Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố của viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người ở việt nam (Trang 39 - 50)

Thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của VKSNDTC, hàng năm các đơn vị nghiệp vụ của VKSNDTC, các VKSND địa phương đã nhanh chóng triển khai thực hiện kế hoạch công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự nói chung, hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người nói riêng có hiệu quả. Mặc dù tình hình tội phạm giết người trên tồn quốc có chiều hướng gia tăng, tính chất vụ việc phức tạp, thủ đoạn phạm tội tinh vi gây khó khăn cho cơng tác thực hành quyền cơng tố nhưng với những nỗ lực phấn đấu của lãnh đạo, cán bộ, Kiểm sát viên trong toàn ngành Kiểm sát, các vụ án giết người đã được giải quyết cơ bản triệt để, góp phần quan trọng vào cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm, bảo vệ lợi ích xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Các kết quả đạt được thể hiện trong các nội dung cụ thể như sau:

* Đối với hoạt động quyết định việc khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can

hoạt động quan trọng, khởi đầu cho hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người. Việc quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can về tội giết người có ý nghĩa rất quan trong trong q trình giải quyết vụ án. Nếu khơng có căn cứ mà quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can sẽ dẫn đến định hướng sai trong quá trình điều tra vụ án gây mất thời gian, tốn kém tiền của và làm oan người vơ tội. Nếu có căn cứ mà khơng quyết định việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can sẽ không điều tra làm rõ được tội phạm, bỏ lọt tội phạm. Chính vì vậy VKSND các cấp đã chú trọng quan tâm cử lãnh đạo, Kiểm sát viên có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt đảm nhiệm hoạt động này. Các cán bộ, Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ này đã rất thận trọng nghiên cứu đánh giá tài liệu chứng cứ đã thu thập, căn cứ pháp luật áp dụng. Đối với các vụ án khi có đủ căn cứ thì VKSND khẩn trương phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, hoặc khởi tố, yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra. Đối với các vụ án mà chứng cứ còn chưa được rõ ràng, VKSND trao đổi với Cơ quan điều tra bổ sung tài liệu chứng cứ, nếu khơng đủ căn cứ thì kiên quyết khơng phê chuẩn.

Theo thống kê của VKSND tối cao, kết quả quyết định việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can của VKSND đối với các vụ án giết người được thể hiện như sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can của Viện kiểm sát nhân dân

Năm

Kết quả khởi tố, phê chuẩn khởi tố đối với vụ án giết người Tổng số vụ khởi tố Tổng số bị can khởi tố Tổng số vụ VKSND Khởi tố Tổng số bị can VKSND khởi tố Tổng số vụ CQĐT khởi tố Tổng số bị can CQĐT khởi tố VKSND phê chuẩn 2007 2341 3857 92 106 2249 3751 2008 1464 2424 73 84 1391 2340 2009 1200 1938 68 75 1132 1863 2010 1446 2547 85 87 1361 2460 2011 1873 3241 96 102 1777 3139 Tổng 8324 14007 414 454 6549 11093

Nguồn: số liệu từ VKSNDTC.

Trong năm năm qua, VKSND các cấp đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hàng trăm vụ án giết người: năm 2007 là 92 vụ; năm 2008 là 73 vụ; năm 2009 là 68 vụ; năm 2010 là 85 vụ; năm 2011 là 96 vụ. Việc khởi tố vụ án hình sự VKSND đã tạo điều cho Cơ quan điều tra tiến hành các hoạt động điều tra làm rõ tội phạm. Đặc biệt đối với các vụ án giết người không quả tang, các dấu hiệu để xác định đó là vụ án hình sự hay là tai nạn, nạn nhân tự vẫn…khơng thể hiện rõ ràng địi hỏi các Kiểm sát viên phải có sự đánh giá một cách khoa học, lơgic mới có thể quyết định việc có khởi tố vụ án hình sự hay khơng. VKSND các cấp cũng đã khởi tố hàng trăm bị can về tội giết người: năm 2007 là 106 bị can; năm 2008 là 84 bị can; năm 2009 là 75 bị can; năm 2010 là 87 bị can; năm 2011 là 102 bị can. Việc khởi tố các bị can về tội giết người cũng tạo điều kiện cho Cơ quan điều tra áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bắt tạm giam, tạm giam bị can; thực hiện việc hỏi cung bị can…để đấu tranh làm rõ hành vi phạm tội giết người của các bị can.

