc tham mưu đề xuất lãnh đạo kiến nghị, kháng nghị những thiếu sót, vi phạm của cơ quan điều tra và khắc phục nguyên nhân nảy sinh tội phạm. Nâng cao chất lượng và chủ động trong hoạt động thực hành quyền công tố đối với các vụ án giết người, chú ý tập trung nghiên cứu tổng hợp khách quan tất cả các tình tiết buộc tội, tình tiết gỡ tội, khơng thoả mãn ỷ lại vào bản kết luận điều tra. Thực hiện tốt việc lập hồ sơ kiểm sát, việc trích hồ sơ phải phản ánh đúng và đầy đủ diễn biến lời khai của bị can, bị cáo, nhân chứng… Hồ sơ kiểm sát phải phản ánh được đầy đủ nội dung chủ yếu của vụ án, thể hiện và phản ánh rõ hoạt động của Kiểm sát viên trong q trình thực hành quyền cơng tố và các ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo khi giải quyết vụ án.

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố của viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người ở việt nam (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w