Việc phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can về tội giết người cũng được VKSND các cấp nhanh chóng xem xét nghiên cứu và quyết định có phê chuẩn hay không phê chuẩn. Số các bị can mà Cơ quan điều tra khởi tố, VKSND đã phê chuẩn là: năm 2007 là 3751 bị can; năm 2008 là 2340 bị can; năm 2009 là 1863 bị can; năm 2010 là 2469 bị can; năm 2011 là 3139 bị can.

Số vụ án, bị can phạm tội giết người được VKSND các cấp khởi tố; số bị can phạm tội giết người bị Cơ quan điều tra khởi tố, VKSND phê chuẩn đạt tỷ lệ cao so với tình hình tội phạm giết người xảy ra trên toàn quốc. Các quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can về tội giết người đều có căn cứ, đúng pháp luật, đúng người đúng tội. Khơng có quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can về tội giết người nào sau lại bị hủy hoặc đình chỉ do khơng phạm tội.

Để thực hiện tốt hoạt động quyết định việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, VKSND các cấp đã tổ chức thực hiện tốt các hoạt động sau:

- Hoạt động giải quyết tố giác, tin báo tội phạm

Xác định đây là một hoạt động quan trọng trong việc nắm bắt, thu thập chứng cứ để phục vụ cho hoạt động quyết định việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với các tội phạm giết người. VKSND có nắm, quản lý được đầy đủ các tố giác, tin báo về tội phạm giết người thì việc giải quyết án giết người mới được triệt để, tránh bỏ lọt tội phạm. Sớm tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm giúp cho VKSND thu thập chứng cứ phục vụ cho việc quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can cũng như việc quyết định truy tố sau này đảm bảo sự chính xác, chắc chắn, tránh làm oan người vô tội. VKSND các cấp đã triển khai một số biện pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động giải quyết tố giác, tin báo tội phạm giết người:

Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm giết người qua việc mở hòm thư tại VKSND các cấp:

Viện kiểm sát nhân dân của cả 3 cấp đã triển khai mở hòm thư tiếp nhận tố giác tin báo về tội phạm; công khai số điện thoại trực tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm (trong và ngồi giờ hành chính) để nhân dân tham gia cung cấp tình hình vi phạm và tội phạm. Cử lãnh đạo, cán bộ, Kiểm sát viên trực, tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm, đảm bảo mọi tố giác, tin báo về tội phạm giết người đều được nắm bắt, xem xét giải quyết kịp thời.

Phối hợp tốt với các cơ quan trong việc phân loại, xử lý tố giác, tin báo tội phạm về tội giết người:

Trong thực tế hoạt động phân loại, xử lý tố giác tin báo tội phạm phần lớn các tố giác, tin báo tội phạm giết người được gửi đến cơ quan Công an; một số tố giác, tin báo tội phạm được gửi đến VKSND hoặc các cơ quan, tổ chức khác. VKSND các cấp đã triển khai tốt công tác phân loại xử lý tố giác, tin báo tội phạm về tội giết người. Đối với VKSND cấp huyện, hàng ngày

Kiểm sát viên tiến hành phân loại, xử lý tố giác tin báo tội phạm với Cơ quan điều tra. Đối với VKSND cấp tỉnh và VKSNDTC, hàng tuần Kiểm sát viên tiến hành phân loại xử lý tố giác, tin báo tội phạm với Cơ quan điều tra. Qua hoạt động này VKSND các cấp đã kịp thời nắm bắt và giải quyết triệt để số tố giác, tin báo tội phạm mà Cơ quan điều tra đã tiếp nhận. VKSND cấp tỉnh và cấp huyện cũng định kỳ tiến hành các đợt kiểm tra, phân loại xử lý tố giác, tin báo tội phạm tại các cơ quan quản lý hành chính như UBND xã, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế….qua đó để nắm bắt đầy đủ các tố giác tin báo tội phạm giết người xảy ra trong toàn quốc.

Quản lý, theo dõi việc xử lý, tố giác, tin báo tội phạm giết người quan hệ thống sổ sách

Để quản lý tố giác, tin báo tội phạm về giết người, VKSND các cấp đã triển khai hệ thống sổ theo dõi, quản lý việc tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo tội phạm giết người. Qua đó, VKSND thống kê được các tố giác tin báo tội phạm giết người đã tiếp nhận của VKSND, của Cơ quan điều tra, các cơ quan, tổ chức xã hội khác; các tin đã được khởi tố; các tin không khởi tố; các tin xếp lưu. Từ hệ thống sổ sách này, VKSND quản lý và theo dõi được các tin chưa được xử lý để đôn đốc Cơ quan điều tra làm rõ, xem xét khởi tố.

Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong hoạt động quản lý, theo dõi việc xử lý, tố giác, tin báo tội phạm giết người

Để làm tốt việc quản lý, theo dõi việc xử lý, tố giác, tin báo tội phạm giết người, VKSND một số địa phương đã tham mưu đề xuất với cấp ủy chủ trì xây dựng quy chế phối hợp giữa một số cơ quan như Cơng an, Tịa án, Thanh tra nhà nước, Hải quan, Bộ đội biên phòng, Kiểm lâm…Qua việc xây dựng quy chế phối hợp nâng cao trách nhiệm của các ngành trong hoạt động này; VKSND nắm bắt, cập nhật đầy đủ hơn tố giác, tin báo tội phạm giết người đảm bảo hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người đạt hiệu quả cao hơn. Một số địa phương điển hình trong

việc xây dựng quy chế phối hợp liên ngành đó là: VKSND thanh phố Hải Phịng, VKSND tỉnh Quảng Ninh, VKSND thành phố Đà Nẵng….

Tổ chức tập huấn nghiệp vụ về hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm giết người

Do các văn bản pháp luật quy định về giải quyết tố giác, tin báo tội phạm còn hạn chế, do vậy VKSNDTC và VKSND một số tỉnh, thành phố đã quan tâm, tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ trong lĩnh vực này. Các đợt tập huấn đã nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ, Kiểm sát viên để thực hiện tốt việc nắm, quản lý, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm giết người. Điển hình là năm 2010 Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự về trật tự xã hội (Vụ 1A) - Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tổ chức lớp tập huấn cho toàn ngành kiểm sát về quản lý, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm.

Kết quả của hoạt động giải quyết tố giác, tin báo tội phạm giết người của VKSND được thể hiện bằng những số liệu cụ thể sau đây:

Từ năm 2007- 2011, VKSND các cấp đã tiếp nhân 8.672 tin báo về tội phạm giết người; VKSND trực tiếp ra quyết định khởi tố vụ án hình sự 414 vụ; Cơ quan điều tra khởi tố 8.110 vụ. Tổng số vụ án giết người do hai cơ quan khởi tố là 8.524 vụ/ 8.672 vụ đạt tỉ lệ 98% (Theo số liệu thống kê của VKSNDTC).

- Hoạt động nghiên cứu, đánh giá chứng cứ để quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Bởi việc quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can về tội giết người có ý nghĩa quan trọng, khởi đầu cho q trình thực hành quyền cơng tố của VKSND đối với các vụ án giết người. Chính vì lãnh đạo VKSND các cấp đã cử Kiểm sát viên theo dõi, bám sát việc xác minh thu thập chứng cứ của Cơ quan điều tra, khi cần thiết có thể trực tiếp thu thập các chứng cứ để phục vụ cho việc chứng minh tội phạm. Khi đã có các tài liệu chứng cứ chứng minh tội phạm, Kiểm sát viên thực hiện việc nghiên cứu, đánh giá tài liệu. Việc nghiên cứu các tài liệu chứng cứ được thực hiện theo các quy trình như: nghiên cứu theo

thời gian, nghiên cứu theo hành vi, nghiên cứu theo đối tượng….Việc đánh giá chứng cứ cũng rất thận trọng đảm bảo tính chính xác, khách quan. Trong quá trình nghiên cứu, Kiểm sát viên sử dụng các phương pháp so sánh, loại trừ để xác định đâu là chứng cứ khách quan, đâu là chứng cứ khơng khách quan từ đó để xác định chứng cứ chứng minh tội phạm. Việc đánh giá chứng cứ được phải được xác định trên cả hai phương diện; tính có căn cứ và tính hợp pháp để xác định ai là người đã thực hiện hành vi phạm tội.

VKSND các cấp cũng quy định về quy trình báo cáo đối với các vụ án giết người rất cụ thể, chặt chẽ. Trước hết, Kiểm sát viên được giao việc nghiên cứu đánh giá chứng cứ phục vụ việc quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can phải nghiên cứu, tổng hợp làm báo cáo đề xuất lãnh đạo phụ trách trực tiếp (thường là Phó Viện trưởng đối với các VKSND cấp tỉnh và cấp huyện; Vụ trưởng đối với VKSNDTC); trong trường hợp có vướng mắc trong việc đánh giá chứng cứ thì có thể báo cáo đến tập thể lãnh đạo VKSND, Uỷ ban kiểm sát hoặc trao đổi liên ngành với Cơ quan điều tra, Tòa án cùng cấp để việc đánh giá chứng cứ được chính xác, tránh việc khởi tố oan sai dẫn đến phải đình chỉ hoặc bỏ lọt tội phạm.

Về thời hạn xem xét quyết định việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, cũng được tuân thủ nghiêm túc quy định của Điều 126 - BLTTHS: “Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can và công văn đề nghị phê chuẩn do Cơ quan điều tra chuyển tới, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho Cơ quan điều tra để thực hiện”.

* Đối với hoạt động thu thập chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội

Đây là hoạt động mang tính nội dung của hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra của VKSND đối với các vụ án giết người. Để thực hiện hoạt động này VKSND thực hiện các công việc như: đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều

tra khi cần thiết. Trong năm năm qua, VKSND các cấp đã tổ chức thực hiện tốt các hoạt động này và đạt được những kết quả nhất định, thể hiện:

- Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra: Ngay từ khi tiếp nhận thông tin về tội phạm giết người, các tài liệu xác

minh do Cơ quan điều tra chuyển đến, VKSND đã cử Kiểm sát viên nghiên cứu, đánh giá thông tin cùng các tài liệu để đề ra các yêu cầu điều tra nhằm làm rõ đối tượng phạm tội, hành vi pham tội, hậu quả xảy ra…Trong quá trình điều tra, VKSND thường xuyên cập nhật kết quả thu thập chứng cứ của Cơ quan điều tra. Trong trường hợp việc điều tra khơng được thực hiện tích cực, VKSND đơn đốc Cơ quan điều tra tích cự thực hiện. Qua nghiên cứu, đánh giá các chứng cứ thu thập, xét thấy cần thiết phải thu thập, thêm các tài liệu chứng cứ khác, VKSND tiếp tục có yêu cầu điều tra để Cơ quan điều tra thu thập tiếp các chứng cứ cần thiết. Nội dung các bản yêu cầu điều tra được xây dựng trên thực tế khách

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố của viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người ở việt nam (Trang 39 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w